Phú Thọ được mệnh danh là vùng Đất Tổ vô cùng thiêng liêng, nơi đây là cội nguồn của dân tộc ta. Phú Thọ không chỉ là nơi có nền văn hóa lâu đời với nhiều ngôi đền, chù và các làng nghề, lễ hội truyền thống mà còn nổi tiếng với nhiều đặc sản Phú Thọ hấp dẫ, ăn một lần là nhớ mãi. Nếu bạn đang có ý định đi du lịch Phú Thọ thì không nên bỏ qua những món ăn đặc sản sau đây.
Phú Thọ được mệnh danh là vùng Đất Tổ vô cùng thiêng liêng, nơi đây là cội nguồn của dân tộc ta.
Du lịch Phú Thọ
Phú Thọ là một tỉnh ở vùng Đông Bắc Bộ của nước ta. Phía Đông Phú Thọ giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và thủ đô Hà Nội; phía Tây giáp với tỉnh Yên Bái và Sơn La; phía Nam giáp với tỉnh Hòa Bình; phía Bắc giáp với tỉnh Tuyên Quang.
Thành phố Việt Trì là thành phố lớn nhất tỉnh Phú Thọ, nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 100km về phía Bắc. Cho đến nay, Phú Thọ vẫn được xem là vùng Đất Tổ, là cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Tương truyền rằng Phú Thọ là nơi mà các vua Hùng đã lập nên nhà nước Văn Lang, kinh đô là Phong Châu (từ thành phố Việt Trì ngày nay).
Các điều kiện tự nhiên và đặc biệt là địa hình đa dạng đã tạo cho Phú Thọ nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú và đa dạng.
Hiện nay, Phú Thọ vẫn còn lưu giữ 1372 di tích lịch sử văn hóa. Trong đó bao gồm 1 di tích quốc gia đặc biệt, 73 di tích quốc gia và hàng trăm lễ hội truyền thống đặc sắc. Theo đó phải kể đến lễ Giỗ Tổ Đền Hùng, lễ hội đền Mẫu Âu Cơ, lễ hội Trò Trám hay lễ rước kiệu Hùng Lô,…
Bên cạnh đó, các điều kiện tự nhiên và đặc biệt là địa hình đa dạng đã tạo cho Phú Thọ nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú và đa dạng. Nếu bạn đang có ý định du lịch Phú Thọ, hãy tìm hiểu thêm để khám phá những địa danh tuyệt vời của vùng đất này nhé.
Thông tin tham khảo thêm
Các món ăn đặc sản Phú Thọ
Thịt chua Thanh Sơn - thịt chua đặc sản Phú Thọ
Thịt chua đặc sản Phú Thọ được biết đến là một món ăn bình dị của người Mường ở khu vực Thanh Sơn. Thành phần chính của món ăn này là thịt lợn và thính rang xay mịn ra. Sự hấp dẫn ở thịt chua Thanh Sơn là sự kết hợp hài hòa giữa các gia vị cùng với cách chế biến vô cùng đặc biệt của người dân, tạo nên một món ăn đậm hương vị Phú Thọ, hấp dẫn đến khó cưỡng.
Thịt chua đặc sản Phú Thọ được biết đến là một món ăn bình dị của người Mường ở khu vực Thanh Sơn.
Theo lời kể của dân làng, món thịt chua xuất phát từ nhu cầu bảo quản thịt mỗi khi mổ lợn để được lâu hơn. Chính vì vậy, người Mường đã nghĩ ra cách muối thịt chua ở ống tre hoặc nứa. Món đặc sản Phú Thọ này không chỉ là món ăn riêng của người Mường mà là đặc sản đáng tự hào của người Mường và Phú Thọ.
Trám om cá
Bạn chuẩn bị đi du lịch Phú Thọ nhưng chưa biết Phú Thọ có đặc sản gì thì có thể thử món trám om cá. Tại vùng đất Phú Thọ, Trám là một loại quả đặc trưng, gồm có trám đen và trám chua. Thời gian thu hoạch quả trám thường vào cuối tháng năm, đầu tháng 6 tính theo âm lịch. Tùy vào nhu cầu và công dụng của quả mà người ta có những cách chế biến sao cho phù hợp.
