Làm thế nào để có thể học cách thuyết trình hay và ấn tượng? Đây có lẽ là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, không phải ai cũng được trời “thiên phú” cho một tài năng có kỹ năng thuyết trình ấn tượng ngay từ thuở ban đầu. Thấu hiểu điều đó trong bài viết này, Unica sẽ bật mí đến các bạn cách mở đầu bài thuyết trình ấn tượng và thu hút người nghe. Hãy tham khảo ngay nhé.
1. 3 yếu tố cần có để mở đầu bài thuyết trình
Mở đầu bài thuyết trình là phần vô cùng quan trọng, đóng vai trò then chốt trong việc thu hút sự chú ý của khán giả và tạo ấn tượng ban đầu cho bài thuyết trình của bạn. Dưới đây 3 yếu tố cần thiết để có một phần mở đầu bài thuyết trình hiệu quả:
-
Giới thiệu khái quát nội dung cũng như chủ đề của bài thuyết trình để tạo định hướng ngay từ đầu cho người nghe.
-
Bạn muốn truyền đạt được thông tin gì qua bài thuyết trình? Ngay từ mở đầu hãy sơ lược về những ý chính muốn trình bày đó.
-
Mở đầu bài thuyết trình hãy thông báo cho khán giả biết khi nào họ có thể trao đổi và đặt câu hỏi về nội dung chính của bài thuyết trình.
Yếu tố cần có để mở đầu bài thuyết trình
2. 14 cách mở đầu bài thuyết trình hiệu quả
Dù là trong môi trường nào đi chăng nữa thì kỹ năng thuyết trình cũng luôn phải được chú trọng và trau dồi hàng ngày. Biết cách giới thiệu mở đầu bài thuyết trình bạn sẽ gây được thiện cảm với người nghe và từng bước đạt được mục tiêu truyền tải thông điệp. Dưới đây là một số những cách mở đầu bài thuyết trình hay, bạn hãy tham khảo ngay nhé.
2.1. Mở màn bằng một câu chuyện hài hước
Cách dẫn dắt vào bài thuyết trình bằng một câu chuyện hài hước cũng là một cách hay. Đây được coi là biểu hiện tâm lý chung của mỗi con người. Dù là người lớn hay bất kỳ ai đi chăng nữa họ cũng rất muốn được nghe một câu chuyện “mở màn” hấp dẫn hay một tình huống hài hước trước khi bắt đầu vào nghe nội dung. Những người đã từng được rèn luyện qua những bài học thuyết trình đa số đều được đánh giá là thành công khi bạn lấy được ánh mắt “mến mộ” của người nghe ngay từ những “khoảnh khắc đầu tiên”. Chính vì vậy, để thỏa mãn tâm lý của người nghe bạn hãy sử dụng biện pháp diễn hài, kể các câu chuyện cười thậm chí đừng ngần ngại lấy mình ra làm tình huống hài hước.
Tuy nhiên nên lưu ý, nếu bạn không có năng khiếu gây cười cho người khác thì hãy tránh xa cách thức này và thay bằng cách khác phù hợp với bạn hơn. Ví dụ cách mở đầu bài thuyết trình trên lớp: Nếu bạn có khả năng hát thì đừng quên hát tặng người nghe một bài hát “mở màn” để tạo không khí sôi nổi cho buổi thuyết trình.
Mở đầu thuyết trình bằng những câu hài hước
2.2. Sử dụng câu hỏi
Người nghe luôn mang trong mình tâm lý của một “đứa trẻ” bởi tính tò mò. Việc bạn mở đầu bài nói của mình bởi một câu hỏi sẽ có tác dụng kích thích tư duy và trí tưởng tượng của họ. Thực tế, bạn có thể thấy để áp dụng cách này hiệu quả, các nhà thuyết trình sẽ chia đội chơi và có những câu hỏi kiểm tra độ nhanh nhạy phản ứng não bộ của bạn. Đồng thời, đây cũng là một hình thức được áp dụng nhiều trong trường hợp để giáo viên có thể vừa tổng kết nội dung ghi nhớ của học sinh qua từng câu hỏi hoặc sẽ lồng ghép nội dung liên quan đến bài học mới.
