Ý nghĩa tâm linh của bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa
Thần Tài - Thổ Địa là cặp thần được thờ cùng trong một chiếc bàn thờ. Thông thường bàn thờ này được làm bằng chất liệu gỗ với kích thước khá nhỏ. Bàn thờ thần tài thổ địa được đặt ở dưới đất ở một góc của ngôi nhà.
Không chỉ vào ngày Tết mà việc thờ cúng Thần Tài - Thổ Địa được diễn ra quanh năm. Đặc biệt, những người buôn bán, kinh doanh càng cần phải chú trọng đến vấn đề này. Bởi họ tin rằng chỉ khi nào những vị thần này được thờ cúng một cách chu đáo thì mới nhận được sự phù hộ, độ trì của các thần cho công việc, làm ăn luôn thuận lợi, “tiền vào như nước”. Thông thường mỗi sáng, khi mở cửa bán hàng hoặc kinh doanh, mọi người thường thắp hương và cầu khấn để mong được các vị thần “phù hộ” mua may bán đắt, thuận lợi.
Theo như phong thủy học, tuy rằng hình tượng là một cặp thờ chỉ có 1 ông Thần Tài và 1 Địa. Tuy nhiên thực chất, mỗi hình một “vị” như vậy sẽ đại diện cho 5 người, cụ thể gồm.
- Thần Tài đại diện cho: Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài, Hắc Thần Tài, Xích Thần Tài và Hoàng Thần tài là vị chủ chốt.
- Ông Địa đại diện 5 vị: Bắc phương Hắc Đế, Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Trung ương Huỳnh Đế và Tây phương Bạch Đế.
Thông thường khi cúng bàn thờ Thần Tài Ông Địa mọi người sẽ dâng các loại hoa quả tươi, đặc biệt là chuối xiêm, cùng với bao thuốc lá và một ly cà phê. Theo như quan niệm, Thần Tài là vị thần được người Hoa rất kính trọng và khấn vái nhiều. Trái lại, người Việt Nam thì lại đề cao việc thờ cúng và khấn vái Ông Địa.
Trong đầu năm mới, gia chủ cần phải trang hoàng nhà cửa và sửa soạn bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa cho sạch sẽ, tươm tất. Nếu như vị thần đã quá cũ, hư hỏng người ta sẽ thỉnh vị mới về hoặc khi bàn thờ đã cũ hay hư hỏng cũng được thay thế chiếc mới. Bởi họ tin rằng bước sang năm mới, tất cả mọi thứ đều phải thật ngăn nắp và đặc biệt là bàn thờ của 2 vị thần này luôn sạch sẽ việc làm ăn mới phát tài.
Phân loại các kiểu bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa
Xã hội ngày càng phát triển, nội thất phòng thờ cũng được thiết kế tinh tế và sang trọng hơn. Từ đó các mẫu bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa đẹp và hiện đại cũng ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên thị trường.
Bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa được thiết kế khá đơn giản và mang nét hiện đại nhưng vẫn phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Thông thường chất liệu bàn thờ được làm từ gỗ và có nhiều kích thước khác nhau. Từ đó sẽ giúp gia chủ có thêm nhiều sự lựa chọn để đảm bảo phù hợp với không gian kiến trúc.
>>>>>>> Xem thêm: 88 Mẫu bàn thờ hiện đại mẫu mới nhất năm 2023
Tại Mộc Việt, hiện đang cung cấp một số mẫu bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa có thiết kế đơn giản, chuẩn phong thủy và được nhiều người lựa chọn như.
Bàn thờ mái bằng
Mẫu bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa được thiết kế mái bằng mang nét hiện đại, sang trọng và tối ưu về diện tích cho không gian thờ cúng. Hơn nữa, các mẫu họa tiết hoa văn còn được chạm khắc một cách tỉ mỉ. Những hoa văn thường được dùng trong việc thiết kế bàn thờ là hoành phi câu đối, long thăng, long giáng,…
Bàn thờ mái chùa
Đây là mẫu bàn thờ được thiết kế mang nét hiện đại có chiều cao nhỉnh hơn một chút so với kiểu mái bằng. Những mẫu thiết kế 2 hoặc 3 mái chùa mang đến vẻ đẹp cổ kính, tâm linh và thanh tịnh.
Với kích thước chiều cao vượt trội nên sản phẩm này phù hợp với không gian rộng rãi và được thiết kế theo phong cách cổ điển. Điểm nổi bật trong mẫu bàn thờ Thần Tài mái chùa là hình ảnh long giáng và long thăng mang đến sự sang trọng, linh thiêng.