Ẩn chứa đằng sau nét đẹp bình dị, hùng vĩ của thiên nhiên, con người Phú Thọ có nếp sống khá giản dị, từ thói quen sinh hoạt hằng ngày đến các món ăn văn hóa ấm thực. Trám om cá là món ăn đặc sản Phú Thọ rất hấp dẫn. Đây cũng chính là món ăn tiêu biểu cho nét đẹp ẩm thực của vùng đất Phú Thọ. Từ những quả trám có vị chua chát, qua bàn tay và cách chế biến của người địa phương đã trở thành một món ăn đặc sản trứ danh Phú Thọ.
Trám om cá là món ăn đặc sản Phú Thọ rất hấp dẫn.
Xáo chuối - đặc sản Phú Thọ không thể bỏ qua
Xáo chuối Lâm Thao là món ăn tiếp theo có mặt trong danh sách đặc sản Phú Thọ đáng thử. Đây là món ăn vô cùng đơn sơ nhưng lại rất được ưa thích. Món xáo chuối cũng có cách chế biến không quá cầu kỳ. Tuy nhiên, để làm nên món ăn đặc sản được nhiều người ưa thích thì cần phải tuyển chọn nguyên liệu theo tiêu chí: Chọn chuối tiêu đặc trưng, không được quá chín hay quá xanh, tiếp đến thì chọn xương sườn lợn, tiết lợn, riềng và nước tương.
Xáo chuối Lâm Thao là món ăn tiếp theo có mặt trong danh sách đặc sản Phú Thọ đáng thử.
Khi ăn, đặc sản Phú Thọ - xáo chuối ăn nóng là ngon nhất. Món ăn sẽ có vị bùi, thơm mềm kết hợp cùng với hương đặc trưng của riềng, ăn hoài không chán.
Rau sắn
Cũng giống như những món ăn đặc sản Phú Thọ khác, rau sắn cũng không phải là một món ăn quá sang trọng hay cầu kỳ nhưng đòi hỏi cần chế biến đúng cách, nguyên liệu phải được tuyển chọn kỹ càng. Nguyên liệu cho món rau sắn được lựa chọn theo tiêu chí: Những búp sắn non, mập mạp và còn nguyên lớp phấn mịn ở phía đầu chồi. Sau khi được muối cẩn thận thì rau sắn sẽ được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Một số món như lá sắn muối kho tép, lá sắn xào với thịt, nấu canh với đầu cá…
Món rau sắn đã trở thành món ăn thân thuộc trên mâm cơm của người Phú Thọ bao đời nay. Dù có đi đến đâu, người con Đất Tổ cũng vẫn không thể nào quên được món rau sắn đặc trưng này.
Cũng giống như những món ăn đặc sản Phú Thọ khác, rau sắn cũng không phải là một món ăn quá sang trọng hay cầu kỳ.
Rêu đá - món ăn đặc sản Phú Thọ
Từ xưa đến nay, người Phú Thọ rất chăm chỉ, khéo léo và sáng tạo nhiều món ăn độc lạ, có hương vị thơm ngon, hấp dẫn, rêu đá là một trong những món ăn đó.
Những cây rêu đá mọc trên những mỏm đá lớn, thường nằm cạnh dòng suối trong xanh mát. Người dân sẽ lấy rêu đá về sơ chế sạch sẽ, gói vào lớp lá đu đủ cùng với một số gia vị khác, tạo thành một món ăn vô cùng lạ miếng, hấp dẫn, không có ở nơi nào có.
Người dân sẽ lấy rêu đá về sơ chế sạch sẽ, gói vào lớp lá đu đủ cùng với một số gia vị khác.
Để đặc biệt hơn, món rêu đá sẽ được cuốn trong một lớp lá sau đó đem ủ trong than hồng. Món ăn sẽ được ủ cho đến khi phần lá bọc ấy chuyển sang màu cháy là đã có thể thưởng thức. Chắc chắn bạn sẽ thấy được sự đặc biệt của món rêu đá khi hương thơm của hành tỏi lan tỏa ra khi mở lớp lá. Đây sẽ là ấn tượng khá phai về trải nghiệm văn hóa ẩm thực tại Phú Thọ.
Xôi nếp gà gáy
Xôi nếp gà gáy là món ăn đặc sản Phú Thọ vô cùng đặc trưng. Nguyên liệu chính là từ loại gạo tên gọi là nếp gà gáy. Loại lúa này khá quý và có giá trị rất cao, được trồng tại vùng đất Phú Thọ.