Tạo sự ấn tượng bằng cách sử dụng câu hỏi
Lưu ý: Những câu hỏi bạn đưa ra không nhất thiết phải là những câu hỏi đánh đố mà nên đơn giản, hài hước và hướng vào các chủ đề thuyết trình mà bạn muốn dẫn dắt người nghe.
2.3. Sử dụng những con số
Việc sử dụng những con số cụ thể để làm dẫn chứng sẽ làm cho người nghe thấy thú vị hơn bởi: “trăm nghe không bằng một thấy”. Ngoài ra, “nói có sách, mách có chứng” cũng là một phương pháp giúp bạn thuyết phục người nghe hiệu quả ngay từ khi mới bắt đầu. Hãy lựa chọn một con số ấn tượng và có độ chính xác cao.
Ví dụ cách mở đầu bài thuyết trình trên lớp: Bạn có thể dùng con số 75% và đặt câu hỏi gợi mở cho người nghe họ nghĩ gì khi thấy con số này, sau đó dẫn vào chủ đề như “Bảo vệ nguồn nước sạch”,… Hay với con số 80/20, bạn có thể nói về chủ đề gì nào?
2.4. Chiếm lĩnh trái tim người nghe
Trong nhiều trường hợp, thay vì một tác phong trang trọng, bạn hãy bắt đầu bằng cách nói nên cảm nhận của mình khi đến với buổi thuyết trình. Bởi vì chính những sự chia sẻ chân tình của bạn sẽ kéo người nghe lại gần, đồng cảm và kết thúc là những tràng pháo tay nồng nhiệt.
Ngoài ra, cách mở đầu này cũng có thể áp dụng khi bạn bị run khi thuyết trình, hãy chia sẻ những cảm xúc hiện tại của mình với khán giả để cảm thấy thoải mái hơn, hãy xem họ như những người bạn của mình vậy.
Những cảm xúc chân thành của bạn, những tâm sự của bạn về một sự kiện là một đòn bẩy tâm lý giúp bạn chiếm trọn trái tim người nghe. Nhưng bạn hãy nhớ, đó phải là những cảm xúc thật, đừng giả bộ hay đóng kịch để đánh lừa người nghe như vậy sẽ phản tác dụng.
Thuyết trình đạt đến trái tim người nghe
2.5. Tạo ấn tượng qua giọng nói và tác phong
Một giọng nói truyền cảm, ấm áp, giàu sinh khí và một tác phong chuyên nghiệp cũng là một lợi thế tuyệt vời nếu bạn mong muốn trở thành một nhà thuyết trình chuyên nghiệp. Bởi chất giọng ngọt ngào sẽ càng dễ dàng làm cho trái tim người nghe dễ rung động và không thể rời mắt trước những nội dung mà bạn muốn nói.
Nếu bạn đã từng nghe và quan sát cựu Tổng thống Mỹ Obama thuyết trình trên truyền hình chắc chắn bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt trong cách mở đầu bài nói của ông. Một chất giọng tuyệt vời, kèm theo đó là những cử chỉ điệu bộ nét mặt cực kỳ thân thiện và cởi mở. Đây cũng chính là yếu tố tại sao Obama lại được nhiều người yêu quý và muốn nghe ông thuyết trình đến như vậy.
Tác phong thuyết trình cũng là một yếu tố quan trọng để mở đầu bài thuyết trình ấn tượng
Tất nhiên, giọng nói là do thiên phú mà có được, nhưng nếu bạn biết cách rèn luyện và hoàn thiện tác phong chuyên nghiệp của mình mỗi ngày thì đến một lúc nào đó sự xuất hiện của bạn sẽ gây được sự ấn tượng đến người nghe.
2.6. Mở đầu bằng một khẳng định tích cực
Một trong những cách mở đầu bài thuyết trình ấn tượng là đưa ra một lời khẳng định tích cực. Đây chính là một cách tuyệt vời để nâng cao tinh thần, tăng cường sự tự tin và thu hút mọi người chú ý đến bài thuyết trình của bạn.Hãy cho khán giả thấy những gì bạn sắp trình bày sẽ khiến họ cảm thấy yêu thích và vô cùng hào hứng.
Khẳng định tích cực là những câu nói ngắn gọn, súc tích thể hiện niềm tin và mong muốn của bạn về những điều tốt đẹp sẽ xảy ra với tất cả mọi người. Khi bạn lặp lại những khẳng định này một cách thường xuyên, bạn sẽ khiến mọi người bị cuốn vào và bị thu hút bởi những gì bạn đang nói.
