Bọ chét có thể xuất hiện ở nhiều nơi và có thể gây ra những vết cắn khó chịu trên da người. Vì vậy, bạn có thể tham khảo các loại dung dịch bôi khi bị bọ chét cắn để cảm thấy thoải mái hơn, ngăn ngừa nhiễm trùng và hạn chế lây lan. Trước khi tìm hiểu chi tiết, chúng ta cần biết vì sao bọ chét lại tấn công con người và các dấu hiệu nhận biết vết cắn bọ chét.
Tại sao lại bị bọ chét cắn?
Bọ chét cắn người khi chúng đói nhưng không tìm được vật chủ khác như trâu bò, chó mèo,... Con người không phải là đối tượng để bọ chét ký sinh. Vì vậy, bị bọ chét cắn không phải chuyện thường xuyên xảy ra.
Bọ chét thường sống ẩn nấp trong lông vật nuôi, các bụi cỏ cao, trên mặt đất dưới bóng râm, đống gỗ mục hoặc trong kho chứa ẩm thấp. Những con bọ chét trường thành mới chui ra khỏi kén có thể tấn công người lớn và trẻ em đi qua.
Dấu hiệu khi bị bọ chét cắn
Những vết cắn của bọ chét sẽ có đặc điểm như sau:
- Vết cắn xung quanh được bao quanh một quầng đỏ;
- Vết cắn có màu đỏ và phồng rộp;
- Vết cắn tập trung thành cụm 3 - 4 nốt hoặc kéo dài một đường thẳng;
- Vết cắn rất ngứa, vùng da bị cắn còn có cảm giác đau;
- Vùng bị cắn có thể bị phát ban hoặc nổi mề đay gần khu vực bị cắn.
Vết cắn của bọ chét rất ngứa và đau. Vì vậy, người bị cắn thường gãi quá mức và có thể làm cho da bị nhiễm trùng hoặc lây lan. Do đó, bạn cần tìm hiểu bôi gì khi bị bọ chét cắn để nhanh chóng giảm bớt cảm giác khó chịu.
Bao lâu vết cắn bọ chét mới lành?
Vết cắn bọ chét có thể tự lành sau 4 - 5 ngày. Nếu như bạn biết cách bôi gì khi bọ chét cắn, vết thương có thể lành nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn nên theo dõi vết cắn mỗi ngày. Nếu như có dấu hiệu dị ứng, nhiễm trùng, mủ trắng, phát ban,... thì bạn nên thăm khám bác sĩ.
Bọ chét cắn có nguy hiểm không?
Vết cắn của bọ chét có thể không đáng lo ngại. Tuy nhiên, chúng lại có thể lây lan do người cắn liên tục gãi làm cho vết thương mở rộng và có thể gây nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, các bệnh như dịch hạch, sốt phát ban, bội nhiễm, viêm da dị ứng,... có thể lây truyền do bọ chét nếu đang có dịch. Vì vậy, bạn nên đến bệnh viện nếu có các triệu chứng lạ đi kèm.
Bôi gì khi bị bọ chét cắn?
Tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà có thể giảm sưng viêm cho da. Sau khi bị cắn, bạn cần vệ sinh vết cắn bằng xà phòng và nước ấm, sau đó giữ cho vùng da sạch sẽ. Bạn cần dùng 1 - 2 giọt tinh dầu tràm trà và xoa nhẹ trong vài phút mỗi ngày cho đến khi giảm sưng ngứa.
Baking soda
Baking soda có thể giảm ngứa, giảm đau, an toàn cho da và kháng khuẩn tốt. Sau khi làm sạch vết thương, bạn cần dùng 2 muỗng cà phê baking soda pha với nước ấm và bôi lên da. Sau 15 phút, bạn rửa sạch lại với nước lạnh và thực hiện 2 lần/ngày.