Xôi nếp gà gáy sẽ không ngon nếu thiếu đi muối lạc đi kèm những hạt vừng béo ngậy, thơm lừng. Món ăn này để cho du khách ấn tượng rất lớn khi đến với huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
Nếu du khách có dịp thưởng thức món ăn này, chắc chắn sẽ chẳng thể quên được hương vị độc đáo, hấp dẫn.
Cơm nắm lá cọ
Cơm nắm lá cọ được gói bằng những bàn tay khéo léo, tỉ mỉ để tạo nên món cơm bình dị nhưng lại vô cùng hấp dẫn, mang mùi thơm đặc trưng của lá cọ.
Cơm nắm lá cọ được ăn kèm với những món như thịt nướng, thịt chua hoặc muối cùng cũng rất ngon.
Cơm nắm lá cọ được gói bằng những bàn tay khéo léo, tỉ mỉ để tạo nên món cơm bình dị nhưng lại vô cùng hấp dẫn.
Mỳ gạo Hùng Lô
Một món ăn đặc sản Phú Thọ được chế biến từ nguyên liệu vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam - bột gạo. Bột gạo được chế biến từ phương pháp thủ công cùng với máy móc hiện đại để cho ra những sợi mì dai, trắng ngần và mang đến những đặc trưng riêng.
Mỳ gạo là món ăn đặc sản Phú Thọ làm quà phù hợp cho du khách. Tuy đơn giản nhưng lại thơm ngon và hấp dẫn.
Mỳ gạo là món ăn đặc sản Phú Thọ làm quà phù hợp cho du khách. Tuy đơn giản nhưng lại thơm ngon và hấp dẫn.
Cá Anh Vũ
Phú Thọ được thiên nhiên ưu ái dành tặng cho nhiều cảnh vật thiên nhiên, trong đó có con sông Đà chảy qua với nhiều loài cá thơm ngon. Một trong số đó phải kể đến Cá Anh Vũ hay còn được biết đến với tên gọi Cá Tiến Vua. Loài cá này đã được ghi nhận và khẳng định vị thế của mình trong những loại cá sông hồ.
Cá Anh Vũ hay còn được biết đến với tên gọi Cá Tiến Vua.
Cá Tiến Vua có thịt màu trắng, dai và vô cùng thơm ngon. Ngon nhất là khi được hấp hoặc nướng. Loài cá này rất dễ ăn vì có hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao và được giữ nguyên. Được đánh giá rất tốt cho sức khỏe.
Chả, lẩu cá lăng - đặc sản Phú Thọ
Một loại cá từ sông Đà nữa là cá lăng. Thịt cá lăng có độ chắc, hương vị thơm ngon nên có thể tạo nên nhiều món ăn ngon, trong đó có thể kế đến chả cá lăng - đặc sản Phú Thọ đến từ tự nhiên.
Thịt cá lăng có độ chắc, hương vị thơm ngon nên có thể tạo nên nhiều món ăn ngon.
Món lẩu cá lăng cũng khá dễ làm, đi kèm với đó là các loại măng chua, hoa chuối để món ăn có vị chua dịu mát và để lại ấn tượng mạnh với du khách ngay từ lần đầu thưởng thức.
Hiện nay, món cá lăng được phục vụ khá rộng rãi để du khách có thể được thưởng thức một cách thuận tiện nhất và có những trải nghiệm ẩm thực Phú Thọ tốt nhất.
Các loại bánh kẹo đặc sản Phú Thọ không nên bỏ lỡ
Bánh tai Phú Thọ
Một trong những loại bánh kẹo đặc sản Phú Thọ bạn không nên bỏ qua khi đến với Phú Thọ là món bánh tai truyền thống. Bánh tai được làm từ nguyên liệu là gạo, đường, bột, nước. Bánh tai Phú Thọ có hình dáng nhỏ, giống hình tai con người nên được gọi là bánh tai.
Bạn đang tìm hiểu đặc sản Phú Thọ là gì thì có thể thử món ăn này. Quá trình chế biến món bánh tai đòi hỏi phải có sự khéo léo và tinh tế của người làm bánh. Trước tiên, bột gạo sẽ được trộn đều với đường và nước. Tiếp đó sẽ được những người thợ nhồi thành từng viên nhỏ. Với bàn tay khéo léo của người thợ sẽ tạo nên viên bột thành hình tai con người nhưng với kích thước nhỏ gọn hơn. Tiếp đó, các viên bột sẽ được hấp trong nồi hấp cho đến khi chín. Bánh tai Phú Thọ có màu trắng tinh khiết, có vị ngọt nhẹ. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được độ mềm mịn của chiếc bánh. Để tạo điểm nhấn, bánh tai Phú Thọ sẽ được trang trí bằng hạt đường hoặc mứt dừa ở phía trên.
