Ngành tổ chức sự kiện tuy khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng lại có sức hút lớn với các bạn trẻ. Nếu bạn có đam mê theo học và mong muốn làm việc trong ngành này, hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về ngành tổ chức sự kiện và tất tần tật những thông tin cần biết nhé!
Ngành tổ chức sự kiện là gì?
Ngành tổ chức sự kiện được hiểu là một hoạt động thiết yếu trong đời sống xã hội ở tất cả các lĩnh vực văn hóa - xã hội - chính trị… quy tụ lượng lớn người tham gia tại một địa điểm, thời gian nhất định nhằm truyền đạt một thông điệp cụ thể nào đó và tạo sự thu hút với đối tượng tham gia. Các công việc tổ chức sự kiện bao gồm: lên kế hoạch triển khai, xây dựng kịch bản, thiết kế, kiểm soát sự kiện xuyên suốt quá trình diễn ra, xử lý tình huống phát sinh nếu có…
Một sự kiện thành công là khi nó hoàn thành đúng mục đích của đơn vị tổ chức.
Ngành tổ chức sự kiện tuy mới mẻ nhưng rất có sức hút với giới trẻ
Sức hút của ngành nghề tổ chức sự kiện
Tuy là một ngành nghề mới nhưng ngành tổ chức sự kiện lại có một sức hút mãnh liệt với giới trẻ. Đó là nhờ những lý do sau:
- Có nhiều cơ hội việc làm: Ngành tổ chức sự kiện ở Việt Nam đang phát triển mạnh với đủ loại hình, từ các sự kiện quốc tế, âm nhạc, thể thao đến đến các sự kiện doanh nghiệp…Các sự kiện này đều cần được điều hành bởi những con người tài năng, năng động, học hỏi nhanh và đam mê sự kiện.
- Thu nhập tốt: tổ chức sự kiện là một nghề khó và khá áp lực. Đổi lại, những người làm tổ chức sự kiện có thu nhập khá cao.Trải nghiệm mới mẻ: nghề làm sự kiện sẽ cho bạn nhiều trải nghiệm mới mẻ vì bạn sẽ không phải gò bó một chỗ, được đi du lịch nhiều nơi, được tiếp xúc với nhiều khách hàng, đối tác, bạn bè mới
- Trau dồi nhiều kinh nghiệm và kỹ năng: Làm sự kiện giúp bạn trau dồi nhiều kỹ năng như hoạt động đội nhóm, lập kế hoạch, giao tiếp, đàm phán, sáng tạo, thuyết trình, thuyết phục khách hàng…
- Hoàn thiện vẻ đẹp ngoại hình và tính cách: Để làm nghề tổ chức sự kiện, bạn buộc phải liên tục hoàn thiện bản thân để có thể phát triển lâu dài.
Ngành tổ chức sự kiện đem lại cho bạn nhiều trải nghiệm
Ngành tổ chức sự kiện được đào tạo như thế nào?
Các bạn trẻ quan tâm đến ngành tổ chức sự kiện chắc chắn đều muốn tìm hiểu các vấn đề như: ngành tổ chức sự kiện thi khối nào? ngành tổ chức sự kiện học trường nào? học tổ chức sự kiện ở đâu?...Cùng đi tìm câu trả lời nhé!
Tổ chức sự kiện học ngành gì?
Các bạn có thể lựa chọn các ngành như: quản lý sự kiện, PR, quản trị sự kiện, ngành truyền thông, đạo diễn sự kiện, quản trị kinh doanh, quản lý nhà hàng, khách sạn, marketing,
Nếu học và xin việc đúng ngành thì bạn sẽ có khoảng 20% lợi thế khi gặp gỡ nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên, điều mà nhà tuyển dụng quan tâm hơn không phải là ngành học mà chính là kinh nghiệm thực tế trong ngành của bạn. Chẳng hạn như các hoạt động tình nguyện, các hoạt động sự kiện của bạn tại trường hay công việc làm thêm của bạn về mảng tổ chức sự kiện…Nếu bạn là người năng nổ, hay tham gia các hoạt động sự kiện của trường thì bạn đã có“tố chất” của người tổ chức sự kiện rồi đó!
Kinh nghiệm làm việc thực tế mới là điều quan trọng nhất
Tổ chức sự kiện học ở trường nào?
