Giới thiệu về Sen Đá Mông
Đặc điểm, tên gọi
Ngoại hình sen đá mông
Nguồn gốc
- Sen Đá Mông có nhiều loại với các tên gọi khác nhau: Thạch Thảo, Thạch Anh, cái tên phổ biến hơn như Thạch Lan. Chung quy lại nó có tên khoa học gọi chung là Lithops. Điểm đặc biệt của giống cây là có hình dáng khiến mọi người hình dung đến “vòng 3” nhỏ nhỏ xinh xinh, vô cùng gợi cảm.
- Sen Đá Mông xuất hiện ở vùng khí hậu khắc nghiệt, lượng nước và chất dinh dưỡng hạn chế. Sa mạc Nam Phi là nơi tìm thấy câu đầu tiên, sau đó lan rộng ra nhiều lục địa và tìm thấy dễ dàng trong các vườn ươm cây cảnh.
Đặc điểm
- Sen Đá Mông có kích thước nhỏ, cao khoảng 3cm và có hai chiếc lá dày hợp với nhau tạo thành khe ở giữa để thực hiện chức năng quang hợp.
- Các loại sen mông đều có màu sắc khác nhau như: xanh lá cây, nâu, tím, hồng, nâu vàng, đỏ, xanh lam,… Nếu không quan sát kĩ, bạn rất dễ nhầm lẫn sen mông với những viên sỏi, đá nhiều màu trên mặt đất.
- Khi từ 3 - 5 tuổi, sen đá thạch lan sẽ nở hoa. Hình dáng hoa khá giống với hoa cúc, hoa có đa dạng màu như: cam, vàng, tím, trắng,… Có một số hoa mùi ngọt ngào cũng có một số khác có mùi cay nồng.
Hoa sen đá mông
Ý nghĩa
Sen mông không chỉ thu hút bởi kích thước nhỏ nhắn, hình dáng độc lạ và màu sắc tươi sáng mà còn là điểm nhấn hoàng hảo cho nơi làm việc và không gian sống. Bên cạnh việc hấp thụ tia điện tử và mang đến sự thư giãn, sen mông còn mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
- Vì sống trong môi trường khắc nghiệt, sen mông đã ghi dấu sự mãnh liệt trên những vùng đất đầy thách thức. Bởi đó, sen mông được mang trong mình biểu tượng sự kiên nhẫn và tồn tại vượt qua mọi khó khăn.
- Sen mông vẫn giữ được vẻ đẹp riêng biệt, dù có hình dáng giống những viên đá và sỏi. Điều này làm cho sen đá mông tượng trưng cho tình yêu bền vững và sự gắn kết của tình bạn.
- Sen mông còn mang lại nhiều may mắn, tài lộc và niềm tin vào cuộc sống.
Nhiều người thắc mắc không biết sen đá mông hợp mệnh gì? Vườn Cây Nhà Bé xin thưa tùy vào các mệnh của bản thân sẽ phù hợp với các loại sen mông khác nhau. Ví dụ như người mệnh Kim sẽ hợp với sen mông có hoa vàng hoặc trắng, mệnh Mộc sẽ hợp với màu xanh, mệnh Hỏa sẽ hợp với màu xanh ánh đỏ,…
Vì những đặc điểm độc đáo và ý nghĩa sâu sắc, sen mông thường được mọi người chọn làm quà để thể hiện những thông điệp tốt đẹp và lời chúc đến người thân.
Cách trồng sen mông khi bạn mới mua về
Cách trồng sen mông
- Mua cây chất lượng: Khi mua lô sen đá mông, bạn cần chú ý kiểm tra số lượng cây đảm bảo đủ trồng và phát triển.
- Phơi khô và tỉa rễ: Phơi cây nơi khô thoáng trong vòng 2-3 ngày và tỉa đi những rễ không khỏe mạng. Quá trình này chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.
- Chậu trồng: Có thể chọn chậu xi măng, gốm sứ, chậu nhựa nhưng các chậu đều phải có lỗ thoát nước.