Một trong những loại bánh kẹo đặc sản Phú Thọ bạn không nên bỏ qua khi đến với Phú Thọ là món bánh tai truyền thống.
Không chỉ đơn thuần là một món ăn ngon, bánh tai Phú Thọ còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Bánh tai thể hiện sự tôn kính và lòng biết ơn của người dân Phú Thọ với tổ tiên. Bánh tai thường được sử dụng trong những dịp lễ hội, cúng tổ tiên hoặc làm quà biếu trong những dịp đặc biệt. Nếu bạn có cơ hội du lịch Phú Thọ, nên thử một chiếc bánh tai để cảm nhận hương vị truyền thống và tìm hiểu nét đặc trưng văn hóa ẩm thực của vùng đất này nhé!
Bánh sắn
Một món bánh đặc sản Phú Thọ đó chính là bánh sắn. Bánh sắn Phú Thọ được làm từ sắn non - nguyên liệu chính là từ một loại cây có củ. Bánh sắn thành phẩm có hình dáng tròn, màu trắng và còn có vị ngọt thanh mát. Cũng như các món ăn đặc sản khác, bánh sắn đòi hỏi được chế biến với sự công phu và đầy kỹ thuật. Trước tiên, sắn non sẽ được gọt vỏ, rửa sạch và giã nhuyễn cho đến khi thành bột. Bột sắn sẽ đem đi trộn với nước và đun lên để tạo nên một hỗn hợp nhão. Sau khi đun lên và để nguội, người thợ làm bánh sẽ nhồi nặn thành từng viên bột có hình dáng tròn.
Tiếp theo, các viên bột sắn sẽ được đem đi hấp chín. Khi bánh chín sẽ có màu trắng tinh khiết, độ mềm, ngọt tự nhiên từ sắn non. Bánh sắn thường sẽ được trang trí bằng lá chuối hay lá dứa để tạo nên một vẻ ngoài tự nhiên và hấp dẫn.
Bánh sắn Phú Thọ nhân đỗ, thịt.
Tại Phú Thọ, bánh sắn non là một món ăn phổ biến trong những dịp lễ hội, cúng tổ tiên. Bánh đặc sản Phú Thọ không chỉ là một món ăn ngon mà còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Nó thể hiện cho lòng biết ơn, sự tôn kính đối với tổ tiên và nét đẹp truyền thống của vùng Đất Tổ.
Khi du lịch Phú Thọ, du khách có thể thưởng thức bánh sắn tại các quán bánh truyền thống địa phương. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia trải nghiệm quá trình làm bánh để tìm hiểu sâu hơn về các công đoạn chế biến. Bánh sắn Phú Thọ thơm ngon, hấp dẫn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo về ẩm thực và văn hóa của vùng đất này.
Bánh sắn rán Phú Thọ.
Bánh đúc nhân lạc tại Phú Thọ
Phú Thọ không chỉ hấp dẫn, thu hút du khách bởi vẻ đẹp trù phú từ rừng cọ, đồi chè, đồng xanh mà còn là nét văn hóa ẩm thực độc đáo. Được chế biến từ các nguyên liệu giản dị, mang đặc trưng của quê hương Đất Tổ, trong đó có món bánh đúc nhân lạc.
Bánh đúc luôn được xem là món ăn dân dã nhưng khó quên. Khi thưởng thức sẽ có giảm giác vừa gần gũi và mới lạ. Bánh đúc giòn với vị ngầy ngậy, hòa quyện cùng với mùi thơm và bùi của lạc. Tuy nhiên, để tạo ra những chiếc bánh đúc đó thì không hề đơn giản. Bánh đúc được làm từ bột gạo tẻ và là món ăn đặc sản truyền thống, nhất là tại làng Dòng, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao.
Bánh đúc nhân lạc thường được bán tại những ngôi chợ làng quê. Bánh đúc làm từ gạo tẻ nghiền nhỏ nặn ra từng cái và hấp chín hoặc nấu chín rồi mới tạo khuôn. Bánh thành phẩm rất đẹp mắt, nhân lạc rang lên vừa béo, vừa bùi khó cưỡng.
