Xenlulozơ là gì? Có nguồn gốc, đặc điểm và tính ứng dụng ra sao?

Xenlulozơ có tên tiếng Anh là cellulose. Đây là một hợp chất hữu cơ được sử dụng phổ biến trong đời sống và sản xuất. Là một polisacarit tồn tại phổ biến trong tự nhiên và là thành phần chính trong cấu trúc tế bào thực vật. Để hiểu rõ xenlulozơ là gì, có những tính chất ra sao? Hãy cùng HCleaner tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Xenlulozơ là gì?

Xenlulozơ (cellulose) là một hợp chất hữu cơ phong phú nhất trên trái đất. Đây là thành phần chủ yếu cấu tạo nên vách của tế bào thực vật. Nó là một chất dạng sợi tạo thành cấu trúc rắn chắc và không thể hòa tan. Thường được dùng trong sản xuất giấy, dệt may và các vật liệu khác.

Đây là một nguồn tài nguyên tái tạo vì nó có nguồn gốc từ nguyên liệu thực vật và có khả năng phân hủy sinh học, khiến nó trở thành một lựa chọn bền vững hơn so với các vật liệu tổng hợp.

Xenlulozo là thành phần chính cấu tạo nên lớp màng tế bào thực vật

Công thức hóa học của Xenlulozơ

Xenlulozơ (cellulose) có công thức hóa học là [(C6H10O5)]n hoặc [C6H7O2(OH)3]n…Trong đó n có thể nằm khoảng từ 5000-14000. Nó có phân tử khối rất lớn và là một polime hợp thành từ các mắt xích β glicozit (phân tử không không xoắn và không phân nhánh)

Nguồn gốc của Xenlulozơ

Xenlulozơ (cellulose) có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật. Nó là một thành phần quan trọng của tế bào thực vật, được tìm thấy trong thân, cành, lá, và rễ. Thực vật có khả năng tổng hợp xenlulozo thông qua quá trình quang hợp, trong đó glucozơ được tổng hợp và sau đó liên kết lại thành các chuỗi xenlulozơ.

Xenlulozơ có nhiều trong cây bông, cây tre, lau sậy

Tính chất vật lý của Xenlulozơ

Những tính chất vật lý này làm cho Xenlulozơ trở thành một vật liệu linh hoạt. Có giá trị với các ứng dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau như: sản xuất giấy, dệt may, thực phẩm, dược phẩm và năng lượng tái tạo.

Tính chất hóa học của Xenlulozơ

(C6H10O5)n+nH2O→nC6H12O6 (H2SO4,to)

(C6H10O5)n + nH2SO4 → nC6H12O6 + nHSO4-

(C6H10O5)n + n(C4H6O3) → (C6H10O5)n-(OCOCH3)n + n(CH3COOH)

6nO2 + [C6H7O2(OH)3]n -> 5nH2O + 6nCO2

Cách điều chế và sản xuất Xenlulozơ

Xenlulozơ được điều chế từ nguồn gốc thực vật chứa nó. Các nguồn gốc thực vật phổ biến được sử dụng để điều chế xenlulozơ như: Gỗ thông, gỗ sồi, cây lúa mì, cây ngô, cây tre, cây mía, cây lúa mạch…

Quá trình điều chế Xenlulozơ thường bao gồm các bước chế biến như nghiền, tách vỏ, loại bỏ lignin và các thành phần khác để tách lấy xenlulozơ. Sau đó, xenlulozơ được làm sạch, xử lý và chế biến thành các sản phẩm khác nhau như giấy, sợi tổng hợp, màng và nhiều ứng dụng khác.

Ví dụ: Xenlulozơ được chiết xuất từ ​​vỏ sắn bằng cách sử dụng phương pháp xử lý kiềm, sau đó là quá trình tẩy trắng. Sản lượng xenlulozơ thu được từ phương pháp này là 17,8%. Quá trình thủy phân được thực hiện ở nhiệt độ 50°C trong 2 giờ.

Ứng dụng phổ biến của Xenlulozơ trong đời sống hiện nay

Ứng dụng của Xenlulozơ

Link nội dung: https://unie.edu.vn/xenlulozo-duoc-cau-tao-boi-cac-goc-a59853.html