Ví dụ cách mở đầu bài thuyết trình bằng lời khẳng định như sau: “Tôi tin trong buổi ngày hôm nay, các bạn sẽ cảm thấy thật sự thoải mái và tận hưởng. Trong buổi thuyết trình này, tôi sẽ chia sẻ cho bạn những kiến thức thật sự quan trọng và bổ ích mà tôi đã khám phá và trải nghiệm, không hề có sẵn ở trong bất cứ cuốn sách nào”.
Trở thành chuyên gia Thuyết trình bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nắm được lý thuyết và kiến thức nền tảng để có thể thuyết trình tốt, tăng sự tự tin và làm chủ của bản thân đối với chính mình và đối với đối phương, thấu hiểu cơ chế ứng xử hành vi của mình, của người để “trăm trận trăm thắng”,...
2.7. Khen ngợi khán giả ở phần mở đầu
Dù là khán giả mới hay những khán giả đã quen thuộc với bạn trong nhiều buổi thuyết trình khác nhau, hãy dành cho họ nụ cười thân thiện và sự chào đón nồng nhiệt khi họ đã bỏ thời gian đến để tham dự buổi thuyết trình của bạn. Ngoài ra, bạn có thể dành những lợi khen ngợi chân thành, ấm áp nhất để khán giả thấy rằng sự xuất hiện của họ chính là niềm vinh hạnh của bạn, giúp bạn có thể tự tin trình bày ý tưởng một cách tốt nhất. Ví dụ cách mở đầu bài thuyết trình cho học sinh.
Bạn có biết lời chào hỏi trước khi thuyết trình đóng vai trò rất quan trọng giúp dẫn dắt người nghe đến với nội dung bạn đang muốn thuyết trình một cách gần nhất.
2.8. Gieo cho khán giả hy vọng
Dù bạn lựa chọn hình thức thuyết trình như thế nào đi chăng nữa thì mục đích cuối cùng vẫn là truyền cảm hứng và ý tưởng của mình đến với người khác. Nội dung được trình bày phải thể hiện rõ hành động bạn muốn khán giả của mình thực hiện, điều đó giúp cho buổi thuyết trình thật sự trở nên ý nghĩa.
Gieo cho khán giả hy vọng về những gì bạn sẽ trình bày
2.9. Nhắc đến một người nổi tiếng
Để có một mở bài thuyết trình ấn tượng, bạn có thể trích dẫn câu mở đầu bài thuyết trình hoặc minh chứng về sự thành công của một người nổi tiếng liên quan đến lĩnh vực mà bạn đang thuyết trình. Đó không chỉ là cách mở đầu thông minh mà nó còn khiến khán giả cảm thấy tin tưởng và thích thú hơn với những nội dung mà bạn chuẩn bị thuyết trình.
2.10. Đưa ra một tuyên bố mang tính khẳng định
Việc đưa ra một tuyên bố mang tính khẳng định sẽ giúp khán giả tin vào những gì mà bạn đang nói. Ngoài ra, bạn có thể đặt ra một số câu hỏi để tăng sự tương tác và kết nối người nghe vào cuộc đối thoại.
Thông thường khi bắt đầu vào bất cứ một buổi thuyết trình nào dù đơn giản hay trang trọng, người nghe vẫn chưa thực sự chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho bài nói của bạn. Một mở đầu bài thuyết trình hiệu quả, ấn tượng của bạn sẽ giúp người nghe gạt bỏ mọi yếu tố gây nhiễu bên ngoài và cuốn vào bài nói của người thuyết trình.
Vậy nên, các bạn hãy tự tập cho mình kỹ năng mở đầu bài thuyết trình thật ấn tượng nhé.
2.11. Cảm ơn ban tổ chức và khán giả
Nếu bạn đang tìm kiếm ví dụ cách mở đầu bài thuyết trình hay và độc đáo nhất, vậy thì bạn hãy áp dụng cách mở đầu kiểu cảm ơn ban tổ chức và khán giả. Ngay từ khi bắt đầu bài thuyết trình, bạn hãy cảm ơn người tổ chức vì đã mời bạn đến, người đã giới thiệu bạn với tổ chức và khán giả đã tham gia nghe.
