Kiến Thức Cơ Bản Về Mạch Điện Ở Xe Máy

Mạch điện là một phần không thể thiếu trong hệ thống của xe máy, đó chính là hệ thống đảm bảo việc truyền dẫn và điều khiển dòng điện để các thiết bị hoạt động một cách chính xác. Khi nói về mạch điện, chúng ta thường gặp hai loại chính: mạch điện một chiều và mạch điện xoay chiều. Mạch điện một chiều thường được sử dụng để cung cấp điện cho các thiết bị như đèn, bình pin và các thiết bị điện tử khác trên xe. Trong khi đó, mạch điện xoay chiều thường được sử dụng trong các hệ thống đánh lửa và các thiết bị cần nguồn điện có tần số biến đổi. Bằng việc hiểu rõ về đặc tính và cách hoạt động của mạch điện, chúng ta có thể hiểu sâu hơn về hệ thống điện trên xe máy và có khả năng thực hiện bảo dưỡng và sửa chữa một cách hiệu quả.

1. Tìm hiều về mạch điện:

* Một số chi tiết hay gặp trong mạch điện: - Nguồn điện: cung cấp điện cho hệ thống và đồng thời là nơi chứa nguồn từ máy phát tạo ra - Cầu chì: là thiết bị kiểm soát ngăn ngừa quá tải ở trong mạch. Cầu chì chính bảo vệ toàn bộ mạch, cầu chì phụ bảo vệ mạch mà nó được dùng.

- Công tắc: kiểm soát dòng điện thông qua mạch đơn hoặc mạch nhánh - Công tắc mở: ngăn không cho dòng điện đi qua khi vặn nó tắt OFF, khóa điện là một ví dụ về công tắc mở.

Kiến Thức Cơ Bản Về Mạch Điện Ở Xe Máy - EAC - Công tắc đóng: cho dòng điện đi qua khi nó vặn tắt OFF

- Công tắc đóng 3 cực: dòng có thể đi trực tiếp qua hai cực nhánh, ví dụ về công tắc pha cốt là công tắc 3 cực

- Công tắc nhiệt: cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ là một công tắc nhiệt và đóng cho quạt chạy theo nhiệt độ dung dịch làm mát

- Bóng đèn: là thiết bị điện thường thấy trên mạch xe gắn máy. Ký hiệu của nó cũng thỉnh thoảng dùng cho các thiết bị sử dụng điện.

- Nối mát nối từ thiết bị điện tới khung xe chữ G bên cạnh nó

- Đầu nối để bạn nối hoặc gỡ thiết bị ra khỏi mạch

- Nối dây chỉ ra cho bạn dây dẫn có được nối với nhau hay không

- Sơ đồ liên tục của công tắc chỉ cực được nối ở các vị trí khác nhau, khi hay nhiều cực được nối nó được chỉ ra bởi các vòng tròn và đường thẳng. Nó hữu ích cho bạn tìm hư hỏng của công tắc trong mạch. Hình bên chỉ ra HO và BAT3 được nối khi công tắc được nhấn vào.

2. Đặc tính của điện học:

Dòng điện chạy qua mạch có thể so sánh với dòng nước chạy qua ống các quy tắc cơ bản của dòng điện dễ dáng được giải thích như.

a. Điện áp:

Áp lực của nước đo bằng khối lượng và lực hút của trái đất, trong khi áp lực điện được đo bằng Vôn. Như bên sơ đồ khi có hai bình A và B nối với nhau bởi ống nước chảy từ A sang B. Dòng chảy có được là kết quả của sự chênh lệch độ cao giữa hai bình, nước chảy từ bình đầy tới bình trống cho tới khi chúng cân bằng nhau. Áp lực ( khối lượng của nước trong bình đầy) là yếu tố cần thiết cho nước có dòng chảy, van có thể được gắn cho mở hay đóng dòng nước đi qua. Tương tự như vậy dòng điện đi qua dây dẫn khi cáp áp lực điện tạo ra bởi bình điện hay máy phát áp lực điện gọi là điện thế (điện áp) và đo bằng Volt (V).

