Cây hoa Lan được biết đến với biểu tượng quý phái và sang trọng. Nhiều người khi bắt đầu chơi hoa Lan thường rất khó để phân biệt được tất cả các giống hoa của loại hoa này. Trong bài viết sau đây Smart Garden sẽ giới thiệu đến bạn thông tin về các loại hoa lan dễ trồng và đẹp hiện có tại Việt Nam và trên thế giới.
Hoa lan có bao nhiêu loại?
Theo đặc điểm hình thái
Dựa theo đặc điểm hình thái của cây sẽ được chia làm 2 loại đó chính là:
- Đơn thân: Loại cây này thường mọc đối diện nhau, lá sẽ được xếp xen kẽ theo 2 dạng là dạng dẹt thẳng hoặc dạng tròn.
- Đa thân: Hoa của loại cây này thường mọc thành chùm và được rẽ theo 2 hướng khác nhau thường là hướng lên hoặc hướng xuống.
Theo môi trường sống
Phụ thuộc vào môi trường sống khác nhau mà hoa phong lan sẽ sở hữu những nét riêng biệt:
Hoa địa Lan
Loại cây này thường được trồng ở trong chậu hoặc thường sống trong đất, thuộc loại cây thân thảo, phù hợp với môi trường sống ở ngoài trời hoặc ở trong bóng râm. Trong quá trình chăm sóc, loại cây này thường có nguy cơ bị héo và hay gặp phải các loại mầm bệnh gây hư hỏng cây, bị úng nước hoặc gãy hoa khi gặp phải thời tiết khắc nghiệt như mưa gió quá lớn nhưng không có biện pháp khắc phục tốt.
Các loại Lan dễ trồng
Hoa phong Lan sống ở trong không khí
Đây là loài Lan được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay. Loài cây này sẽ được trồng trong những thân gỗ mục hoặc trên các giàn treo trang trí nhằm làm đẹp cho môi trường sống. Đặc điểm của loài lan dễ trồng do chúng có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường không khí. Nguồn cung cấp dinh dưỡng cho loại cây này chủ yếu là đến từ tự nhiên nhiều.
Hoa bán địa Lan
Loài hoa này có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong cả môi trường đất và không khí. Chúng nhận các chất dinh dưỡng thông qua nhiều nguồn khác nhau.
Top 10 các loại lan dễ trồng nhất hiện nay
Lan Hoàng Thảo
Sở dĩ loại Lan này được gọi như vậy là do ngoại hình của chúng có các thua xòe ra ở bộ lưỡi và cánh hoa. Đây là loài Lan có màu sắc rực rỡ và nổi bật. Nếu chăm sóc tốt Lan Hoàng Thảo có thể được bán với giá cao. Loại Lan này phát triển với tốc độ nhanh, dễ trồng chỉ cần cung cấp cho nó đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Lan Hoàng Thảo
Lan Hồ Điệp
Lan Hồ Điệp với những cánh hoa có hình dạng như những con bướm đang bay lượn. Loại Lan này có có tên khoa học là Phalaenopsis.
Hiện nay, Lan Hồ Điệp đang được nhiều người chơi hoa ưa chuộng vì hoa của nó rất lâu tàn. Đây là giống Lan dễ trồng chỉ cần chăm sóc hợp lý thì sẽ chơi được rất lâu.
Lan Vanda
Lan Vanda có những cánh hoa, dày, tròn và màu sắc sặc sỡ. Loại hoa này thường đặt ở những nơi có nhiều ánh sáng để cung cấp đầy đủ ánh nắng mặt trời.
Đây là loài cây thích nước nên nếu chăm sóc đầy đủ cây sẽ phát triển rất tốt. Lan Vanda có màu sắc rực rỡ tạo vẻ đẹp sang trọng và yêu kiều.
Lan Vanda
Lan Vũ Nữ
Đây là một loài lan dễ trồng mang vẻ đẹp kiêu sa và lộng lẫy. Thân của loại cây này khá thấp, tầm khoảng 70cm.
Hoa sẽ mọc theo từng bông nhỏ ở trên cây và có phần môi khá lớn. Các cánh hoa nhỏ, dài và có các vân đỏ trên đó.
Lan Đùi Gà
Lan Đùi Gà có tên khoa học là Dendrobium Linawianum. Đây là loài hoa dễ trồng, có màu sắc hấp dẫn và rất thơm. Lan đùi gà có thể trồng một cách tự nhiên hoặc trồng ở trong chậu, thường thấy phổ biến ở các nước Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc.
Lan Đùi Gà
Lan Tam Bảo Sắc
Loại Tam Bảo Sắc rất dễ tìm kiếm tại các chợ hoa do đặc tính dễ trồng và phổ biến rộng rãi. Về kỹ thuật trồng đã được con người cắt ghép và nuôi trồng từ rất lâu. Thời gian chăm sóc ngắn khoảng từ 11 đến 13 tháng.
