Dược Sĩ Trần Việt Hưng
Nhà văn Quỳnh Dao trong những chuyện tình cảm của bà như ‘Xóm vắng’, ‘Ái quả tình hoa’.. thường nhắc đến hoa Mai Quế và khi các chuyện này được chuyển thành phim thì hoa Mai Quế.. rất giống với hoa hồng vàng và trong số các loại rượu mạnh của Trung Hoa, có loại mang tên là Mai Quế Lộ, rồi còn có thêm lạp xưởng Mai Quế Lộ bày bán tại các chợ thực phẩm Việt, Hoa trên khắp thế giới.Các cây hoa hồng tại Trung Hoa có nhiều tên khác nhau như Rosa laevigata = Hoa Kim Anh; Rosa cymosa= Tiểu quả Tường vi (Tầm xuân); Rosa chinensis = Hoa Nguyệt quý (Xin đọc những bài riêng của từng loài hoa).Mai Quế hay Mei-gui là một cây hoa trong đại gia đình hoa Hồng, đây là một giống hồng có thể sống tại những vùng đất cát ven biển do chịu được gió biển mang theo hơi nước có những độ mặn cao..Mai Quế đã được dùng làm thuốc tại Trung Hoa, Nhật và Việt Nam từ lâu đời.Tên khoa học và các tên khác:Rosa rugosa thuộc họ RosaceaeCác tên khác: Mai Quế hoa = Mei-gui-hua , Hoa hồng Nhật; Rugora rose, Salt sray rose, Beach rose, Japanese rose, Ramanas rose. Nhật: hamanasu= shore pear; Triều Tiên: headanghwaĐặc tính thực vật:Cây hồng Mai Quế thuộc loại bụi mọc khá rậm, thân có thể vươn dài 1-1.50 m, chồi nơi thân mọc rất nhiều che phủ những gai ngắn nhưng thẳng và nhọn, màu xám, dài 3-10mm. Lá kép dạng lông chim dài 8-15 cm có 5-9 lá chét (lá phụ), thường là 7 lá. Lá chét dài 3-4 cm, phiến lá có dạng uốn cong đặc biệt (do đó có tên rugosa), mép lá răng cưa. Lá màu xanh đậm đổi sang màu vàng sáng trước khi rụng vào mùa Thu. Hoa mọc đơn độc hay từng cụm tại đầu cành, có mùi thơm dịu, thoáng mùi đinh hương . Hoa có thể màu từ trắng đến hồng xậm, vàng và cả tím; cánh hoa hơi nhăn. Tùy giống, hoa thể đơn hay kép. Cây trổ hoa trong các mùa Hè-Thu.Giả quả khá to, đường kính 2-3 cm, tương đối tròn thành hình cầu, màu từ cam đến đỏ. Do hình dạng của quả giống như quả cà chua nhỏ nên cây còn có tên beach tomato, sea tomato..Mai Quế được trồng khá phổ biến tại các vùng đất pha cát nơi ven biển tại Trung Hoa (vùng phia Bắc như Phúc Kiến, Sơn Đông, Hồ Bắc..), Nhật, Triều Tiên và vùng Viễn Đông (Kamchatka) của Nga. Cây được du nhập vào Âu Châu, trồng tại nhiều nơi tại Trung Âu và Tây Âu, nhất là Anh để làm cây hoa cảnh do hoa to, đẹp, thơm và cây chịu được giá lạnh.Các nhà trồng hoa đã cho lai tạo để có nhiều chủng trồng (cultivars) có nhiều hoa đẹp và nổi tiếng như:‘Scabrosa’, quả và các phần đều lớn‘Albo-plena’ hoa kép, trắng tuyền. Không quả.‘Fru Dagmar Hastrup’ , gốc từ Đan Mạch: hoa đơn, có thể lớn đến 9 cm, cánh màu hồng nhạt, mịn; nhị vàng tươi, mùi rất thơm. Lá chuyển sang màu vàng vào mùa Thu. Quả đỏ tươi rất đẹp.