Hiện nay, bạn có thể theo học ngành nghề tổ chức sự kiện tại những ngôi trường dưới đây:
- Khoa đạo diễn sự kiện - lễ hội (đạo diễn sân khấu) trường Đại học sân khấu điện ảnh Hà Nội
- Ngành quan hệ công chúng PR, tổ chức sự kiện trường CĐ FPT
- Khoa Báo chí trường Cao đẳng FPT ĐHQG Hà Nội, TPHCM
- Ngành PR Học viện Báo chí Tuyên truyền
- Ngành Quan hệ công chúng Đại học Văn Lang
- Ngành tổ chức sự kiện văn hoá trường ĐH văn hoá Hà Nội
- Khoa du lịch/ quản trị sự kiện trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn
- Ngành quan hệ quốc tế ở HUFLIT trường đại học ngoại ngữ và tin học TPHCM
- Chuyên ngành kinh doanh thể thao và tổ chức sự kiện đại học Tôn Đức Thắng
- Ngoài ra, các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các ngành du lịch, báo chí, truyền thông, quan hệ công chúng ở cá trường hoặc theo học tại các trường có nhiều hoạt động như đại học ngoại thương với hơn 40 câu lạc bộ cùng nhiều cơ hội tổ chức sự kiện.
Hãy tích cực tham gia các hoạt động tổ chức sự kiện ngay khi còn đi học
Công việc của ngành tổ chức sự kiện
Một sự kiện được tổ chức thành công cần có sự phối hợp giữa rất nhiều bộ phận. Do đó, nghề tổ chức sự kiện cũng cần khá nhiều vị trí công việc khác nhau. Theo đó, mức lương nghề tổ chức sự kiện cũng khác nhau.
Đạo diễn sự kiện
Đạo diễn sự kiện có thể là một cá nhân hoặc cả ê kip. Đây là vị trí cao nhất trong sự kiện thực hiện các nhiệm vụ lên ý tưởng và thực hiện sự kiện. Vị trí đạo diễn sự kiện gồm có: đạo diễn sân khấu, đạo diễn kịch bản, đạo diễn âm nhạc, đạo diễn ánh sáng. Mức lương trung bình của công việc đạo diễn sự kiện khoảng từ 20.000.000 VNĐ đến 50.000.000 VNĐ/1 tháng hoặc cao hơn tùy thuộc vào kinh nghiệm của nhân sự.
Điều phối viên sự kiện
Điều phối viên sự kiện là những nhân sự thường mặc đồ đen và cầm bộ đàm trong mỗi sự kiện. Họ thường đứng ở các vị trí như bàn điều khiển hay sau cánh gà sân khấu, khu vực tiếp đón khách… Người điều phối sự kiện có nhiệm vụ đảm bảo cho sự kiện diễn ra suôn sẻ bằng việc điều phối nhân sự, ánh sáng, âm thanh… Mức lương của điều phối viên theo sự kiện khoảng từ 1.000.000 VNĐ - 10.000.000 VNĐ tùy quy mô sự kiện.
Một sự kiện thành công cần sự kết hợp của nhiều bộ phận
Nhân viên kinh doanh sự kiện
Là những người nắm rõ giá cả thị trường và có thể tư vấn cho khách hàng từ A-Z về sự kiện như: nhân sự, thiết bị, địa điểm…Để kinh doanh sự kiện thành công, nhân viên kinh doanh ngoài kinh nghiệm cần có một chút ngoại hình cộng với sự khéo léo và khả năng quan hệ. Mức lương cơ bản của một nhân viên kinh doanh sự kiện là khoảng 8.000.000 VNĐ đến 12.000.000 VNĐ (chưa kể doanh số)
Thiết kế đồ họa
Gồm có thiết kế 2D chuyên phụ trách thiết kế các ấn phẩm sự kiện như: quà tặng, backdrop, standee, banner, hồ sơ thầu sự kiện…Mức lương cơ bản cuả vị trí naỳ trung bình khoảng 10.000.000 VNĐ và cao hơn nếu tay nghề cao. Thiết kế 3D chuyên phụ trách dựng bối cảnh sự kiện 3D. Vì tính chất công việc khó hơn nên mức lương cao hơn so với thiết kế 2D
Nhân sự hỗ trợ sự kiện
Nhân sự hỗ trợ sự kiện thường là sinh viên đi thực tập, PB, PG…Họ sẽ hỗ trợ các hạng mục việc nhỏ lẻ như cài míc cho ca sĩ, dán sticker, chỉ đường cho khách thậm chí bê vác đồ đạc v.v. Mức lương của người hỗ trợ sự kiện thường là 500.000 VNĐ - 1.000.000 VNĐ/1 sự kiện
Kỹ thuật viên ánh sáng, âm thanh
Đây là vị trí công việc của những người điều khiển hệ thống thiết bị ánh sáng, âm thanh theo yêu cầu của đạo diễn sự kiện. Mức lương trung bình khoảng từ 1.000.000 VNĐ -5.000.000 VNĐ / mỗi sự kiện.
