Phương pháp giải:
Học sinh đọc kĩ nhan đề của tác phẩm, chú ý tới sự vật, sự việc được nhắc đến trong bài và nhận xét cách sử dụng từ ngữ của tác giả.
Lời giải chi tiết:
Cách tác giả dùng từ gặp trong nhan đề bài thơ “Gặp lá cơm nếp” là một cách dùng từ cực kỳ sáng tạo và mang nhiều giá trị nghệ thuật. Đó là dụng ý đầy nghệ thuật của tác giả nhằm nhấn mạnh sự vật, sự việc được nhắc tới trong câu thơ.
Cụ thể, từ “gặp” theo từ điển có nghĩa là cùng có mặt và tiếp xúc hay chỉ giáp mặt với nhau tại một địa điểm nào đó khi đến từ những hướng khác nhau (ví dụ: gặp người quen, gặp bạn bè, gặp mưa, gặp năm mất mùa). Ngoài ra, “Lá cơm nếp” là danh từ, nếu như kết hợp với động từ thể hiện sự tiếp xúc ta thường kết hợp thành “nhìn thấy lá cơm nếp”
→ Cách kết hợp từ ngữ “gặp” với “lá cơm nếp” là một cách kết hợp độc đáo và mới lạ.
Phương pháp giải:
Học sinh cần đọc kĩ khổ thơ, nhớ lại nội dung bài thơ đã học và nêu cách hiểu của bản thân về những cụm từ trên.
Lời giải chi tiết:
Trong dòng cuối của khổ thơ, từ “thơm” đã được khắc họa trở thành một biểu tượng cho hương vị quê nhà, tình cảm gia đình trìu mến. Nó thân thương theo mỗi bước chân của người lính.
Thơm suốt đường con: “thơm” nếu là tính từ thì là từ chỉ mùi vị dễ chịu và có sự lan tỏa. Tuy nhiên, “thơm suốt đường con” có nghĩa là hương vị, mùi xôi của mẹ/ mùi vị quê hương luôn thường trực trong người con xa quê- cụ thể là những người lính đang hành quân ra trận. Dù con có đi phương trời nào, ở bất cứ nơi đâu thì hương vị ấy mãi mãi không bao giờ phai nhòa.
>> Xem thêm: Soạn văn 7 kết nối tri thức
Phương pháp giải:
Học sinh cần phải tìm hiểu và giải nghĩa của các cụm từ đã cho trong đề bài. Sau đó so sánh nghĩa của chúng với nhau.
Lời giải chi tiết:
+ Trường hợp mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị của nước giải khát: dùng để nói về những hương vị của món ăn mà người nói đã dùng các giác quan như vị giác, khứu giác để cảm nhận vị ngon của những món ăn đó.
+ Đối với mùi vị quê hương: Nó vừa mang nghĩa chỉ hương vị cụ thể - hương vị của quê nhà, vừa mang nghĩa trừu tượng- chỉ một sắc thái đặc trưng của quê hương hay của một vùng miền.
Nghĩa của mùi vị trong những trường hợp như: mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị của nước giải khát,... không hề giống với nghĩa của mùi vị trong cụm từ mùi vị quê hương. Bởi vì đối với mùi vị kết hợp với thức ăn/ trái chín/ nước giải khát, chúng ta có thể xác định rõ ràng được đó là mùi vị gì (thơm/chua/ngọt/cay…). Trong khi đó, đối với mùi vị kết hợp với từ quê hương, chúng ta không xác định được mùi vị chính xác giống như bình thường. Ở đây chúng ta cần phải cảm nhận trong tâm thức của mỗi người.
Duy nhất khóa học DUO tại VUIHOC dành riêng cho cấp THCS, các em sẽ được học tập cùng các thầy cô đến từ top 5 trường chuyên toàn quốc. Nhanh tay đăng ký thôi !!!!
Phương pháp giải:
Học sinh đọc thật kĩ hai câu thơ trên, tìm hiểu nghĩa của các câu thơ đã học và phân tích cách kết hợp từ ngữ giữa hai dòng thơ với nhau.