‘Blanc Double de Coubert’: Cây cao đến 1 m; hoa kép lớn đến 8 cm, cánh trắng tuyền; nhị vàng tươi, mùi rất thơm‘Roseraie de L’Hay’: Cây lớn (2m), mọc thành bụi rậm, chồi nhánh rất nhiều gai; Hoa kép lớn 11 cm, màu hồng hay đỏ-tím, mùi thơm, quả rất đẹp được xem là chủng hoa ‘trang trí’ đẹp nhất.Thành phần hóa học:Hoa chứa paeonidin, paeonin, paeonidin-3-glucoside. Các vết cyanidin, anthocyanins..; tannins.Tinh dầu chứa citrol, citronellol, cyanin, geraniol, l-linalool, nerol, nonyl aldehyde, n-phenyl-ethyl alcohol, hamanusol, benzyl alcohol, nonyl alcohol, phenyl ethyl acetate, p-menthene, heptyl acohol, benzaylformiate, benzaldehyde, eugenol, geranyl acetates, roxenoside.Lá chứa các flavonoids như isoquercetrin, Sesquiterpen như (+)-4-epi-alpha-bisanolol.Hạt chứa các acid béo palmitic (17.6 %), oleic , linoleic (44.5%), linolenic (32%) và còn có glutamic, asparaginic, shikimic, malonic và citric acid. Vitamin EQuả chứa flavonoids (0.001-0.3 %) như quercetin, isoquercitrin; Carotenoids; Tiliroside. Lượng Vitamin C có thể lên đến 100 mg/ 100 gram quả. Ngoài ra còn có Pectin (3.4-4.6%), các polyphenols (2.2-2.6%), phenolic acids như gallic, vanillic, caffeic, ferulic.. Các đường như fructose, glucose, sucrose.., các acid hữu cơ như citric, malic..Trong quả còn có những vitamin khác như E, D, K và nhiều khoáng chất như sắt.Các nghiên cứu khoa học về Mai Quế:Hoạt tính ức chế sự tấn công của siêu vi khuẩn HCV:Nghiên cứu thực hiện tại ĐH Osaka (Nhật) ghi nhận các hoạt chất trích bằng methanol từ hoa Mai Quế: Tellimagrandin I, Eugeniin và Casuarictin có khả năng ức chê sự phát triển của siêu vi khuẩn viêm gan HCV bằng tác động vào các proteins E1 và E2 trong vỏ bọc của siêu vi khuẩn. (PMID 2044544; March 2010)Hoạt tính trên siêu vi khuẩn HIV:Một nghiên cứu khác tại ĐH Nankai, Thiên Tân, Trung Hoa ghi nhận 2 hợp chất phức tạp, ly trich bằng ethanol từ hoa: P1-a (một hợp chất loại polysaccharide-peptide, phân tử lượng 150 kDa) và P1-b (một polymer có acteoside và các chất chuyển hóa từ acteoside, phân tử lượng 8 kDa) có khả năng ức chế sự hoạt động của men HIV-1 reverse transcriptase (HIV-1 RT) ở nồng độ 500 microgram/mL-1, có thể ngăn chặn sự phát triển lan rộng của siêu vi (Journanal of Pharmacy and Pharmacology Số 58-2006)Khả năng chống oxy-hóa:Nghiên cứu tại ĐH Dược, Viện ĐH Marmara, Istanbul (Turkey) dùng bột tán từ quả khô, trộn trong thực phẩm cho chuột thử nghiệm loài Wistar, theo tỷ lệ 6% (tính theo trọng lượng), ăn trong 3 tháng ghi nhận nhóm chuột ăn bột quả Mai Quế có các thông số trong gan như lipid peroxide, protein oxy-hóa, glutathion=GHS; ALT và AST trong huyết tương thấp hơn nhóm đối chứng khi bị gây nhiễm bằng carbon tetrachloride (CCl4), chứng minh quả Mai Quế khô có hoạt tính chống oxy-hóa (Drug Metabolism and Drug Interaction Số 23-2008).Một nghiên cứu khác tại ĐH Chungbuk, Cheongju, Nam Hàn ghi nhận phần chiết bằng hexane từ hoa Mai Quế (trắng) có các hoạt tính chống oxy hóa ngăn chặn lipid-peroxyhóa và thu nhặt các gốc tự do như nitric oxide khá mạnh, và đặc biệt là ngăn ngừa sự hư hại của tế bào chống lại các tấn công của peroxynitrite (Biochemistry and Cell Biology số 87-2009).