Màu sắc hoa thường là màu trắng pha tím. Tuy nhiên, phần trắng chiếm nhiều hơn và chỉ có một ít tím nằm ở ngoài rìa của cánh hoa. Hoa mọc cánh cong chứ không theo bất cứ khung hình nào.
Trung bình một cây hoa Lan Tam Bảo Sắc nếu tính đầy đủ rễ và lá sẽ dài khoảng từ 15 đến 20cm. Để phát triển nhanh hơn thì có thể phun thêm thuốc để kích thích cây mọc, tuy nhiên không nên quá lạm dụng.
Lan Ngọc Điểm
Đây là loài lan dễ trồng và có mặt phổ biến tại Việt Nam. Loài lan này thường được phân bố nhiều ở các vùng Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ, hoa có hương thơm và thường mọc vào khoảng các dịp tết nên rất được ưa chuộng và chơi nhiều.
Lan Ngọc Điểm
Giống Lan dễ trồng nếu gặp các điều kiện thuận lợi và đảm bảo bộ rễ được được hấp thủ đầy đủ các chất dinh dưỡng và phân bón. Hoa của Lan Ngọc Điểm sẽ mọc theo những chùm hoa dày đặc và bắt mắt người xem.
Lan Dendro
Đối với những người chơi Lan lâu năm thì chắc hẳn đây là loài Lan dễ trồng xuất hiện trong các hộ gia đình. Người ta thường nhìn thấy loại hoa này trên các sân thượng và lan can.
Về màu sắc thì hoa Lan Dendro sẽ có màu hồng tím pha trắng. Cánh hoa của Lan Dendro có độ lớn xen kẽ và thông thường là hai cánh hơi to, tròn và 3 cánh nhỏ dài. Môi hoa sẽ có màu đậm hơn.
Lan Hài
Lan Hài là loài Lan có giá trị thương mại lớn vì chúng có màu sắc rất đặc biệt đó là màu xanh lục, cánh hóa màu tía pha với tím, màu tía nâu của môi đậm về phía trước và nhạt về phía sau. Ở mép có một dải lông trắng dày đặc.
Lan Hài
Hiện nay, Lan Hài có khoảng 10 loại. Trong đó, Lan Hài hồng là giống được ưa chuộng nhất ở trên thế giới. Lan Hài rất cần được tưới nước một cách thường xuyên nhưng không có khả năng chịu được úng.
Lan Hài ra hoa lâu tàn, dễ trồng trong điều kiện thời tiết thoáng gió, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Lan Báo Hỷ
Lan Báo Hỷ có tên khoa học là Dendrobium secundum, đây là loài thực vật thuộc họ Phong Lan. Chiều cao của Lan Báo Hỷ giao động trong khoảng 50 - 70cm và mọc thành đám nhiều thân (sai). Thân cây bao gồm nhiều phần, mỗi phần sẽ có một lá. Lá có màu xanh lục trắng, thân có màu xám.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc lan cho người mới bắt đầu
Các bước trồng hoa cho người mới bắt đầu:
Bước 1:Lựa chọn loại hoa Lan mà bạn thích trồng
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại Lan và mỗi loại sẽ có nhu cầu sống khác nhau về độ ẩm, lượng nước tưới, nhiệt độ và ánh sáng. Vì vậy nếu bắt đầu trồng Lan bạn nên chọn những loại Lan dễ trồng và phù hợp với điều kiện thời tiết tại khu vực sinh sống.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc lan cho người mới bắt đầu
Bước 2: Chọn lưới trồng Lan và chậu phù hợp
Chọn loại lưới và chậu phù hợp sẽ giúp nâng cao nét đẹp của loài hoa. Chọn túi lưới phù hợp với chậu mà bạn chọn. Lưới sẽ có tác dụng không làm rơi các giá thể trồng Lan và đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho Lan.
Bước 3: Chọn các giá thể và hỗn hợp trồng hoa sao cho phù hợp.
Bước 4: Sau khi lót lưới Lan vào chậu thì nên cho ít giá thể trồng Lan được chuẩn bị ở bước 3.
Bước 5: Đặt Lan một cách cẩn thận vào chậu.
Đây là bước cần cẩn thận, lưu ý những phần rễ già cho xuống đáy chậu, những phần rễ non đặt ở thành chậu. Đặc biệt cần cố định Lan sau khi đặt vào chậu.
Trên đây Smart Garden đã giới thiệu đến các bạn các loại Lan dễ trồng nhất hiện nay và cách trồng Lan sao cho hợp lý. Hy vọng những thông này sẽ giúp bạn chăm sóc tốt chậu Lan của mình.