Hành động cảm ơn ban tổ chức và khán giả được xem như một sự tôn trọng bạn dành cho họ. Đồng thời, việc cảm ơn cũng có chức năng như một sự khen ngợi bạn dành tặng cho họ, giúp bạn cảm thấy tự hào hơn về sự hiện diện, có mặt của bạn ngày hôm nay. Điều này giúp gia tăng sự kết nối giữa người nói và người nghe.
2.12. Đề cập đến một cuộc đối thoại gần đây
Nếu bạn đang bị bí ý tưởng, không biết cách mở đầu bài thuyết trình ấn tượng và thu hút nhất như thế nào? Gợi ý dành cho bạn đó là nên đề cập đến một cuộc đối thoại gần đây với những người đang có mặt. Mục đích của cách mở đầu thuyết trình này là để có thêm dẫn chứng giúp tăng thêm độ uy tín và sự chân thực của người nói vào vấn đề sắp cung cấp.
Ví dụ: “Cách đây khoảng vài phút, tôi đã nói câu chuyện…. với một người bạn ở trong sảnh. Anh ấy sau khi nghe xong có nói với tôi rằng, đây thực sự là thời điểm vàng của giáo dục và công nghệ, và tôi cũng cảm thấy như vậy”.
Đề cập đến một cuộc đối thoại gần đây để gây ấn tượng
2.13. Trích dẫn một nghiên cứu
Cách mở đầu bài thuyết trình nhóm có trích dẫn một nghiên cứu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khi bạn trích dẫn nghiên cứu từ các nguồn uy tín, điều đó cho thấy bạn đã dành thời gian để tìm hiểu kỹ về chủ đề và có kiến thức chuyên môn vững chắc. Việc sử dụng bằng chứng khoa học giúp củng cố lập luận khiến bài thuyết trình của bạn có tính chính xác cao, trở nên thuyết phục hơn đối với khán giả.
Ngoài ra, khi bạn trích dẫn nghiên cứu, bạn sẽ cho thấy mọi người thấy là bạn đã dành thời gian và công sức để chuẩn bị cho bài thuyết trình của mình. Điều này thể hiện sự chuyên nghiệp và khiến bạn trở nên đáng tin cậy hơn trong mắt khán giả.
Ví dụ cách mở đầu bài thuyết trình có trích dẫn nghiên cứu: “Theo nghiên cứu mới đây nhất của McKinsey, 30% đơn vị phát triển dự án và tăng cường đầu tư vào hạng mục này trong hơn 1 năm tới, trong khi 38% sẽ dự định giảm bớt chi tiêu đối với khoản này”.
2.14. Mở đầu bằng một video ngắn liên quan
Thêm một cách mở đầu bài thuyết trình giúp người nghe chú ý đến bạn ngay tức khắc đó chính là mở đầu bằng một video ngắn có liên quan. Cách này giúp người nghe xua tan đi cảm giác mệt mỏi, tập trung sự chú ý đến bài thuyết trình của bạn ngay từ đầu. Video thường sẽ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ hơn lời nói suông, vì vậy việc tiếp cận với giả ngay từ đầu bằng video là rất cần thiết.
Hiện nay, rất nhiều diễn giả đang chọn cách mở đầu bài thuyết trình như vậy. Các diễn giả chọn cách mở đầu như vậy là để giúp cho người nghe suy ngẫm về nội dung hôm nay sẽ được tiếp cận trong lúc đợi bài thuyết trình bắt đầu.
Mở đầu bằng một video ngắn liên quan
3. Cách mở đầu bài thuyết trình bằng tiếng anh
Nếu bạn không thích, cảm thấy việc mở đầu bài thuyết trình bằng tiếng việt quá nhàm chán thì bạn có thể lựa chọn cách mở đầu bài thuyết trình bằng tiếng anh. Dưới đây là gợi ý một vài cách mở đầu bài thuyết trình hay cho bạn tham khảo:
3.1. Welcoming the audience - Chào mừng khán giả tham dự
Trước khi bắt đầu vào nội dung chính của bài thuyết trình, chắc chắn việc chào mừng khán giả bằng một lời chào nồng nhiệt nhất là rất quan trọng. Điều này vừa giúp thu hút sự chú ý, vừa giúp khán giả cảm thấy được tôn trọng.
