Cơ khí là một ngành khoa học kỹ thuật được đánh giá là có tính ứng dụng cao, có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất. Nhờ có ngành cơ khí mà các sản phẩm, máy móc, thiết bị và công cụ được tạo ra, giúp con người trong việc thay thế các dụng cụ lao động thủ công, phục vụ trong quá trình sản xuất
Bên cạnh đó, cơ khí cũng đóng một vai trò không hề nhỏ trong việc thiết kế và sửa chữa trong lĩnh vực ô tô, máy bay và các phương tiện khác, các hệ thống gia nhiệt, làm lạnh và trong cả dụng cụ gia đình, vũ khí.
- Vậy ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí là gì?
Công nghệ cơ khí hay còn gọi là ngành kỹ thuật cơ khí là một ngành được ứng dụng trong các nguyên lý vật lý nhằm mục đích tạo ra các loại máy móc và thiết bị, vật dụng mang lại hữu ích cho con người.
Trong các nguyên lý nhiệt động lực học và trong định luật bảo toàn khối lượng cũng như năng lượng ngành công nghệ cơ khí được dùng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động nhằm mục đích phục vụ cho công việc thiết kế trong các lĩnh vực như máy bay, ô tô và các phương tiện khác, trong các hệ thống gia nhiệt, làm lạnh và trong các thiết bị đồ gia đình, máy móc, vũ khí,...
Công nghệ cơ khí là công việc liên quan đến việc tạo ra các giá lập mô phỏng hoạt động dựa trên các đối tượng.
Ngành cơ khíbao gồm các lĩnh vực như động học, chuyên ngành vật liệu sức bền, động lực dòng chảy, chuyên ngành khí động học, tĩnh học, truyền nhiệt, chuyên ngành chuyển động học, cơ học vật rắn và các ứng dụng nhiệt động lực học.
Tham khảo: Mô tả công việc kỹ sư cơ khí
Sinh viên học ngành cơ khí sau ra trường làm gì? Đây là câu hỏi đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm, đặc biệt là các bạn đang có ý định theo học ngành kỹ thuật cơ khí và các bạn sinh viên chuẩn bị ra trường.
Theo như dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết thì nhóm ngành Cơ khí - Luyện kim - Công nghệ đang có nhu cầu tuyển dụng cơ khí đứng hàng đầu trong các ngành tại nước ta.
Đặc biệt, trong đó ngành cơ khí “viên ngọc” của quá trình công nghiệp hóa. Bởi vậy mà nhu cầu nhân lực của các công ty cơ khí ngày càng tăng, mở ra cơ hội tìm việc làm cho người theo học ngành cơ khí. Sau khi ra trường, các bạn sinh viên có thể tìm việc ở các tỉnh thành đang đẩy mạnh và phát triển công nghiệp hóa với công việc thuộc ngành cơ khí một cách dễ dàng và nhanh chóng
Kỹ sư cơ khí là người có nhiệm vụ thực hiện công tác thiết kế, sau đó lên bản vẽ cho việc lắp đặt hoặc thực hiện công việc gia công máy móc, các thiết bị tại các nhà máy, trong các công trình , công ty cơ khí. Những bạn theo học ngành cơ khí còn có thể ứng tuyển ở các vị trí chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, sửa chữa máy móc, các thiết bị cơ khí và được đảm bảo trang bị đầy đủ đồ bảo hộ tốt cho thợ cơ khí.
Vị trí lập trình viên đảm nhận công việc gia công máy CNC; làm ở những vị trí cán bộ quản lý và điều hành kỹ thuật tại các công ty sản xuất cơ khí, các đơn vị kinh doanh, các đơn vị dịch vụ về cơ khí có vai trò phục vụ an ninh, quốc phòng hoặc trong các lĩnh vực ô tô, tàu thủy và hàng không. Hay đơn thuần chỉ là công nhân cơ khí với những bạn không có quá nhiều chuyên môn và chưa có kinh nghiệm.
Ngoài ra thì với ngành cơ khí bạn có thể xin việc làm bảo trì hay các công việc liên quan khác như nhân viên lắp ráp cơ khí chế tạo, nhân vên vận hành cơ khí, kỹ sư thiết kế cơ khí,....
Ngày này việc đẩy mạnh phát triển các ngành cơ khí hiện nay đang được các tỉnh thành phố chú trọng đầu tư.