Ảnh minh họa rượu Mai Quế Lộ của cdn-ak.f.st-hatena.Tác động trên các vi khuẩn đường ruột:Nghiên cứu tại Viện Kỹ thuật Kitami, Hokkaido (Nhật) dùng bột tán từ hoa Mai Quế thử trên sự tăng trưởng của 10 loài vi khuẩn gây bệnh và không gây bệnh trong ruột ghi nhận:Sự tăng trưởng của các bifidobacteria và lactobacillii không bị ảnh hưởng khi thêm bột cánh hoa vào môi trường cấy khuẩn. Trong khi đó, sự tăng trưởng cùa Bacteroides vulgatus, E.coli, Staphylococcus aureus, Bacillus cerus bị ngăn chặn hoàn toàn khi thêm bột hoa với nồng độ, theo thứ tự 0.1, 0.5, 0.1, và 0.05 % (W/v). Khi dùng môi trường cấy lỏng sự tăng trưởng của các vi khuẩn E.coli, S.aureus, B. cereus và Salmonella bị ngăn chặn đến 50%. Ngoài ra các tannins thủy phân được, trích từ hoa Mai Quế như rugosin D, tellimagradin II đều có khả năng kháng các vi khuần E. coli, S.aureus, Salmonella. (Biosciences Biotechnology and Biochemistry Số 72-2008).Hoạt tính bảo vệ gan:Nghiên cứu tại ĐH Sunchon, Jeonnam, Nam Hàn ghi nhận dịch chiết bằng methanol từ rễ cây Mai Quế vả hoạt chât loại triterpinoid glycoside: rosamultin trong rễ có khả năng bảo vệ gan của chuột thử nghiệm bị gây hư hại gan bằng bromobenzen, khả năng này được giải thich là do tác động giúp cải thiện hoạt động của men epoxide hydrolase, đồng thời khả năng chống oxy-hoa của các hoạt chất khác trong rễ cũng còn giúp tăng thêm tác động bảo vệ gan của rễ Mai Quế (Journal of Medicinal Food Số 7-2004)Tác dụng trong bệnh tiểu đường:Nghiên cứu tại ĐH Y-Dược Toyama (Nhật) trên chuột bị gây tiểu đường bằng streptozotocin ghi nhận: chuột bị gây tiểu đường tăng trọng ít hơn nhưng lại có trọng lượng gan và thận cao hơn chuột bình thường. Khi cho chuột uống dịch chiết Mai Quế với các liều 100 và 200 mg/kg trọng lượng cơ thể trong 20 ngày, các thay đổi trên được kiểm soát, đồng thời lượng đường trong máu và mức glycosylated protein (HbA1C) giảm hạ. Hoạt tính được giải thích là do tác động giúp làm giảm các áp chế oxy-hóa (oxidative stress) trong bệh tiểu đường bằng chặn các tiến trình peroxy-hóa lipid (American Journal of Chinese Medicine Số 32-2004).Hoạt tinh chống dị ứng:Nghiên cứu tại Trường Thú Y, ĐH Chungbuk, Nam Hàn ghi nhận dịch chiết từ cánh hoa Mai Quế (hoa trắng) bằng hexane có khả năng trị được chứng da mẩn đỏ (atopic dermatitis) gây ra nơi chuột thử nghiệm bằng chich histamin. Hoạt tính này là do khả năng ức chế sự phóng thích men beta-hexosaminidase từ các tế bào RBL-2H3 (mast cell) và đè chặn sự tạo các interleukin-4 cytokines từ các tế bào T-helper loại 1 và 2 (Archives of Pharmaceutical Research Số 32-2009)Vài phương thức sử dụng trong dân gian:1- Làm thực phẩm:Hoa, quả, đọt non và hạt đều có thể ăn được.Quả: quả của hồng Mai Quế có phần thịt nhiều nhất trong các loài hồng. Vị tương đối ngọt tuy chứa nhiều Vitamin C. Có thể ăn quả tươi hay nấu chín, dùng quả làm kẹo. Cần làm sạch hết lớp lông tơ bên ngoài vỏ trước khi ăn.Hoa: Cánh hoa có thể dùng ướp các món thạch và món ăn tồn trữ để tạo mùi thơm. Cần tách bỏ phần gốc cánh màu trắng có vị đắng. Ngâm vài cánh hoa vào giấm và có thể dùng giấm để giải nhiệt. Tại Anh, dùng cánh hoa tươi bọc quanh một thỏi bơ rồi đặt trong keo thủy tinh đậy nắp kín giữ qua đêm, bơ sẽ có thêm hương vị rất thơm.