Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Các sinh vật đã ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào?

I. Nội dung bài học

Nội dung

Quan hệ cùng loài

Quan hệ khác loài

Bản chất

Các loài sống gần nhau, liên hệ với nhau hình thành nên các nhóm cá thể có quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.

Các loài khác nhau cùng sống trong 1 nơi phân bố nhất định có quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch lẫn nhau.

Mối quan hệ

Hỗ trợ: chúng hỗ trợ nhau trong việc chống lại kẻ thù, di cư, tìm kiếm thức ăn, chống chọi với môi trường…

Hỗ trợ: là mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không có hại). Gồm

Ví dụ

Hỗ trợ: các cây mọc cùng chỗ, hiện tượng liền rễ có thể tăng khả năng lấy nước, dinh dưỡng, chống gió.

Cạnh tranh:

Hỗ trợ:

Đối địch:

anh-huong-lan-nhau-giua-cac-sinh-vat
Ảnh: Địa y - kết quả của sự cộng sinh giữa nấm và tảo.
bai-44-anh-huong-lan-nhau-giua-cac-sinh-vat-2
Ảnh: Bọ vét hút máu người
anh-huong-lan-nhau-giua-cac-sinh-vat-2
Ảnh: Cây phong lan sống hội sinh trên thân cây gỗ

II. Bài tập luyện tập ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật của hệ thống trường NK - LTT

Phần 1: Câu hỏi tự luận

Câu 1: Ý nghĩa của mối quan hệ cùng loài.

Hướng dẫn trả lời:

Đảm bảo cho các cá thể cùng nhau tồn tại, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể.

Điều chỉnh số lượng phù hợp với nguồn sống của môi trường, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các cá thể trong đàn.

Câu 2: Ý nghĩa của mối quan hệ khác loài.

Hướng dẫn trả lời:

Quan hệ khác loài đã tạo nên trạng thái cân bằng sinh học.

Phần 2. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Ví dụ nào dưới đây biểu hiện quan hệ cộng sinh?

  1. Địa y sống bám trên cành cây.
  2. Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.
  3. Vi khuẩn sống trong nốt sần của cây họ đậu.
  4. Giun đũa sống trong ruột người.

Câu 2. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm do nguyên nhân nào?

  1. Môi trường sống thiếu thức ăn hoặc nơi ở chật chội.
  2. Số lượng cá thể tăng quá cao.
  3. Con đực tranh giành nhau con cái.
  4. Các cá thể giúp đỡ nhau lấy thức ăn và nước uống.
  1. (1), (2), (3).
  2. (1), (2), (4).
  3. (2), (3), (4).
  4. (1), (3), (4).

Câu 3. Ví dụ về tảo gây tử vong cho nhiều loài tôm, cá… bằng cách sinh sản quá nhanh phủ kín bề mặt nước gây hiện tượng thủy triều đỏ thuộc quan hệ

  1. cạnh tranh.
  2. ức chế - cảm nhiễm.
  3. đối địch.
  4. sinh vật này ăn sinh vật khác.

Câu 4. Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa thưa diễn ra mạnh mẽ?

  1. Số lượng cây mọc nhiều trong một diện tích nhỏ.
  2. Cây thiếu ánh sáng.
  3. Cây không lấy đủ dinh dưỡng.
  4. Cây lấy được nhiều ánh sáng.
  1. (1), (2), (3).
  2. (1), (2), (4).
  3. (2), (3), (4).
  4. (1), (3), (4).

Câu 5. Cho các ví dụ sau

  1. Hoa phong lan sống trên các cành gỗ mục trong rừng.
  2. Địa y sống bám trên cành cây.
  3. Tầm gửi sống bám trên cây thân gỗ.
  4. Vi khuẩn sống trong nốt sần các cây họ đậu.

Trong các ví dụ trên, có bao nhiêu ví dụ biểu hiện quan hệ hội sinh?

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1:

Đáp án - C.

Hướng dẫn trả lời:(SGK trang 132)

Quan hệ cộng sinh là sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật.

Câu 2:

Đáp án - A.

Hướng dẫn trả lời: (SGK trang 132)

Quan hệ đối địch: Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau.

Câu 3:

Đáp án - B.

Hướng dẫn trả lời: (SGK trang 134)

Câu 4:

Đáp án - A.

Hướng dẫn trả lời: (SGK trang 133)

Câu 5:

Đáp án - B.

Hướng dẫn trả lời: (Hoa lan, Địa y đều sống bám vào thân cây nên không gây hại tới cây thân gỗ, cây thân gỗ cũng không có lợi, không hại, mối quan hệ này gọi là hội sinh).

Giáo viên biên soạn: Lê Thị Lâm

Đơn vị: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương

Link nội dung: https://unie.edu.vn/anh-huong-lan-nhau-giua-cac-sinh-vat-a65992.html