Content sự kiện
Công việc content sự kiện là vị trí của người xây dựng nội dung của sự kiện, lên ý tưởng và nội dung để truyền thông trước - trong - sau sự kiện. Thu nhập trung bình của công việc này là từ 8.000.000 VNĐ đến 12.000.000 VNĐ/tháng.
Cần có những tố chất gì để trở thành nhân viên tổ chức sự kiện
Ngành tổ chức sự kiện rất phù hợp với những người hướng ngoại, thích dịch chuyển và ưa trải nghiệm những điều mới mẻ.
Đam mê nghề
Sự yêu thích và đam mê với nghề sự kiện chính là yếu tố giúp bạn vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách. Trong quá trình làm nghề, chắc chắn bạn sẽ gặp phải những lúc chán nản, mệt mỏi, nhưng với sự đam mê thì bạn sẽ không dừng bước. Lòng yêu nghề giúp bạn tạo ra năng lượng ngay khi mệt mỏi nhất.
Dù làm tổ chức sự kiện hay không cũng cần lòng đam mê và sự chăm chỉ
Khoẻ mạnh
Nghề sự kiện thường đòi hỏi đi sớm về khuya và cả những đêm thức trắng để lo dự án kịp deadline hay nhiều áp lực khác. Bởi vậy, bạn cần phải có sức khoẻ mới theo nghề được. Để có sức khoẻ, hãy chăm chỉ tập thể dục mỗi ngày nhé!
Ngoại hình ưa nhìn
Ngoại hình không phải là tất cả nhưng ngoại hình ưa nhìn sẽ hỗ trợ bạn nhiều trong giao tiếp và trực tiếp ảnh hưởng đến vị trí công việc bạn được giao. Bởi vì khi bạn làm nghề sự kiện cũng có nghĩa là bạn đang làm việc ở trong cộng đồng những người coi trọng hình thức. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có ngoại hình đẹp thì không được làm sự kiện đâu nhé!
Khả năng giao tiếp và đàm phán tốt
Khả năng giao tiếp và đàm phán có thể giúp bạn đạt được nhận được sự kiện hay giải quyết được những vướng mắc trong công việc. Bạn cần trau dồi được kỹ năng giao tiếp và khả năng tự xoay sở cũng như giải quyết công việc khi gặp vấn đề rủi ro. Điều đó giúp thiết lập bạn như một người lãnh đạo của nhóm, giúp mọi người đi đúng hướng.
Ngoài ra, khả năng này còn cho phép bạn chia sẻ tầm nhìn của mình một cách hiệu quả để những người khác có thể hào hứng với nó. Hãy luôn nhớ, giao tiếp theo với mọi người theo cách tôn trọng, không hạ thấp bất kỳ ai, hãy chấp nhận cả những lời chỉ trích và thoải mái với những ý tưởng mới. Vì tất cả mọi người đều đóng góp vai trò vào sự thành công của một sự kiện, nên hãy chắc chắn rằng bạn đang giao tiếp với họ một cách rõ ràng và tự tin
Kỹ năng quản lý
Ngành tổ chức sự kiện yêu cầu bạn cần quản lý một nhóm người dưới quyền hoặc quản lý thiết bị. Đơn giản nhất là bạn phải tự quản lý giờ giấc của bản thân, sắp xếp công việc một cách khoa học và thông minh để không bị stress.
Bình tĩnh
Hãy luôn giữ bình tĩnh, sự kiên nhẫn để xử lý bất kỳ tình huống nào bởi vì hốt hoảng sẽ không giúp bạn giải quyết được mọi chuyện một cách sáng suốt nhất.
Chăm chỉ
Yếu tố này không chỉ cần trong nghề tổ chức sự kiện mà còn là yếu tố quyết định sự thành công của mọi loại hình công việc.
Ngoại ngữ
Vốn ngoại ngữ tốt rất có ưu thế với công việc tổ chức sự kiện. Vì nó có thể giúp bạn có thể tham khảo tài liệu nước ngoài để khám phá và đi sâu hơn trong nghề.
Hy vọng rằng, những chia sẻ đầy tâm huyết của HoaBinh Events về ngành tổ chức sự kiện sẽ giúp các bạn có được định hướng công việc phù hợp cho bản thân trong tương lai. Chúc các bạn thành công trong ngành tổ chức sự kiện!
“HoaBinh Events - Chất lượng làm nên danh tiếng”
Chi tiết liên hệ:
Hotline: 0918.640.988 - 0939.311.911
Hà Nội: 27 - 29 Đoàn Thị Điểm, Quận Đống Đa, Thủ Đô Hà Nội
Đà Nẵng: 217 Trần Phú, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng
Hồ Chí Minh: 5 Hoa Cau, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Email: info@hoabinhevents.com