Công việc của Developer là gì? 10 công việc Dev phổ biến hiện nay!

Bạn quan tâm tới công việc của Developer là gì và muốn trở thành một thành viên trong cộng đồng đông đảo này? Hãy để chúng tôi chỉ dẫn cho bạn qua bài viết này.

Công việc của Developer (Lập trình viên) chính là tạo nên phần mềm, website, ứng dụng và những sản phẩm công nghệ khác. Họ chịu trách nhiệm viết mã (hay gọi là code), sửa lỗi (bug), tự kiểm thử (testing) trong cả quy trình phát triển phần mềm. Developer được chia làm rất nhiều chuyên môn khác nhau như Software Developer, Web Developer, Back-end Developer,… Hiểu được từng loại chuyên môn trên sẽ giúp bạn có kiến thức sâu hơn về ngành và dễ lựa chọn hướng đi phù hợp cho bản thân.

Developer là gì?

Developer (lập trình viên) là một chuyên viên công nghệ xây dựng và tạo phần mềm, trang web, ứng dụng cũng như các hệ thống khác. Thông thường, các công việc của Developer sẽ yêu cầu làm việc nhiều với code, mã nguồn, máy tính. Có nhiều kiểu Developer, tùy vào mỗi chuyên môn mà mỗi kiểu Dev sẽ cần tập trung vào một số kỹ năng trọng tâm khác nhau.

Các công việc của Developer sẽ yêu cầu làm việc nhiều với code, mã nguồn, máy tính

10 công việc của Developer phổ biến

Có nhiều loại công việc Developer. Dưới đây là cái nhìn sâu hơn về một số công việc của Developer phổ biến nhất:

1. Software Developer - Lập trình phần mềm

Một Software Developer là người thiết kế phần mềm và ứng dụng giúp người dùng thực hiện các chức năng và nhiệm vụ cụ thể. Công việc của Software Developer có thể là sửa đổi phần mềm hiện có hoặc tạo ra các phần mềm mới.

Các Software Developer cũng có thể làm việc với các hệ thống và mạng, giúp triển khai các frameworks lớn hơn để hỗ trợ các thiết bị hoặc công nghệ cụ thể. Kiến thức về coding và ngôn ngữ code là điều kiện để ứng viên Software Developer ứng tuyển vào các vị trí cụ thể trong doanh nghiệp hoặc dự án.

Công việc của Software Developer có thể là sửa đổi phần mềm hiện có hoặc tạo ra các phần mềm mới.

2. Web Developer - Lập trình web

Web Developer là người làm công việc tạo trang web cho các tổ chức và cá nhân. Công việc của họ tác động đến các thành phần của website như giao diện người dùng, front end - là những phần mà người dùng nhìn thấy, hoặc back end - là phần kiểm soát các hoạt động chính của trang web.

Các Web Developer thường xem xét các khía cạnh của trang web như bố cục, điều hướng và khả năng truy cập để tạo ra những website đáp ứng yêu cầu của khách hàng và phục vụ tốt cho người dùng cuối.

Web Developer là người làm công việc tạo trang web cho các tổ chức và cá nhân

3. Back-end Developer - Lập trình viên Back-end

Một Back-end Developer là chuyên gia công nghệ làm việc ở “phía sau” của mỗi phần mềm, ứng dụng hay hệ thống. “Back-end” là khái niệm đề cập đến phía máy chủ của một phần mềm/ứng dụng/hệ thống và nó kiểm soát cách thức hoạt động của chúng.

Các Back-end Developer có thể viết mã để tạo chương trình hoặc thay đổi mã để tạo điều kiện giao tiếp giữa cơ sở dữ liệu và trình duyệt. Các Lập trình viên Back-end thường viết code bằng các ngôn ngữ mã hóa cụ thể. Ngôn ngữ họ sử dụng có thể phụ thuộc vào loại dự án và chức năng của dự án mà họ đang thực hiện.

Các Lập trình viên Back-end thường viết code bằng các ngôn ngữ mã hóa cụ thể

4. Front-end developer - Lập trình viên Front-end

Front-end Developer làm việc ở phía người dùng của ứng dụng, chương trình, hệ thống hoặc phần mềm. Công việc của Developer mảng Front-end là tạo ra trải nghiệm người dùng tuyệt vời. Ví dụ, họ có thể điều chỉnh bố cục của trang web hoặc vị trí các button (nút bấm) trên phần mềm sao cho thuận tiện nhất với thói quen và hành vi người sử dụng.

Bằng cách xem xét các hệ thống, phần mềm, ứng dụng, website từ góc độ của người dùng, các Front-end Developer có thể thiết kế được các hệ thống tạo ra doanh thu và vận hành thành công.

Full-stack Developer là người đảm nhiệm công việc của Developer back-end và front-end.

5. Full-stack Developer - Lập trình viên Full-stack

Full-stack Developer là người đảm nhiệm công việc của Developer back-end và front-end. Các Lập trình viên full-stack thường được đào tạo để tự xây dựng và triển khai toàn bộ ứng dụng, chương trình hoặc phần mềm.

6. Game Developer - Lập trình Game

Công việc của Developer mảng game là tạo ra trải nghiệm tương tác cho người dùng thông qua thiết kế và xây dựng mobile game, PC game, VR/AR game, Console game.