Một số mẫu câu chào khán giả tham dự bằng tiếng anh bạn có thể lựa chọn đó là:
-
Good morning/ afternoon/ evening, ladies and gentlemen. - Xin chào các quý bà và quý ông!
-
Hello everyone: Xin chào mọi người.
-
First of all, let me thank you all for coming here today. - Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả các bạn đã có mặt tại đây ngày hôm nay.
-
It’s good to see you all here today. - Tôi thực sự rất vui khi được gặp tất cả các bạn tại đây.
-
I’m pleased/ delighted to welcome you today: Tôi rất vui mừng/ hân hạnh khi được chào đón bạn.
Mở đầu bằng câu chào mừng khán giả tham dự
3.2. Introduce yourself - Tự giới thiệu chính bản thân
Sau khi đã gửi lời chào đến tất cả mọi người, tiếp theo bạn sẽ cần phải giới thiệu bản thân mình là ai. Mục đích để mọi người biết mình đang nghe ai thuyết trình. Thực tế trước khi bắt đầu và tham dự thì hầu hết mọi người cũng đều biết người thuyết trình là ai rồi. Tuy nhiên việc tự giới thiệu trong phần mở đầu cũng rất quan trọng.
Các mẫu câu tự giới thiệu bằng tiếng anh quan trọng bạn có thể lựa chọn như sau:
-
Let me just start by introducing myself. My name is… Hãy cho phép tôi bắt đầu bằng việc giới thiệu bản thân mình. Tôi tên là ….
-
Let me introduce myself. I’m Madam from…Hãy để tôi tự giới thiệu về chính bản thân mình. Tôi tên Madam, đến từ…
-
As you probably know, I’m the new HR manager./ I’m here in my function as... - Chắc hẳn các bạn ở đây đều đã biết, tôi là quản lý nhân sự mới./ Tôi đứng ở đây với tư cách là…
3.3. Say what the topic is - Dẫn dắt đến chủ đề thuyết trình
Sau bước giới thiệu để vào nội dung chính của bài thuyết trình một cách tự nhiên, bạn cần phải nhắc lại chủ đề của bài thuyết trình một lần nữa. Thực tế hầu hết người nghe đều đã biết chủ đề, tuy nhiên bạn vẫn nên nhắc lại để người nghe tập trung sự chú ý vào điều đó.
Một số cấu trúc câu dẫn dắt chủ đề bài thuyết trình thường dùng có thể kể đến như:
-
Today’s topic is…: Chủ đề giới thiệu trong hôm nay là…
-
As you can see on the screen, our topic today is…: Như các bạn đã thấy xuất hiện trên màn hình, chủ đề của buổi hôm nay là…
-
In my presentation I would like to report on…: Trong bài thuyết trình này, tôi sẽ chia sẻ về…
-
The subject/ topic of my presentation focuses on… - Chủ đề/ đề tài của bài thuyết trình sẽ tập trung vào…
Dẫn dắt khán giả biết đến chủ đề bài thuyết trình
3.4. Explain why audience will be interested - Giải thích lý do khiến khán giả hứng thú
Cuối cùng là bạn chia sẻ lý do, tại sao bài thuyết trình lại khiến tác giả bị thu hút và hứng thú. Thực tế, đây không phải là phần bắt buộc. Tuy nhiên nếu thêm phần này vào thì bạn sẽ thu hút người nghe hơn, tạo độ hoà hợp với khán giả.
Một số mẫu câu tiếng anh thể hiện lý do khiến khán giả hứng thú có thể kể đến như:
-
Today’s topic is of particular interest to those of you/ us who… : Chủ đề của hôm nay sẽ liên quan đặc biệt đến chúng ta…
-
My/ The topic is/ will very important for you because…: Vấn đề/ Chủ đề ngày hôm nay đặc biệt quan trọng vì…
-
My presentation is particularly relevant to those of you/ us who… - Bài thuyết trình của tôi đặc biệt có liên quan đến những bạn/ chúng ta, người mà…
4. Tổng kết
Như vậy thông qua bài viết trên, Unica đã hướng dẫn bạn những cách mở đầu bài thuyết trình ấn tượng. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích để bạn có mở bài thuyết trình hay và hấp dẫn nhất.
Chúc các bạn thành công!
Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Nghệ thuật thuyết trình thuyết phục"
XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY