Liệu có nên cho trẻ uống lại một liều thuốc sau khi nôn?
Để trả lời cho câu hỏi này, trước tiên ba mẹ cần phải xem xét một số yếu tố sau:
Tuy nhiên thực tế ba mẹ rất khó để đánh giá một cách toàn diện tất cả các yếu tố trên. Để đảm bảo xử trí tốt nhất, ba mẹ nên xác định càng nhiều thông tin nêu trên càng tốt, đặc biệt là thời gian chính xác kể từ khi uống thuốc đến lúc trẻ nôn và nên trao đổi với bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ để xem xét các yếu tố khác, từ đó cân nhắc “Liệu có nên cho trẻ uống lại một liều thuốc sau khi nôn hay không?”. Theo các hướng dẫn hiện có, việc xác định “thời gian kể từ khi uống thuốc đến khi trẻ nôn” là nội dung quan trọng nhất, sau đó áp dụng nguyên tắc chung sau đây (có thể không hoàn toàn đúng trong một số trường hợp cụ thể) [2]:
1. Nôn xảy ra trong vòng 15 phút kể từ khi uống hoặc nhìn thấy thuốc còn nguyên vẹn (đối với thuốc dạng viên) trong dịch nôn: có thể cho trẻ uống lại một liều thuốc.
2. Nôn xảy ra từ 15 - 60 phút kể từ khi uống: có thể cho trẻ uống lại một liều thuốc nếu cân nhắc lợi ích điều trị lớn hơn so với nguy
cơ quá liều. Cụ thể:
STT
Thuốc
Lời khuyên
Lý do
1
Kháng sinh
Nên uống lại một liều
Đảm bảo hiệu quả điều trị
2
Thuốc hóa trị
Cần liên hệ với bác sĩ điều trị để cân nhắc
Đảm bảo hiệu quả điều trị
Thuốc ức chế miễn dịch
3
Thuốc chống đông máu
(vitamin K1, warfarin,…)
Không uống lại liều thuốc
Nguy cơ gây độc tính khi quá liều.
Thuốc điều trị cao huyết áp
(Captopril, Enalapril, Metoprolol, Nifedipin, Losartan…)
Methotrexat
Phenytoin
Paracetamol
Các opioids
4
Amiodaron
Không uống lại liều thuốc
Ít ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị khi bỏ sót một liều đối với các thuốc có tác dụng kéo dài (amiodaron, fluoxetin) hoặc điều trị dự phòng lâu dài (statins)
Fluoxetin
Statins (Atorvastatin,…)
5
Thuốc dạng viên ngậm, viên nhai, viên hòa tan với nước, thuốc dạng lỏng
Không uống lại liều thuốc
Những dạng thuốc này có khả năng hấp thu nhanh vào cơ thể.
3. Nôn xảy ra hơn 60 phút kể từ khi uống: không nên uống lại liều thuốc.
Các nội dung trên có thể tóm tắt như sau:
Hình 1. Hướng dẫn xử trí trẻ nôn sau khi uống thuốc
Một số biện pháp đảm bảo an toàn khi cho trẻ uống thuốc
1.Đối với trẻ dưới 6 tuổi (đặc biệt trẻ nhỏ dưới 4 tuổi) nên chọn các dạng thuốc dễ uống (thuốc dạng lỏng, thuốc bột) và mùi vị dễ chịu. Trường hợp phải sử dụng thuốc dạng viên, nên nghiền viên và hòa với nước khi uống.Không nên pha thuốc với sữa vì có thể xảy ra tương tác thuốc-sữa, hoặc trẻ có thể không chịu uống sữa vì sữa đắng.
2. Trừ trường hợp thuốc yêu cầu phải uống lúc no hoặc ngay sau/trước khi ăn, nên cho trẻ uống thuốc cách xa bữa ăn/cữ sữa để hạn chế nôn.
3. Nếu trẻ phải uống nhiều loại thuốc, nên phân chia thời gian uống hợp lý. Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ về phân chia thời gian uống để vừa đảm bảo hiệu quả của thuốc vừa hạn chế nôn do uống quá nhiều thuốc cùng một lúc.
4. Với thuốc loại sirô, không nên cho trẻ uống khi trẻ đang quấy khóc, nếu không trẻ sẽ bị ngạt hoặc sặc thuốc. Cố gắng tạo không khí vui tươi, dễ chịu, đối với trẻ lớn có thể giải thích cho trẻ hiểu uống thuốc để hết bệnh để trẻ “hợp tác” cùng ba mẹ.
5. Nếu trẻ không đứng hoặc ngồi uống thuốc được, nên cho trẻ nằm hơi dốc, đầu cao hơn một chút và hơi nghiêng để tránh việc trẻ bị sặc thuốc.
6. Trong trường hợp trẻ hít sặc, nếu trẻ dưới 1 tuổi, ba mẹ thực hiện thủ thuật vỗ lưng ấn ngực, trẻ từ 1 tuổi trở lên ba mẹ thực hiện thủ thuật Heimlich. Sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Tài liệu tham khảo
[1] Kendrick, J. G., Ma, K., Dezorzi, P., & Hamilton, D. (2012). Vomiting of oral medications by pediatric patients: survey of medication redosing practices. The Canadian journal of hospital pharmacy, 65(3), 196-201. https://doi.org/10.4212/cjhp.v65i3.1142
[2] Can Pharm Lett (2020). Evaluate Whether to Redose Meds After Vomiting. [cited 2021 July 14]. Available from: https://pharmacist.therapeuticresearch.com/Content/Articles/PL/2020/Feb/Evaluate-Whether-to-Redose-Meds-After-Vomiting (subscription required to access content)