Nấm hải sản là một loại nấm có nguồn gốc từ Bắc Âu và Đông Á. Đây là một loại nấm giàu dinh dưỡng với hương vị hấp dẫn mà bất cứ ai cũng sẽ yêu thích. Nấm hải sản chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất khác nhau. Khi chế biến thành món ăn, nấm hải sản cho hương vị thơm ngon, giòn dai nhẹ. Nấm hải sản có nhiều lợi ích cho sức khỏe và chưa có báo cáo nào về tác dụng phụ của nấm hải sản.
Nấm hải sản là một loại nấm dễ tìm thấy từ những khu rừng ẩm ướt của Nhật Bản. Sau này nấm hải sản cũng được tìm thấy ở Bắc Âu, Bắc Mỹ, Châu Úc và các vùng khác của Đông Á.
Đặc điểm của nấm là có thân màu nâu sẫm hoặc màu nâu nhạt, bào tử màu trắng.
Nấm hải sản có tên khoa học là Hypsizygus marmoreus hoặc Hypsizygus tessulatus, thuộc họ: Tricholomataceae.
Không giống như các loại nấm thông thường khác, nấm hải sản không mọc dưới đất mà mọc trên thân cây. Mùa nấm phát triển mạnh mẽ nhất là mùa thu vì lúc này thời tiết mát mẻ hơn và độ ẩm tăng cao hơn.
Có một số loại nấm hải sản phổ biến nhất là:
Nấm hải sản khi ăn sống có vị đắng nhưng sau khi nấu thì vị đắng biến mất và mang lại hương vị ngọt ngào thơm ngon với kết cấu giòn dai.
Ngoài việc sử dụng nấm hải sản để chế biến món ăn thì nấm còn được đánh giá cao vì đặc tính kháng khuẩn, đặc tính chống oxy hóa cao và đặc tính tăng cường miễn dịch.
Nấm hải sản rất bổ dưỡng với hương vị hấp dẫn dễ ăn, sử dụng nấm hải sản có thể cải thiện sức khỏe con người và ngăn ngừa bệnh tật. Giá trị dinh dưỡng của nấm hải sản, tính trên 100g nấm như sau:
Qua đó ta thấy được nấm hải sản là nguồn cung cấp kẽm dồi dào. Kẽm là nguyên tố rất quan trọng đối với hệ miễn dịch, giúp nhanh lành vết thương và thúc đẩy cảm giác thèm ăn.
Nấm hải sản là một loại nấm tốt cho sức khỏe với các đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, điều hòa miễn dịch, chống khối u, chống xơ vữa động mạch, hạ huyết áp, chống lão hóa và giảm cholesterol.
Nấm hải sản chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng như polysaccharides là nguồn năng lượng cho tế bào của cơ thể.
Các dưỡng chất khác như đạm, chất xơ, năng lượng, ít béo rất có lợi cho người mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, huyết áp, tim mạch,...
Thêm nữa là nấm hải sản cũng chứa kali, phốt pho, magie, kẽm và đồng. Đây là các nguyên tố cần thiết cho các coenzyme là chất xúc tác cho quá trình sinh học trong cơ thể: Quá trình trao đổi chất, chuyển hoá năng lượng,...
Nấm hải sản chứa enzyme protease có tác dụng diệt khuẩn đối với Panagrellus redivivus và ấu trùng ở bò. Nhờ đó mà nấm hải sản có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi ký sinh trùng gây hại cho cơ thể.
Các hoạt chất như glycoprotein (HM - 3A), marmorin, beta-(1-3)-glucan, hypsiziprenol và hypsin được tìm thấy nhiều trong nấm hải sản. Các hợp chất này ức chế sự tăng sinh của các tế bào ung thư khác nhau như bệnh bạch cầu, ung thư gan, ung thư vú, sarcoma và ung thư tế bào ung thư biểu mô phổi. Vì vậy, có thể sẽ có nhiều nghiên cứu sâu hơn nữa để chứng minh nấm hải sản là một nguồn chất chống ung thư tiềm năng tự nhiên.
Hợp chất hypsin (protein bất hoạt ribosome) trong nấm có hoạt tính kháng nấm trên nhiều loại nấm gây bệnh khác nhau như: Physalospora piricola, Fusarium oxysporum, Mycosphaerella arachidicola và Botrytis cinerea. Tuy nhiên để chiết tách thành thuốc điều trị thì cần có nhiều bằng chứng khoa học và các nghiên cứu trên lâm sàng hơn nữa.
Trong nấm hải sản có chứa chất ức chế men chuyển angiotensin I (ACE) là oligopeptide. Đây là hoạt chất có thể giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ ở những người bị tăng huyết áp. Chất ức chế men chuyển angiotensin I đã được sử dụng trong phác đồ điều trị tăng huyết áp. Tuy nhiên việc dùng nấm hải sản thay cho thuốc điều trị thì chưa có nghiên cứu và chỉ định của bác sĩ.
Các hợp chất polysaccharides, hợp chất phenolic và flavonoid có nhiều trong nấm hải sản. Các hoạt chất này có tác dụng ức chế các cytokine gây viêm và stress oxy hóa đặc biệt là trên tế bào phổi. Vì vậy, nấm hải sản có thể có hiệu quả trong điều trị viêm. Ngoài ra có thể sử dụng như loại dược liệu tự nhiên điều trị các bệnh viêm phổi trong tương lai.
Nấm hải sản là một nguồn cung giàu các hợp chất phenolic và flavonoid. Ngoài các đặc tính kháng oxy hoá thì các hoạt chất này có tính kháng khuẩn với các chủng như: Serratia marcescens, Escherichia coli, Bacillus subtilis và Staphylococcus aureus.
Các hoạt chất như: Hypsizi prenol, hypsin, polysaccharides và polyphenol có nhiều trong nấm hải sản giúp giảm sự tích tụ chất béo nhưng không gây ảnh hưởng đến việc giảm cân của cơ thể bằng cách kích hoạt các enzyme, coenzyme liên quan tăng cường quá trình oxy hóa và phân giải lipid.
Bên cạnh đó, nấm hải sản còn giúp điều chỉnh chỉ số đường huyết và tăng hàm lượng chất chống oxy hóa, do đó có thể điều chỉnh tình trạng béo phì và tình trạng kháng insulin.
Nấm hải sản không có tác dụng phụ vì thực tế cho đến nay chưa có nghiên cứu lâm sàng nào được báo cáo. Tuy nhiên, nấm hải sản bị hư hỏng nhanh chóng sau khi thu hoạch. Nấm dễ bị mất nước, chuyển sang màu nâu sau đó mềm ra. Thân nấm sẽ dài và rỗng, mũ nấm sẽ nở hơn và có thể rụng khỏi thân.
Khi ăn các loại nấm không còn tươi nguyên vẹn sẽ dễ nhiễm các chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hoá của nấm. Tình trạng ngộ độc có thể gây đau bụng, tiêu chảy hoặc thậm chí hôn mê, tử vong.
Như vậy, qua bài viết trên bạn đã biết được những lợi ích của nấm hải sản đối với sức khỏe. Nấm hải sản không gây tăng cân, béo phì nhưng lại cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho huyết áp, tim mạch, đường huyết. Bạn chỉ cần chọn đúng loại nấm tươi ngon để đảm bảo bữa ăn đủ dinh dưỡng cho gia đình. Chúc bạn luôn nhiều sức khoẻ.
Xem thêm: Những lợi ích chưa biết của nấm mỡ trắng với sức khỏe
Link nội dung: https://unie.edu.vn/nam-hai-san-a59411.html