>>>>>> Xem thêm: 98 Mẫu bàn thờ gỗ đẹp được nhiều gia đình lựa chọn năm 2023
Trong phong thuỷ, rồng là hình ảnh tượng trưng cho nguyên khí của đất trời và có sức mạnh tạo ra tiết khí, gió biển, đất đai và ánh sáng. Chính vì vậy, sự kết hợp của thiết kế dáng mái chùa cùng hình ảnh rồng mang đến nhiều may mắn, bình an và thu hút nhiều tài lộc hơn cho những người kinh doanh.
Bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa gồm những gì?
Bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa đúng chuẩn phong thủy cần có đầy đủ những vật phẩm thờ cúng với ý nghĩa riêng như sau:- Khám thờ gỗ: Đây là vật phẩm được chú trọng và chạm khắc vô cùng tinh tế. Khám thường sẽ có mái mui hoặc mái chảy xuống phía sau. Phần mặt trước khám có nhiều “cửa võng” với lối “trướng rủ màn che”. Bên cạnh đó là các họa tiết hoa, lá, rồng, phượng hoặc những linh vật khác... Chúng sẽ giúp thêm sự linh thiêng, uy nghi và trang nghiêm cho bàn thờ.
- Tượng Thần Tài Thổ Địa: Cả hai tượng đều được tạo ra từ đất, với nét mặt nhân từ và hiền hậu, đồng thời còn toát lên sự viên mãn, hạnh phúc. Thờ cúng tượng Thần Tài - Thổ Địa sẽ giúp gia chủ có thêm nhiều tài lộc và may mắn, đặc biệt là con đường kinh doanh, buôn bán luôn được suôn sẻ.
- Bát hương: Từ xưa đến nay bất cứ bàn thờ nào cũng cần phải có bát hương để thể hiện tấm lòng của gia chủ đối với thần linh. Bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa cũng không ngoại lệ, đây là nơi các Thần sẽ về ngự khi gia chủ thắp hương.
- Các vật phẩm như: Muối, gạo, khay chén 5 chén, mâm bồng, nước, lọ hoa, ống hương...: Đều thể hiện yếu tố về tinh thần và ước mong no đủ, vẹn tròn hạnh phúc gia đình.
- Long Quy - Cóc Thiềm Thừ: Đây là cặp linh vật Trấn Sát và Chiêu Tài Lộc. Theo quan niệm từ ngàn xưa, cặp linh vật này luôn được nhắc đến với rất nhiều mong ước tốt lành.
- Dây Ngũ Phúc Hoa Mai: Là vật phẩm dùng để chiêu Phúc Lộc và tránh mất cân bằng Tiền Tài. Đồng thời còn giúp giảm sự ảnh hưởng xấu đến gia chủ trong những hoạt động kinh doanh. Khi treo dây Ngũ Phúc Hoa Mai ở bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa công việc của bạn sẽ luôn được suôn sẻ, hanh thông và bền vững.
- Tỳ hưu: Đây là 1 trong những linh vật quen thuộc đối với người Việt từ ngàn đời nay. Linh vật này được biết đến với tác dụng giúp chiêu tài chiêu lộc vô cùng mạnh mẽ. Khi thờ Tỳ hưu sẽ giúp cho bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa có được nhiều tài lộc. Từ đó sẽ giúp cho gia chủ gặp nhiều may mắn và thuận lợi trong con đường kinh doanh.
- Cóc Thiềm Thừ: Đây là linh vật Ba Chân được Lưu Hải Tiên Ông thuần phục, theo tương truyền Cóc Thiềm Thừ sẽ mang đến tiền tài cho con người. Lưỡng Nghi ở trên đầu, cõng hai xâu tiền trên lưng, ngang miệng ngậm tiền lớn và chân đặt trên tiền bạc. Đây đều là những đặc điểm mang ý nghĩa chỉ về ước mong may mắn, đủ đầy và sung túc của gia chủ.
Hướng Dẫn Cách Lập Bàn Thờ Thần Tài Chuẩn Phong Thủy
Chọn ngày cát để mua bàn thờ mới
Riêng đối với bàn thờ thần tài thổ địa, bạn tuyệt đối lưu ý không sử dụng lại bàn thờ của nhà khác. Bạn nên chọn một ngày may mắn trong tháng hoặc ngày hợp với tuổi để đi mua bàn thờ. Có như vậy thì sau này mọi sự trong thờ cúng mới được hanh thông.Khi chọn mua, bạn nên “trả tiền có lẻ” theo quan niệm của dân gian để có được may mắn. Chọn xong thì nên vận chuyển thẳng về nhà chứ không bê đi nhiều nơi.