Bánh đúc tạo khuôn vô cùng hấp dẫn.
Bánh tẻ mật - đặc sản Phú Thọ
Du khách sẽ được biết đến bánh tẻ mật khi ghé thăm Đào Xá, Thanh Thủy, Phú Thọ. Bánh tẻ mật là loại bánh dân dã nhưng lại có hương vị nhẹ nhàng, thanh ngọt khó quên. Người dân làng Đào Xá thường dâng cúng bánh tẻ mật cho Thành Hoàng làng trong những ngày hội.
Bánh tẻ mật được các thợ làm bánh làm từ gạo tẻ nguyên chất và mật mía. Gạo đem đãi sạch, để ráo nước rồi giã hoặc nghiền thành bột, rây qua hai lần. Tiếp đó sẽ cho bột vào nồi, hòa với mật và nước rồi đun lên cho ráo bột. Sau đó, sẽ dùng đũa khuấy đều để đảm bảo rằng tất cả nguyên liệu hòa đều vào nhau. Cho đến khi bột đặc quánh lại thì đậy vung kín, ủ vào bếp tro cho đến khi bánh chín thì mang đi gói. Thông thường, người làm bánh sẽ sử dụng lá chuối khô và lạt giang để gói bánh tẻ. Loại bánh này được gói như bánh giò.
Gói bánh tẻ yêu cầu phải nhanh tay để khi gói đến cuối cùng, bột bánh vẫn phải còn nóng. Nếu như bột nguội thì khi hấp bánh chín không đều và bóng đẹp. Sau khi hấp chín, người dân sẽ để cho bánh nguội hẳn và bóc lấy lạt giang rồi tước mỏng bánh thành từng lát. Từng chiếc bánh vàng óng, trong suốt như mật ong và tỏa mùi thơm dịu nhẹ. Khi thưởng thức bánh mới chạm đầu lưỡi bạn đã thấy cảm giác mát dịu. Vừa nhâm nhi thưởng thức ta mới thấy được vị của thứ bán này như mang theo cả hương đồng gió nội.
Bánh tẻ mật - đặc sản Phú Thọ.
Bánh nẳng làng Dòng
Nếu ai đã từng thưởng thức sẽ mãi nhớ về món quà quê đặc sản bánh nẳng làng Dòng, chứa đựng tình cảm quê hương mộc mạc của vùng đất Phú Thọ. Bánh nẳng thuộc xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao.
Bánh nẳng nhìn thì đơn giản nhưng khi biết cách làm ra những chiếc bánh, chúng ta mới thấy được sự kỳ công của người làm. Người dân làng Dòng phải lên đồi để chặt các loại cây mang về đốt lấy tro. Sau đó nước tro sẽ được lọc cẩn thận rồi đem ngâm với gạo nếp.
Để tạo nên hương vị đặc trưng mà không nơi nào có, bánh phải trải qua công đoạn ngâm gạo với nước tro mà đòi hỏi người có kinh nghiệm lâu năm, nếu không bánh sẽ có vị đắng. Gạo được gói trong lá dong tươi, khi luộc cần phải đun từ 5 đến 6 tiếng cho đến khi bán chín nhừ và hòa quyện vào nhau thì mới đạt. Bánh khi bóc ra phải mềm và không dính lá, bánh dẳng có màu vàng long lanh như hổ phách.
Lý do người làng Dòng dùng mật mía để nấu chấm với bánh là để tạo nên hương vị đậm đà và thanh mát, thoang thoảng hương thơm dịu nhẹ của cỏ cây mọc ở đồi cao trung du.
Bánh nẳng làng Dòng thanh mát, dịu nhẹ rất lôi cuốn.
Bánh cuốn Lâm Lợi
Bánh cuốn Lâm Lợi mềm mướt, tròn trịa và đậm đà vị ngọt của bột gạo và nhân bánh. Khi ăn sẽ có bị bùi thơm của hành phi. Tạo nên món ăn đậm đà hương vị nhưng thanh tao, rất khó có thể tìm thấy ở các món ăn khác.