- Đất trồng: Đất trồng phải tơi xốp, thoát nước nhanh. Có thể mua đất trồng chuyên sen đá trên thị trường hoặc các nhà vườn.
- Trồng cây vào chậu: Sau khi tỉa rễ, phơi khô hãy trồng cây vào chậu. Sau khoảng 3-5 ngày, tưới vài giọt nước để duy trì độ ẩm bề mặt và kích thích rễ. Đặc biệt khi cây còn nhỏ không được tưới nước đầy chậu.
- Chăm sóc sau trồng: Theo dõi cây trong các giai đoạn thời gian tiếp theo. Một số cây nhanh thì ra rễ trong vòng 1 tuần, nhưng có một số cây có thể ra rễ từ 2-3 tuần hoặc có thể không ra rễ.
Như vậy, khi mới mua sen mông về cần tuân thủ các bước trồng cây một cách cẩn thận để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng của chúng.
Cách chăm sóc
Cách chăm sóc sen đá mông
Vị trí, nhiệt độ, ánh sáng
- Sen mông không đòi hỏi ánh nắng trực tiếp nhưng nó cần sự thông thoáng của không khí. Bởi vậy, cây có thể trồng dưới bóng râm hoặc ánh sáng từ đèn.
- Nhiệt độ: Cây phát triển tốt trong khoảng 20-25 độ C. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng từ 19-34 độ C.
- Đặc biệt cần tránh ánh nắng mùa hè. Bởi cây sẽ bị thiếu nước và bị cháy lá do tác động của tia cực tím.
Nước
- Khi mới trồng cây, không cần tưới nước nhiều, cần phun sương để giữ độ ẩm đất trồng khoảng 2-3 lần mỗi tuần trong tuần đầu tiên. Nhằm mục đích kích thích cây nhanh chóng phát triển rễ.
- Từ tuần thứ hai, cây đã có rễ ổn định, tưới nước chậu cây mỗi tuần chỉ 1 lần.
- Duy trid tần suất 7-10 ngày /1 lần. Khi độ ẩm cao có thể tưới 2 tuần/1 lần.
- Khi cây đã ra nụ hoa hãy ngừng tưới nước.
Đất trồng, phân bón sen đá mông
Nếu bạn trồng ở xứ nóng, bạn không cần trộn đất hay tro trấu có thể trộn đất và ít phân bón hữu cơ để thay cho đất trồng cũ. Bởi cây vốn dĩ có thân mọng nước dày, phát triển rất chậm. Khi thay đất mới bạn cần cẩn thận tránh làm tổn thương rễ cây.
Những lưu ý về bệnh hại
Sen đá mông bị úng
Dù không có thân cổ thụ, thân dài như các loại sen đá khác và cũng khó đẻ mắc bệnh. Nhưng bạn vẫn cần lưu ý một số bệnh phổ biến của sen đá mông như:
- Sen đá mông bị nấm: Cây có vết màu đen, tím bầm hoặc màu nâu sẫm trên đầu lá là do nấm hại gây ra. Biện pháp là lấy cây kiểm tra rễ bên dưới, cắt bỏ ngay chỗ bị nấm và đem phơi cây ra rễ mới rồi trồng lại.
- Sen đá mông bị mềm: Do chậu cây đang bị úng, thoát nước không kịp làm cây mềm đi, không phát triển nữa. Hãy dừng ngay việc tưới nước và đặt chậu ở nơi khô thoáng, nhiều gió.
Kết luận
Sen Đá Mông được nêu danh trong bảng vàng top 15 tên các loại sen đá từ phổ thông đến quý hiếm tại Vườn Cây Nhà Bé đó nghen.
Nếu bạn chưa biết mua sen mông ở đâu hãy ghé qua vườn nhà mình để chọn được một cây sen mông đẹp nhất nhé!
Hãy theo dõi Vườn Cây Nhà Bé để cập nhập những thông tin sản phẩm và bí quyết mới về chăm sóc cây cảnh nhé. Vườn Cây Nhà Bé chúc bạn thành công và thưởng thức niềm vui từ việc chăm sóc sen đá mông của mình!