Kê bàn thờ vào vị trí và bày biện đúng cách
Bạn nên kê bàn thờ vào góc phong thủy trong nhà như đã hướng dẫn ở trên. Lưu ý, bạn nên lấy nước gừng ấm và vải sạch để lau dọn bàn thờ từ trước rồi mới được kê.Sau khi đã kê bàn thờ vào vị trí thì tiến hành bày biện các vật phẩm phong thủy lên đó. Bài vị cần được dán ở sát vách tường. Chính giữ bàn thờ là 3 hũ muối gạo nước, sau đó là Thần Tài bên trái, Thổ Địa bên phải. Trước hai ông thì bên trái là bình hoa tươi và bên phải là mâm hoa quả. Phía ngoài bàn thờ có thể đặt thêm ông Cóc bên trái.
Chọn ngày thỉnh Thần Tài về bàn thờ
Ngày tốt nhất để thỉnh Thần Tài về nhập tượng là ngày vía của ông, tức là ngày 10 tháng Giêng âm lịch. Tuy nhiên nếu bạn không thuận tiện làm trong thời gian này thì có thể chọn các ngày mùng 10 âm hàng tháng cũng được. Lưu ý nếu bạn chọn những ngày này để mời Thần Tài nhập tượng thì cần chuẩn bị cả lễ ngọt, lễ mặn.Sắm đồ lễ để cúng
Tùy theo phong tục nơi bạn ở hoặc lập bàn thờ mà bạn có thể cân đối việc sắm đồ lễ cho hợp lý. Tuy nhiên một lễ cơ bản để cúng thỉnh Thần Tài sẽ bao gồm các món sau đây: + 10 bông cúc hoặc hồng vàng. + Đĩa xôi gấc. + 1 gà trống luộc, thịt lợn quay, vịt quay. + 1 mâm ngũ quả cùng 5 lá trầu, 5 quả cau. + 5 củ tỏi. + 1 chai rượu nhỏ mở nắp, 1 bao thuốc lá. + 5 ông ngựa đỏ nhỏ, 5 mũ ngũ phương long mạch và quần áo thần linh. + 5 thẻ hương cùng 10 lễ tiền vàng, tiền thần tài, đại thiếc,…>>>>>> Xem thêm: Top 99 mẫu bàn thờ treo tường hiện đại mẫu mới năm 2023.
Thực hiện cúng xin Thần Tài nhập tượng
Sau khi đã sắm lễ và bày biện tươm tất đặt lên bàn thờ thần tài thì có thể tiến hành cúng rồi an vị lô nhang để cầu an. Lúc này bạn cần chú ý xem 3 nén hương mình thắp có cháy hết hay không. Nếu hương không cháy hết thì thần không thuận tình, cần cúng lại.Trong trường hợp hương đã cháy hết thì có thể khấn tạ, hạ lễ nhưng cần giữ hương từ 7 - 100 ngày tùy theo điều kiện gia chủ. Ngoài ra bạn có thể chọn thắp hương vòng hoặc mỗi ngày thắp một nén hương mới vào buổi sáng.
Sau khi lễ hoàn là bạn đã có bàn thờ ông địa thần tài linh nghiệm, có thể thực hiện cúng tế như bình thường.
Nên cúng Thần Tài vào lúc nào hàng tháng?
Bạn nên thực hiện cúng Thần Tài vào ngày vía của ngài là ngày 10 âm lịch hàng tháng. Ngoài ra các dịp đại lễ, giỗ chạp, ngày Rằm, mùng Một hay Tết bạn cũng nên chuẩn bị cỗ mặn hoặc cỗ ngọt để dâng lên cho ngài. Đối với ngày Thần Tài bạn nên chọn cúng vào khung giờ Thìn (từ 7 - 9 giờ sáng) để nhận được may mắn.Riêng đối với các gia đình đặt bàn thờ tại địa điểm kinh doanh thì nên thắp nhang vào mỗi sáng trước khi mở cửa bán hàng để cầu tài cầu lộc.
Vậy là bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa và các vật phẩm cần có trên bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa. Nếu bạn đang cần tìm mẫu bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa đẹp, chuẩn phong thủy và có giá cả phải chăng hãy liên hệ với kho bàn thờ đẹp Mộc Việt nhé.