Lời giải chi tiết:
- Câu thơ thứ nhất: “mẹ già được đặt cạnh đất nước” cho thấy vai trò to lớn của người mẹ, ta thấy được tình yêu thương vô bờ của người con dành cho mẹ của mình.
- Câu thứ hai: “nỗi nhớ thương là phần bên trong con người, thuộc về tâm tư tình cảm của con người”. Nỗi nhớ thương là một thứ không để cân đong đo đếm được, vậy mà lại được kết hợp với từ “chia đều” - chỉ chia được những gì chính xác, có thể ước lượng được.
=> Cách kết hợp từ độc đáo này đã giúp cho các độc giả thấy được tình cảm vô bờ bến của tác giả dành cho mẹ. Nó bao la, rộng lớn đến vô cùng. Tác giả yêu mẹ, thương mẹ cũng như là yêu quê hương đất nước.
Phương pháp giải:
Học sinh nghiêm túc đọc kĩ các câu văn đã cho và nhớ lại những biện pháp tu từ đã học
Lời giải chi tiết:
a.
- Các biện pháp tu từ xuất hiện trong câu thơ:
+ Biện pháp điệp từ: không, gấp rãi.
+ Biện pháp liệt kê: không rõ ràng, không giải thích được; gấp rãi ăn, gấp rãi nói, gấp rãi cười, gấp rãi khi ngày bắt đầu rụng xuống.
+ Biện pháp so sánh: cảm giác của nhân vật “tôi” khi gió về như ai đó đuổi theo đằng sau.
- Tác dụng của chúng: Giúp làm tăng tính nhạc, tạo giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu văn. Ngoài ra, chúng còn giúp nhấn mạnh những cảm xúc, trạng thái chờ đón của tác giả khi gió mùa về.
b.
- Các biện pháp tu từ trong câu:
+ Biện pháp nhân hóa: "e dè", "ngại ngần" → biến gió chướng thành một con người có tâm lí, tính cách có phần nhút nhát, rụt rè, khiến câu văn thêm sinh động
+ Biện pháp ẩn dụ: Biện pháp chuyển đổi cảm giác: “âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt” , thường thường chúng ta cảm nhận âm thanh bằng thính giác, nhưng ở đây tác giả lại cảm nhận âm thanh bằng thị giác “từng giọt” → Không những tạo ấn tượng nơi người đọc mà còn khiến cho câu văn trở nên có hồn hơn bao giờ hết. Ngoài ra, nó cũng bộc lộ sự tinh tế của tác giả khi cảm nhận âm thanh gió mùa về.
+ Biện pháp so sánh: âm thanh của tiếng gió như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không → Biện pháp so sánh ở đây giúp cho sự vật hiện lên sinh động, cụ thể, gợi hình, gợi cảm. Nó còn làm nổi bật tính chất nhẹ nhàng, diu êm, trong trẻo của thanh âm.
Phương pháp giải:
Học sinh cần phải đọc kĩ càng các câu văn trong bài, nhớ lại đặc điểm và tác dụng của biện pháp nhân hóa.
Lời giải chi tiết:
a. Biện pháp nhân hóa: nắng thức rất trễ, mặt trời ngai ngái lơi lơi
b. Biện pháp nhân hóa: hơi thở gió rất gần
=> Những biện pháp nhân hóa này làm cho sự vật hiện lên sống động, cũng có hành động, tâm trạng như con người. Qua đó, các độc giả cảm nhận rõ nét được tình yêu quê hương, sự gắn bó của tác giả với những cảnh sắc thiên nhiên của quê hương mình.
Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 47 Ngữ Văn 7 tập 1 Sách Kết nối tri thức. Để học thêm nhiều các kiến thức môn Văn và cả các môn học khác, các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm:
Link nội dung: https://unie.edu.vn/soan-van-7-thuc-hanh-tieng-viet-trang-47-a59718.html