Các lập trình viên Big data có thể thiết kế, bảo trì hoặc phân tích các hệ thống chứa dữ liệu lớn.

7. Big data Developer

Đây là người chuyên làm việc với dữ liệu lớn. Thông thường, các công ty thường lưu trữ, sử dụng dữ liệu bằng hệ thống lưu trữ đám mây (cloud). Các lập trình viên Big data có thể thiết kế, bảo trì hoặc phân tích các hệ thống chứa dữ liệu lớn.

8. Customer relationship management (CRM) developer

Hiện nay, rất nhiều tổ chức sử dụng phần mềm CRM để quản lý khách hàng. Công việc của Developer mảng CRM là chuyên thiết kế các hệ thống lưu trữ dữ liệu khách hàng, tương tác với khách hàng, phân loại khách hàng và thực hiện một số quy trình khác liên quan.

9. Security developer

Công việc của Security developer là tạo và cải tiến các hệ thống và quy trình kiểm tra bảo mật phần mềm. Họ sẽ giúp bảo vệ các phần mềm khỏi các mối đe dọa và tấn công an ninh mạng. Đối với các doanh nghiệp, bảo mật thông tin là rất quan trọng nên vị trí Security Developer cũng rất được coi trọng.

Công việc của Security developer là tạo và cải tiến các hệ thống và quy trình kiểm tra bảo mật phần mềm.

10. Mobile developers - Lập trình viên Mobile

Công việc của Developer mảng Mobile chủ yếu xoay quanh trên các ứng dụng và phần mềm dành cho thiết bị di động, họ thường tạo ra các App được tối ưu hóa trên responsive. Những lập trình viên này thường cần có kiến thức và kỹ năng chuyên biệt phục vụ cho các loại hệ điều hành di động (Android, iOS).

Bí quyết để trở thành một Developer

Nếu bạn có hứng thú với việc trở thành lập trình viên - Developer (Dev), đây là một số mẹo bạn có thể sử dụng để tiến tới các cơ hội đáng giá:

Học ngôn ngữ lập trình (coding)

Hầu hết các nhà tuyển dụng Developer đều yêu cầu ứng viên phải có kiến thức về ít nhất một ngôn ngữ lập trình. Các ngôn ngữ bạn chọn để học có thể phụ thuộc vào sở thích của bạn, nhu cầu của thị trường hoặc sự đổi mới của công nghệ. Các công việc của Developer khác nhau thường yêu cầu kiến thức về ngôn ngữ lập trình khác nhau.

Cân nhắc xem các tin tuyển dụng Developer thường yêu cầu ngôn ngữ lập trình nào nhất là cách để bạn tìm ra nhu cầu thị trường và cơ hội nghề nghiệp trước khi quyết định học một ngôn ngữ code nào đó.

Các công việc của Developer khác nhau thường yêu cầu kiến thức về ngôn ngữ lập trình khác nhau.

Tích lũy chứng nhận/chứng chỉ

Có ít nhất 1 chứng chỉ nhất định có thể giúp bạn cải thiện hồ sơ và lợi thế so với với các ứng viên khác. Có rất nhiều trường Đại học đào tạo lập trình tại Việt Nam (ví dụ: trường Đại học Bách Khoa). Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy các chương trình đào tạo code uy tín có cấp chứng chỉ cho các Back-end, front-end và full-stack Developer hoặc một số chuyên môn khác như AWS,…

Thực hành viết code whiteboard

Whiteboard không hẳn là một công việc của Developer, nhưng là một kỹ thuật mà nhiều nhà tuyển dụng Developer sử dụng trong các cuộc phỏng vấn để kiểm tra kiến thức thực tế về coding của ứng viên. Thực hành kỹ năng này có thể giúp bạn thể hiện tốt trong các cuộc phỏng vấn và tăng cơ hội chiến thắng trong quá trình tuyển dụng. Với whiteboard, bạn sẽ liệt kê các bước code trên bảng hoặc giấy chứ không phải trên máy tính. Làm quen với việc viết code kiểu này sẽ cải thiện sự tự tin của bạn trong các cuộc phỏng vấn và giúp bạn xin việc thành công.

Whiteboard không hẳn là một công việc của Developer, nhưng là một kỹ thuật mà nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu.

Developer nên tìm việc ở đâu?

Theo một báo cáo của TopDev, xu hướng tuyển dụng 2022 và rất có thể sẽ tiếp tục vào 2023 là “Mở rộng/đa dạng hóa nguồn nhân tài IT” (62,80%). Vì vậy, có rất nhiều kênh tuyển dụng Developer mà bạn có thể tham khảo. Sau đây là danh sách một số đơn vị uy tín:

Tóm lại, đội ngũ Developer chịu trách nhiệm chủ chốt trong quá trình triển khai tất cả các phần mềm. Mỗi Developer cần thành thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình để có thể thực hiện công việc.

Mặc dù công việc chính là coding, tuy nhiên trong quá trình làm việc, Developer có thể học thêm những kỹ năng khác như nghiên cứu người dùng, lập kế hoạch sprint, quản lý đội nhóm,… để phát triển lên trở thành Product Owner tương lai. Nếu bạn thực sự quan tâm và hứng thú với lộ trình phát triển của công việc này, hãy tạo hồ sơ tại X-Profile và tìm hiểu ngay hôm nay nhé!

Link nội dung: https://unie.edu.vn/developer-la-lam-gi-a65660.html