Bánh cuốn được người dân làm từ gạo, xay mịn và hòa cùng với nước. Đặt nồi hấp và căng vải mỏng lên miệng nồi. Mỗi lần làm bánh sẽ cho một lượng bột nhỏ và xoa đều lên bề mặt của miếng vải. Để lát bánh cuốn mỏng mịn thì bạn có thể thoa một chút mỡ hoặc dầu để bánh dễ lấy ra.
Sau khi bánh cuốn đã chín, người làm bánh sẽ dùng thanh tre gạt ra dĩa. Lúc này sẽ cho thêm nhân gồm thịt, tôm băm cùng với mộc nhĩ và nấm hương đã xào chín. Rắc thêm một chút hành phi và dùng với nước chấm.
Bánh cuốn Lâm Lợi mềm mướt, tròn trịa và đậm đà vị ngọt của bột gạo và nhân bánh.
Top những món đặc sản Phú Thọ làm quà
Chè xuân
Vào tháng 2 âm lịch hàng năm là lúc chè xuân Phú Thọ bước vào mùa thu hoạch. Lứa chè xuân là lứa chè ngon nhất trong năm bởi những búp chè xanh non mơn mở, cho ra màu nước xanh, trong và có mùi kéo dài. Khi cho vào miệng thì sẽ hơi chát nhưng lại có vị ngọt hậu đậm đà.
Vào tháng 2 âm lịch hàng năm là lúc chè xuân Phú Thọ bước vào mùa thu hoạch.
Để thu được lứa chè xuân ngon, ngoài chất lượng nguyên bản thì công đoạn hái, sao và chế biến cũng vô cùng quan trọng. Người hái chè có kinh nghiệm sẽ luôn chọn ngày nắng ráo để hái chè, hái xong thì phải sao luôn bằng bếp củi truyền thống. Bên cạnh đó, người sao chè cũng cần có khả năng cảm nhận về nhiệt độ và mùi hương thì mới có thể cho ra những mẻ chè đúng vị. Cũng vì có nhiều công đoạn như vậy nên chè xuân Phú Thọ luôn có giá thành khá cao.
Địa chỉ mua chè xuân đặc sản Phú Thọ làm quà tham khảo:
Hợp tác xã sản xuất và chế biến chè Đá Hen
- Địa chỉ của hợp tác xã: tại Khu 13, xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ
- Giá bán chè xuân Phú Thọ tham khảo: khoảng 2.000.000 đồng/kg
- Số điện thoại: 0372802989
Hợp tác xã chè Thành Nam Phú Thọ
- Địa chỉ của hợp tác xã: Khu Bãi Tần, thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn
- Giá bán chè xuân Phú Thọ tham khảo: khoảng 500.000 - 1.500.000 đồng/kg
- Số điện thoại: 0369136368
Cọ ỏm
Cọ ỏm là một món ăn đặc sản mà mọi du khách khi du lịch Phú Thọ nên thử một lần. Cọ chính là nguyên liệu chính của món ăn này. Đây là loại cây khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Quả cọ được lựa chọn phải là quả già, dày cùi và có ruột vàng ruộm. Bởi vì quả càng già thì càng mềm, béo ngậy.
Cọ ỏm là một món ăn đặc sản mà mọi du khách khi du lịch Phú Thọ nên thử một lần.
Sau khi hái cọ già, người dân sẽ lột đi lớp vỏ đen bên ngoài rồi cho vào om khoảng nửa tiếng ở trong nước sôi nhỏ, cho đến khi cọ chín mềm là được. Món cọ ỏm khá ngọt, bùi, béo hơn khi ăn với mắm ớt, muối vừng. Nếu bạn mới thưởng thức lần đầu tiên thì sẽ khó quen với mùi ngai ngái của quả cọ. Tuy nhiên, đây mới là đặc trưng khó quên của món ăn này. Chắc chắn bạn sẽ mê ngay khi ăn thử một lần đấy.
Địa chỉ tham khảo mua cọ ỏm:
Chợ Trung tâm Việt Trì
- Địa chỉ chợ Trung tâm Việt Trì: Phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì, Phú Thọ
- Giá bán cọ ỏm tham khảo: khoảng 55.000 - 80.000 đồng/kg
Bưởi Đoan Hùng
Bưởi Đoan Hùng Phú Thọ nổi tiếng khắp cả nước bởi hương vị thơm ngon độc đáo. Thời xưa, bưởi Đoan Hùng còn được gọi là bưởi tiến vua vì là một trong những giống hoa quả quý.