Đọt thân non: thu hoạch vào đầu mùa Xuân, ngay khi vừa nhô khỏi mặt đất. Có thể nấu chín, dùng chung với các cây khác làm thành ‘potherb’.Hạt: chứa nhiều Vitamin E, có thể xay thành bột rồi trộn thêm vào với các bột khác, hay trộn vào các thực phẩm khác. Cần loại bỏ lông nơi hạt.2- Làm thuốc trong dân gian:Tại Trung Hoa: Lá được dùng trị nóng sốt, trà dược; Hoa được cho là tác động vào Tỳ và Can, giúp lưu thông máu-huyết, dùng trị mụn nhọt, ăn không tiêu, sưng gan, đau bao tử; trị sưng hạch nơi vú khi nuôi con. Rễ để trị ho.Tại Ân Độ và Pakistan: Lá , vò nát, đắp trị vết thương: Hoa ngâm nước, rửa mặt trị mụn.Tại Âu Châu: Quả được xem là một vị thuốc tốt giúp chống lão hóa. Pectin trong quả có thể giúp huyết áp, hạ cholesterol và giúp tiêu hóa, có thể dùng trong các trường hợp cần ‘xuống cân’. Tại Đức và Đan mạch, quả được xem là phương thuốc rẻ tiền để trị thấp khớp. Đặc chế LitoZin được quảng cáo là có chứa những acid béo gọi là GOTO, có hoạt tinh tương tự như các acid béo trong dầu cá.Hoa Mai Quế trong Dược học cổ truyền Trung Hoa:Dược học cổ truyền Trung Hoa dùng hoa làm dược liệu. Hoa được thu hái trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 khi vừa nở, phơi khô trong bóng mát. Dược liệu tốt là các cánh hoa lớn, dày màu tím có mùi thơm. Mai Quế hoa được xem là có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm, tác động vào các kinh mạch thuộc Tỳ và Vị.Mai Quế hoa có những tác dụng:Giúp sự chuyển vận của ‘Khí’, phá ‘ứ’ dùng trong các trường hợp ‘Can-Vị’ mất quân bình gây các triệu chứng như đau tức ngực, đau cạnh sườn, đau vùng thượng vị, buồn nôn, ăn không ngon. Được dùng chung với các vị như hương phụ (cỏ tranh), xuyên liên tử để trị Khí tại Can bị ứ tắc gây đau tức.Hoạt huyết, phá ứ trị các trường hợp kinh nguyệt bất thướng, đau tức ngực trước khi có kinh, đau bụng khi hành kinh. Được dùng với Đương quy và Trạch lan để trị kinh nguyệt bất thường; dùng với cao Ích mẫu để điều kinh.Liều dùng trong Đông dược là 1-5 đến 6 gram dưới dạng ngâm rượu.Rượu Mai Quế Lộ = Mei Kuei Lu ChiewCác tên Mai Quế du= Dầu hoa Mai Quế và Mai Quế Lộ =Sương Mai Quế đã được Lý Thời Trân (1578-97) ghi chép trong Bản Thảo Cương Mục.Theo cách phân loại của các nhà sản xuất rượu thì rượu Mai Quế Lộ được xem là một loại rượu trắng của Trung Hoa (Bạch tửu=Baiju) pha thêm hương liệu.Rượu trắng của Tàu thường được chưng cất từ lúa miến (sorghum), nhưng cũng có thể dùng các hạt ngũ cốc khác như gạo nếp (vùng Nam Trung Hoa), lúa mì, lúa mạch và cả bo bo (Bắc Trung Hoa). Men được dùng thường là các chủng Aspergillus và Rhizopus. Các loại rượu trắng này có độ alcol khá cao, thường khoảng 80 đến 120 proof hay 40-60 % alcohol tính theo tỷ lệ alcol trong tổng thể tích.Trong nhóm các ‘bạch tửu’ có thêm hương liệu có những loại như Mai Quế Lộ, Ngũ gia Bì (Wujiapi), Quế hoa trần tửu (Guihua chen jiu) , Tam hoa tửu (Sanhua jiu), Trúc diệp thanh tửu (Zhuye qing jiu)..Rượu Mai Quế Lộ (chính thức) được xem là một loại rượu trắng, chưng cất từ lúa miến (Gaoliang jiu), có độ rượu cao từ 54-63 %, có thêm các cánh hoa Mai Quế và đường phèn. Trên thị trường thương mãi có những loại rượu, cũng gọi là Mai Quế Lộ, nhưng được chế biến bằng cách dùng các loại rượu trắng như Vodka, Gin..pha thêm các hương liệu như hồi, đinh hương, thảo quả, Quế chi và xuyên tiêu, loại rượu này thường được dùng để ướp thịt heo (dùng lảm lạp xưởng Mai Quế Lộ) , thịt gà (gà nướng Mai Quế Lộ..). Một trong những món ăn đặc sắc tại Trung Hoa là món Mai-Quế Chao hay Mai Quế đậu phụ nhũ = mei-kui toufu-ru mei-kui hung nanru lả món chao đỏ, được ướp hoa Mai Quế trong nươc ngâm chao, có thêm các gia vị khác.Tài liệu sử dụng:Plants For A Future database report : Rosa rugosaMallorn Plant of the Month: Rosa rugosaFlora of China Vol 9. Page 379: Rosa rugosaFlowering Shrubs (Magna Field Guide)Chinese Herbal Medicine Materia Medica ( Dan Bensky & Andrew Gamble)Edible-Plants.com: Rosa rugosa
TranVietHung, 16 tháng Sáu 2010#1
Nguồn: https://www.tvvn.org/forums/threads/hoa-mai-qu%E1%BA%BE-r%C6%B0%E1%BB%A3u-mai-qu%E1%BA%BE-l%E1%BB%98.13304/