b. Điện trở:

Nước sẽ chảy qua nhỏ hay lớn tùy theo tỷ lệ cản trở dòng chảy nhiều hay ít do ống to hay bé. Tương tự dòng điện sẽ lớn hay nhỏ tùy thuộc vào dây dẫn to hay nhỏ. Vòi đóng một phần sẽ giảm dòng chảy của nước qua, tương tự tải với sự cản trở lớn trên mạch điện sẽ làm giảm dòng điện qua. Điện trở phản lại dòng chảy của điện tích và toàn bộ mạch sẽ có cản trở. Điện trở được đo bằng ohm. Ví dụ 4 ohms hay 4Ω là bốn đơn vị cản trở. Ký hiệu dùng trong sơ đồ dưới dạng cản trở

Chú ý: chú ý ký hiệu dùng trong sơ đồ điện dưới dạng cản trở của dòng điện

c. Dòng điện đi qua:

Dòng nước được đo bằng galoong hay lít trên phút, ngược lại dòng điện được đo bằng amperes (A) Amperes nhiều khi như “amps”.

d. Định luận Ohms:

Định luật Ohms nói rằng một Volt sẽ đẩy một ampe qua một điện trở một ohm.

e. Watt(Wattage)

Watt là đo công suất của điện, nó nói tải cần công suất bao nhiêu để hoạt động bình thường. Watt dễ dàng tính toán.khi nhân dòng điện với điện áp lên tải. Current( dòng điện) x Voltage( điện áp) = Wattage( watt: công suất)

3. Dòng điện một chiều (DC) và dòng điện xoay chiều (AC):

a. Dòng điện một chiều (DC):

Chiều của dòng điện một chiều không đổi, nó được chỉ ra theo biểu đồ bên cạnh. Phần nhiều các thiết bị điện sử dụng cho xe máy là điện một chiều DC, nó được cung cấp từ bình điện. DC có các đặc tính sau khi so sánh với dòng AC (Alternating Current).

- DC có thể dự trữ cất giữ trong bình điện và phóng ra sử dụng khi cần. (AC không thể cất giữ).

- DC có thể tạo ra dòng điện lớn (tốt cho mô tơ khởi động).

- Điện áp DC không thể nâng hay hạ xuống (Điện áp AC có thể thay đổi).

b. Dòng điện xoay chiều (AC):

Dòng điện xoay chiều (AC) thay đổi điện áp và chiều (Cực) theo thời gian. Nó theo một chiều cho tới khi đạt được giá trị điện áp đỉnh và trở về không và dòng điện đổi chiều tới điện áp đỉnh và lại trở vè không.

Với xe gắn máy tất cả các nguồn phát điện bởi động cơ là AC. Tuy nhiên AC có thể biến đổi thành DC qua chỉnh lưu và nó cung cấp cho các thiết bị điện một chiều, hoặc cất giữ trong bình điện một vài loại động cơ nhỏ dùng đèn từ nguồn xoay chiều.

Trong thế giới hiện đại, mạch điện là một phần không thể thiếu trong hầu hết các thiết bị điện tử, và xe máy không phải là ngoại lệ. Bằng cách hiểu rõ về các loại mạch điện, chúng ta có thể tăng cường khả năng bảo dưỡng và sửa chữa cho hệ thống điện trên xe máy một cách hiệu quả. Tuy nhiên, việc làm quen với các mạch điện không chỉ mang lại lợi ích trong việc sửa chữa, mà còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách hoạt động của các thiết bị điện tử trên xe. Điều này giúp tăng cường sự an toàn và hiệu suất khi sử dụng xe máy. Do đó, việc nắm vững kiến thức về mạch điện là một phần quan trọng của việc học và thực hành sửa chữa xe máy.

Link nội dung: https://unie.edu.vn/so-do-dien-xe-may-a59715.html