Tham khảo ngay: Ngành Kỹ thuật cơ khí ra làm gì?
Kỹ sư cơ khí là người thực hiện nhiệm vụ thiết kế được sử dụng trong các lĩnh vực ô tô, máy bay, chế tạo robot và các hệ thống làm lạnh hoặc trong các hệ thống nhiệt,...
- Thiết kế thi công, lắp đặt các sản phẩm cơ khí
Với công việc này kỹ sư cơ khí sẽ tham gia trong việc thiết kế, nghiên cứu và phân tích bản vẽ các sản phẩm cơ khí, thiết bị phục vụ sản xuất, các loại máy móc.
Trực tiếp thực hiện các công việc liên quan đến quá trình gia công để có được bản thiết kế sản phẩm hoàn chỉnh. Đề xuất cách giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế.
Tham gia vào công đoạn lắp đặt, chạy test và nghiệm thu sản phẩm mới.
- Lắp đặt và vận hành máy móc - thiết bị
Kỹ sư cơ khí sẽ đảm nhận nhiệm vụ phối hợp cùng với các bộ phận khác để thực hiện nhiệm vụ lắp đặt các thiết bị, máy móc và dây chuyền sản xuất được diễn ra trong nhà máy, công trình.
- Sửa chữa, bảo trì máy móc trong nhà máy
Thường xuyên theo dõi tình hình hệ thống điện, trang thiết bị, máy móc trong nhà máy để đưa ra cách giải quyết như sửa chữa hoặc mua mới.
Lên kế hoạch kiểm tra định định kỳ và thực hiện việc bảo trì trang thiết bị cũng như máy móc cho nhà máy.
- Đưa ra giải pháp cải tiến máy móc - thiết bị
Là một kỹ sư cơ khí, bạn cần chủ động trong việc nghiên cứu và đưa ra những đề xuất nhằm mục đích hoàn thiện, phát triển hoạt động của máy móc, thiết bị. Giúp cho hiệu quả của việc sản xuất được nâng cao.
Lên kế hoạch trong việc xây dựng nguồn nhân lực cho nhà máy, phải đảm bảo nguồn nhân lực và sắp xếp vị trí công việc cho từng cá nhân hợp lý.
- Các công việc khác
Đưa ra đề xuất, tham mưu cho cấp trên trong việc sản xuất có sử dụng công nghệ và các thiết bị cơ khí trong nhà máy.
Phối hợp với các bộ phận khác để đưa ra kế hoạch đào tạo tay nghề cho các công nhân mới và nâng cao tay nghề cho các công nhân cũ.
Thực hiện công việc báo cáo nộp lên cấp trên theo từng tháng.
Để trở thành một người cơ khí giỏi đòi hỏi người kỹ sư cơ khí cần phải có một số yếu tố sau:
- Cẩn thận, kiên trì
Đây là điều quan trọng đối với mọi công việc, cho dù đó là lớn hay nhỏ, dễ hay khó. Đặc biệt đối với việc làm kỹ sư cơ khí thì yếu tố cẩn thận, kiên trì lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi nếu bạn ẩu thả, thiếu sự cẩn thận sẽ dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng trong quá trình làm việc. Với công việc kỹ thuật cơ khí thì một sai lầm nhỏ có thể làm ảnh hưởng đến cả một quá trình làm việc.
- Siêng năng, có trách nhiệm với công việc
Việc làm của một kỹ sư cơ khí có thể được mô tả là rất khó khăn vì phải thường xuyên tiếp xúc với máy móc, thiết bị, dầu nhớt,...Do đó, để thích nghi với công việc này, bạn cần phải có đầy đủ sự siêng năng và trách nhiệm.
- Đam mê máy móc, kỹ thuật
Đối với bất kể một công việc nào đi chăng nữa thì khi có đã có lòng đam mê với công việc, thì bạn đã có thể hoàn thành công việc được 80%. Để có thể có động lực hoàn thành công việc, nâng cao chuyên môn bạn cần phải niềm đam mê với công việc. Chỉ có khi yêu nghề bạn mới có thể tiếp thu và biến những bài học lý thuyết thành bài những bài học thực tế một cách thành thạo. Có yêu nghề bạn mới có thể vượt qua mọi khó khăn và tâm huyết với công việc.
