Cây cúc tần ấn độ hay còn gọi là cây mành trúc. Đây là một loại cây thân leo thuộc họ Cúc, xuất xứ từ vùng Ấn Độ, Myanmar và Thái Lan. Với vẻ đẹp quyến rũ và khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, cây cúc tần đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho việc trang trí không gian sống và làm đẹp môi trường xung quanh. Hãy cùng Trang Trí Sân Vườn tìm hiểu về cúc tần Ấn Độ qua bài viết dưới đây nhé.
Đặc điểm của cây cúc tần ấn độ
- Tên gọi khác: Dây bạc đầu bầu dục, dây dọi tên.
- Tên khoa học: Vernonia elliptica.
- Họ thực vật: Họ cúc - Asteraceae.
Là loại cây bản địa của khu vực Ấn Độ, Myanmar và Thái Lan. Nhờ vào tính chất dễ chăm sóc và khả năng thích ứng tốt. Loại cây này đã được nhân giống và phổ biến trên khắp thế giới.
Cúc tần ấn độ không chỉ là một loài cây leo rủ trang trí. Mà chúng còn là biểu tượng của sức sống, sự tươi mới và tích cực. Với những đặc điểm độc đáo và tính ứng dụng cao. Nó đã trở thành một phần quan trọng trong việc làm đẹp và xanh hóa môi trường sống.
- Thân cây: Thuộc loại cây leo thân gỗ. Thân cây có màu xanh nhạt, và khi già sẽ chuyển sang màu nâu. Nếu được chăm sóc đúng cách cây có thể cao đến khoảng 30m.
- Lá cây: Lá cây cúc tần ấn độ dài từ 3 - 10cm, có hình dạng trứng và nhọn về phía đầu. Mặt trên của lá có màu xanh nhạt khi còn non, chuyển sang màu đậm hơn khi lá già. Lá mọc xen kẽ với mật độ khá dày, giữ cho cây luôn xanh tươi quanh năm.
- Hoa và quả: Hoa của cây cúc tần thường kết thành chùm, mỗi bông hoa có 5 cánh nhỏ, mang sắc trắng hoặc hồng nhạt. Loại cây này không có mùa ra hoa cố định, khi nở hoa, tạo nên khung cảnh tuyệt vời. Quả cúc tần có màu nâu và hình trụ 5 góc.
- Khả năng sinh trưởng: Cây cúc tần ấn độ có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ và phát triển nhanh chóng ở mọi điều kiện khí hậu.
Công dụng và ý nghĩa phong thủy của cúc tần Ấn Độ
Sở hữu vẻ đẹp của lá xanh tươi quanh năm và không thu hút các loại côn trùng như rắn, muỗi, ruồi… Cây cúc tần ấn độ được sử dụng trồng rủ để trang trí hàng rào, ban công, cổng chào. Chúng cũng được sử dụng rộng rãi để trang trí nơi công cộng như quán ăn, quán cà phê, khu du lịch. Nó không chỉ mang lại vẻ đẹp xanh mát mà còn tạo ra lớp rèm che mát không gian xung quanh.
Cúc tần ấn độ còn có khả năng thanh lọc không khí tốt. Chúng giúp cải thiện chất lượng không khí trong khu vực mà nó phát triển.
Cây cúc tần ấn độ thường được xem là biểu tượng của sức sống và sự may mắn. Khi trồng trong nhà hoặc ngoại thất, nó tạo nên không khí tích cực, vui vẻ cho mọi thành viên trong gia đình.
Với khả năng tạo ra không gian xanh, cây cúc tần góp phần gắn kết gia đình. Chúng tạo nên một môi trường sống hòa mình và yên bình. Đặc biệt, loại cây này được cho là mang lại tài lộc và sức khỏe. Chúng đặc biệt phù hợp với người mang mệnh mộc hoặc mệnh thổ.
Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây cúc tần Ấn Độ rủ xanh đẹp
Cách nhân giống: Cúc tần ấn độ có thể nhân giống thông qua phương pháp giâm cành. Điều này giúp duy trì và mở rộng quần thể cây một cách dễ dàng.
Cách trồng: Cắt cây thành đoạn ngắn khoảng 30 - 50 cm, nhúng vào dung dịch thuốc kích rễ, sau đó giâm vào đất. Chờ cây đâm chồi mới sau một khoảng thời gian ngắn.
Cách chăm sóc cây cúc tần ấn độ phát triển nhanh và xanh tốt:
- Ánh Sáng: Trồng cây ở khu vực có bóng râm để cây phát triển tốt nhất.
- Nước: Tưới cây 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và chiều tối để duy trì độ ẩm cần thiết tránh cho cây bị khô lá.
- Nhiệt Độ: Cây chịu được cả nhiệt độ nóng và lạnh.
- Độ Ẩm: Đặt cây ở nơi có độ ẩm cao, tránh những nơi quá khô.
- Bón Phân: Bón phân hữu cơ 1-2 lần mỗi tháng để cây có nguồn dinh dưỡng đầy đủ.
Cây cúc tần ấn độ không chỉ là một loại cây trang trí xinh đẹp. Mà chúng còn là nguồn năng lượng tích cực và sức sống cho không gian sống của bạn. Đặc biệt cây có khả năng thích ứng tốt và sự dễ chăm sóc. Đây sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn tìm kiếm một loại cây thân leo để tạo ra một mảng xanh tươi trong không gian sống của mình. Liên hệ với Trang Trí Sân Vườn qua SĐT: 0968 616 525 để mua cúc tần ấn độ ở Hà nội nhé!