Làm sao để trở thành một QA Manager?
Đôi nét về vị trí QA Manager
Trách nhiệm của một QA Manager là đảm bảo các sản được sản xuất ra đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng, không có khuyết tật. Đồng thời các sản phẩm còn phải đảm bảo độ an toàn khi sử dụng và tuân theo các thông số kỹ thuật đã đặt ra. Chỉ những sản phẩm chất lượng mới được đưa đến tay người sử dụng. Ngoài ra, QA Manager còn đảm nhiệm công việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên QA, quản lý các quy trình kiểm soát chất lượng và hoạt động của bộ phận QA. Họ thường làm việc trong các lĩnh vực sản xuất, chế tạo các sản phẩm như: thực phẩm, ô tô, đồ chơi, thiết bị điện tử, may mặc và các sản phẩm khác nữa. >>>> Xem thêm: QA Manager là gì? Công việc vị trí QA Manager là gì?
Làm sao để trở thành một QA Manager?
Bạn hãy thực hiện theo 5 bước sau đây để trở thành một QA Manager:
Bước 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và yêu cầu công việc đối với vị trí QA Manager
Nếu bạn muốn trở thành một QA Manager thì việc đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu cặn kẽ nhiệm vụ công việc của vị trí này và các yêu cầu công việc của nó. Có thể thấy việc đầu tiên bạn cần đáp ứng được đó là trình độ học vấn. Theo tìm hiểu của HRchannels từ tin tuyển dụng của các doanh nghiệp thì bạn cần có bằng cử nhân về kinh doanh, quản lý chất lượng hoặc một lĩnh vực có liên quan. Bạn cũng có thể lấy các bằng cấp cao hơn như bằng thạc sĩ để tạo lợi thế khi ứng tuyển.Việc chọn đúng chuyên ngành là bước khởi đầu vô cùng quan trọng trong khi nghiên cứu cách để trở thành một QA Manager. Vì điều này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức nền tảng ban đầu để bắt đầu con đường sự nghiệp của một QA Manager.
Bước 2: Học tập để lấy được bằng cử nhân
Bạn có thể lấy bằng cử nhân thuộc các chuyên ngành quản trị kinh doanh, quy trình kỹ thuật, công nghệ khoa học, hoặc quản lý chất lượng. Ngoài ra, bạn cũng nên tham gia các khóa học như tính toán, thống kê, truyền thông, quản lý nguồn nhân lực, máy tí...
Bước 3: Tìm kiếm cơ hội thực tập hoặc việc làm có liên quan đến quản lý chất lượng
Ngay khi còn đi học, bạn nên tìm kiếm những cơ hội thực tập hoặc làm việc ngắn hạn có liên quan đến quản lý chất lượng để tích lũy kinh nghiệm cho mình. Đó là cách tốt nhất giúp bạn có cơ hội thực hành nhiều hơn. Nhà tuyển dụng cũng đánh giá cao các ứng viên có kinh nghiệm chuyên môn hơn so với các ứng viên khác. >>>> Bạn quan tâm: Chức năng, vai trò, nhiệm vụ của QA Manager
Bước 4: Học tập để lấy các chứng chỉ về quản lý chất lượng
Để nắm vững các nguyên tắc kiểm soát chất lượng, tăng khả năng tư duy phân tích và ứng dụng thành công các công nghệ hiện đại vào việc quản lý chất lượng, QA Manager cần xem xét tham gia các khóa học để lấy các chứng chỉ chuyên môn. Việc sở hữu các chứng chỉ như QC - Quality Control hay QA - Quality Assurance sẽ là một thế khi ứng tuyển. Các chứng chỉ là những công cụ hữu hiệu giúp bạn tiếp thị kỹ năng của mình với nhà tuyển dụng, cũng như tạo lợi thế khi đàm phán lương.
Bước 5: Tìm việc làm QA Manager
Các QA Manager thường bắt đầu trong vai trò của một Tester - Nhân viên thử nghiệm sản phẩm. Sau khi tích lũy được một số năm kinh nghiệm nhất định, họ có thể tiến tới vai trò của một QA Manager. Họ có thể trở thành QA Manager ngay trong chính công ty...
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!