- Có tinh thần hợp tác và làm việc nhóm
Công việc của kỹ sư cơ khí luôn đòi hỏi có sự chung sức của nhiều người. Chính vì vậy mà mỗi kỹ sư có khí cần phải có tinh thần đoàn kết, cùng đồng nghiệp đưa ra ý kiến, làm việc nhằm mục đích hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Tham khảo ngay: Mức lương kỹ sư cơ khí
- Khái niệm công nghệ
Công nghệ là một thuật ngữ được mang ý nghĩa là nghệ thuật, là sự phát minh, thay đổi và sử dụng bao gồm máy móc, công cụ, kỹ thuật và hệ thống nhằm giải quyết một vấn đề, cải thiện một giải pháp đã tồn tại, nhằm đạt một mục đích nào đoa hay thực hiện chức năng cụ thể.
- Có thể hiểu quy trình công nghệ là gì?
Quy trình công nghệ là giai đoạn xây dựng cho các đối tượng sản xuất như chi tiết các bộ phận, sản phẩm có thiết kế giống nhau. Trong đó, quy trình phải được thiết kế trước khi thực hiện và kiểm nghiệm sau khi kết thúc nhằm đảm bảo các chỉ kinh tế kỹ thuật và điều kiện về trình độ sản xuất nhất định
- Khái niệm khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ hay còn gọi là khoa học và công nghệ được hiểu là tập hợp các hệ thống mà trong đó có sự sáng tạo nhằm tạo ra mục đích phát triển kiến thức có liên quan đến con người, tự nhiên và xã hội. Từ đó áp dụng các kiến thức này vào việc tạo ra những nguồn ứng dụng mới.
Hoạt động của khoa học công nghệ cũng đồng thời chính là hoạt động nghiên cứu khoa học và đưa ra các hoạt động triển khai thực nghiệm phát triển công nghệ và các ứng dụng của công nghệ cũng với dịch vụ của khoa học công nghệ. Qua đó có thể phát huy những sáng kiến và các hoạt động sáng tạo nhằm mục đích phát triển khoa học công nghệ.
Nội dung của khoa học và công nghệ được Luật khoa học và công nghệ được quy định như sau:
- Việc nghiên cứu khoa học được hiểu là hoạt động nhằm mang lại sự phát triển về hiện tượng, sự vật, quy luật tự nhiên - xã hội hay sự tư duy. Bên cạnh đó thì việc nghiên cứu khoa học còn là sự sáng tạo ra các giải pháp để có thể ứng dụng vào các hoạt động trong thực tiễn. Hoạt động nghiên cứu này sẽ bao gồm việc nghiên cứu cơ bản và việc nghiên cứu ứng dụng.
- Việc phát triển công nghệ là hoạt động tạo ra và hoàn thiện công nghệ mới và các sản phẩm mới. Trong hoạt động sẽ bao gồm hai nhiệm vụ đó alf triển khai thực nghiệm và sản xuất thực nghiệm. Trong đó:
+ Triển khai thực nghiệm là việc đưa các kết quả nghiên cứu khoa học vào các hoạt động thực nghiệm nhằm tạo ra các công nghệ mới và sản phẩm mới.
+ Sản phẩm thực nghiệm là hoạt động sử dụng các ứng dụng kết quả của việc triển khai được lấy từ thực nghiệm sau đó đưa vào sản xuất thử với quy mô nhỏ, từ đó tiến tới việc hoàn thiện công nghệ mới và các sản phẩm mới trước khi đi đến việc chính thức sản xuất.
- Dịch vụ trong khoa học công nghệ cũng chính là hoạt động phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. Đây là những hoạt động có liên quan tới việc sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó thì các dịch vụ khoa học và công nghệ cũng tức là những dịch vụ thông tin, tư vấn và đào tạo các tri thức khoa học công nghệ vào các kinh nghiệm thực tiễn.
Dễ nhận thấy, nhờ vào vai trò của ngành cơ khí trong thời buổi hiện nay mà nhu cầu tuyển dụng tim viec lam o lang son trong lĩnh vực này cũng ngày càng tăng lên. Vì vậy, đây chính là cơ hội lớn cho những ai đang có ý định theo học ngành này hoặc chuẩn bị ra trường. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ phẩn nào giải đáp được thắc mắc cho các bạn.
Link nội dung: https://unie.edu.vn/co-khi-la-lam-gi-a63423.html