Bắt đầu từ đầu mùa thu cho đến hết năm là lúc người dân Phú Thọ thu hoạch bưởi. Giống bưởi Đoan Hùng khá thon tròn, vỏ mỏng vàng, múi dài và dày, tép bưởi to và mọng nước, vị ngọt mát. Những quả bưởi Đoan Hùng ngon nhất thường xuất hiện ở bên bờ sông Lô.
Địa chỉ mua bưởi Đoan Hùng tham khảo:
Hợp tác xã Đồng Tâm
- Địa chỉ hợp tác xã Đồng tâm: Số 133, Đường Đông Phú, Thị Trấn Sông Thao, Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ
- Giá bán bưởi Đoan Hùng tham khảo: khoảng 80.000 - 100.000 đồng/quả
- Số điện thoại: 0866683899
Chợ Trung tâm Việt Trì
- Địa chỉ chợ Trung tâm Việt Trì: Phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì, Phú Thọ
- Giá bán bưởi Đoan Hùng tham khảo: khoảng 40.000 - 70.000 đồng/kg
Tương làng Bợ
Đây là món ăn đặc sản truyền thống lâu đời của người Phú Thọ. Món tương làng Bợ có lịch sử lâu đời về độ ngon. Tuy khó có thể cạnh tranh tại một thời điểm nhưng cho đến nay, món tương ấy đã lấy được danh tiếng và trở thành trụ cột kinh tế của nhiều người dân làng Bợ. Tương Bợ được làm hoàn toàn bằng thủ công với các nguyên liệu chính là gạo, đỗ, muối. Tương sẽ được ủ ít nhất là 20 ngày mới có thể ra chum. Tuy nhiên người dân làng Bợ thường ủ lâu hơn vì càng ủ thì tương càng ngon và đậm vị hơn. Món tương đặc sản Phú Thọ này thường được dùng để chấm bánh đúc, thịt vịt, nêm nếm các món thịt kho,….
Món tương làng Bợ có lịch sử lâu đời về độ ngon.
Địa chỉ mua tương làng Bợ tham khảo:
Cơ sở sản xuất Phượng Hiệp
- Liên hệ: Bà Trần Thị Phượng
- Địa chỉ cơ sở sản xuất Phượng Hiệp: tại Khu 3, xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
- Giá bán tương làng Bợ tham khảo: khoảng 60.000 đồng/lít
- Số điện thoại: 03335471477
Chợ Trung tâm Việt Trì
- Địa chỉ Trung tâm Việt Trì: Phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
- Giá bán tương làng Bợ tham khảo: khoảng 50.000 - 60.000 đồng/lít
Kẹo lạc Phú Thọ
Đối với người Việt chúng ta, kẹo lạc là món ăn vô cùng quen thuộc. Ngoài kẹo lạc thì ở mỗi khu vực sẽ gọi món ăn này với nhiều tên khác nhau như kẹo dồi, kẹo vừng, kẹo sìn châu,… Nguyên liệu chính vẫn là lạc, vừng, đường/mật, mạch nha,…
Từ lâu, Việt Trì, Phú Thọ đã nổi tiếng gần xa với những chiếc kẹo lạc ngọt thơm, béo ngùi. Kẹo lạc rất dễ làm nhưng khó làm ngon. Bởi vì để tạo ra được những mẻ kẹo vàng ươm, giòn mà không cứng thì cần đến bàn tay dày dặn kinh nghiệm của người thợ.
Địa chỉ mua kẹo lạc tham khảo:
Cửa hàng bánh kẹo Uyên Hoa
- Địa chỉ của cửa hàng: Số 1660 đường Hùng Vương, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
- Giá bán kẹo lạc tham khảo: khoảng 50.000 đồng/kg
- Số điện thoại: 032106256229
Chợ Xốm
- Địa chỉ Chợ Xốm: Xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì, Phú Thọ
- Giá bán kẹo lạc tham khảo: khoảng 35.000 - 60.000 đồng/kg
Trên đây là những món ăn đặc sản Phú Thọ ăn một lần là nhớ mãi và khó quên mà Lynn Times Thanh Thủy muốn gợi ý cho bạn. Hy vọng trong chuyến đi Phú Thọ sắp tới, ngoài việc chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp, du khách sẽ được thưởng thức nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Chúc các bạn có một chuyến đi an toàn, vui vẻ và trọn vẹn niềm vui.