Yoosun Rau Má
Yoosun Rau Má được sử dụng trong nhiều trường hợp bị côn trùng cắn. Bởi vì thành phần của nó chứa các chất giúp làm mềm da, kháng viêm và ngăn ngừa để lại sẹo thâm. Bạn chỉ cần thoa một lớp kem mỏng để kem thấm nhanh vào da, thực hiện 2 - 3 lần/ngày.
Cùi dừa
Nếu bạn chưa biết bôi gì khi bị bọ chét cắn thì nên thử dùng cùi dừa. Cùi dừa lành tính trên da, giúp làm mát và làm dịu vết thương nhanh chóng. Cách thực hiện khá đơn giản: Bạn cần xay nhuyễn cùi dừa và đắp lên da trong vòng 1 tiếng, sau đó rửa sạch lại với nước.
Bạn có thể đắp liên tiếp 3 lần cho đến khi vết thương giảm sưng ngứa. Trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy, bạn cần đắp thêm cùi dừa để vết cắn nhanh lành hơn.
Xử lý vết cắn bọ chét cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất mỏng manh và yếu ớt. Do đó, bọ chét có thể dễ dàng tấn công làn da của trẻ hơn người lớn. Vì vậy, bạn nên áp dụng các cách bôi khi bị bọ chét cắn sau đây cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
- Bôi nha đam cho trẻ bị bọ chét cắn: Dùng gel trong lá nha đam (lô hội) bôi lên da bé hoặc dùng loại gel nha đam đóng chai.
- Chườm lạnh cho vết cắn bọ chét: Cho vài viên đá vào trong khăn sạch, chườm lên da từ 5 - 10 phút và lặp lại cho đến khi vết cắn giảm sưng ngứa.
- Dùng túi trà đã sử dụng: Đặt túi trà đã dùng và nguội lên vùng da bị cắn trong vài phút.
- Nước cốt chanh: Xoa vài giọt nước cốt chanh lên vết cắn và lau sạch sau khoảng 10 phút, hạn chế vết thương tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Baking soda: Kháng khuẩn cho vết cắn bằng cách pha baking soda với một ít nước và đắp lên vết thương.
- Giấm táo: Pha loãng giấm táo với ít nước và bôi lên da bé, sau đó cần lau sạch vết thương để tránh giấm táo làm da bị kích ứng.
- Mật ong: Bôi mật ong trực tiếp lên vết thương để kháng khuẩn và chống viêm, có thể bôi vào ban đêm để trẻ dễ chịu hơn.
- Bột yến mạch: Trộn bột yến mạch với sữa chua và bôi lên da cho đến khi hỗn hợp khô lại, lặp lại 1 lần/ngày.
Cách phòng ngừa bọ chét cắn
Bọ chét rất ít khi cắn người nhưng nếu khu vực sinh sống nhà bạn nuôi thú cưng, gia súc, gần bụi cỏ cao, có nhà kho,... thì có thể hạn chế bọ chét cắn bằng cách sau đây:
- Giữ cho khu vực xung quanh nơi ở sạch sẽ, phát quang bụi rậm, tránh ẩm ướt.
- Vệ sinh thường xuyên cho thú cưng, diệt bọ chét cho vật nuôi để hạn chế lây lan sang cho người.
- Trồng nhiều tỏi trong vườn hoặc ăn tỏi vì bọ chét không thích mùi tỏi.
- Dùng bình xịt cam quýt bằng cách cắt lát quả chanh, cam hoặc quýt rồi đem đun sôi để vào trong bình xịt qua đêm. Sử dụng bình xịt trong nhà, đặc biệt là trong góc nhà và cả thú cưng;.
- Dùng thuốc diệt bọ chét nếu trong nhà có vật nuôi để phòng ngừa.
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc bôi gì khi bị bọ chét cắn và cách phòng ngừa bọ chét cắn cho gia đình bạn. Vết cắn bọ chét có thể lành lại sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu phát hiện xung quanh vết cắn có các dấu hiệu bất thường, bạn cần đến bác sĩ da liễu để khám chữa kịp thời.