Đối với nền kinh tế thị trường, tất cả các hoạt động từ sản xuất, dịch vụ đến sản phẩm văn hóa đều chịu sự tác động của quy luật kinh tế. Vậy quy luật kinh tế là gì, đặc điểm và ý nghĩa ra sao? bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có thêm những thông tin hữu ích nhé!
Quy luật kinh tế là gì?
Quy luật kinh tế (Economic Law) là một khái niệm được sử dụng để phản ánh những mối quan hệ tất yếu, khách quan, nhân quả, bền vững và lặp đi lặp lại của những hiện tượng hoặc quá trình kinh tế.
Kinh tế hàng hóa đang được xem là một kiểu tổ chức hàng hóa trong xã hội. Những sản phẩm của kinh tế hàng hóa được sản xuất, mua bán và trao đổi ở trên thị trường. Trong quá trình vận động thì những sản phẩm, hàng hóa này chịu sự ảnh hưởng của những quy luật kinh tế.
hứ nhất đó là tính khách quan. Theo học thuyết của chủ nghĩa duy vật biện chứng, bất kỳ một quy luật nào cũng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi. Nó tồn tại và vận hành độc lập. Tương tự như những quy luật khác, quy luật kinh tế tồn tại trong những kiều kiện nhất định và chỉ mất đi khi điều kiện đó không còn. Nó tồn tại độc lập ngoài ý chí của con người. Vì vậy, con người không thể tự tạo ra quy luật kinh tế cũng không thể tự thủ tiêu quy luật kinh tế. Con người chỉ có thể phát sinh do sự ảnh hưởng qua lại của hoạt động kinh tế.
Thứ hai, khác với quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế tồn tại độc lập và song song cùng với hoạt động kinh tế của con người. Nó vận hành và tác động tới những hoạt động kinh tế dù nhỏ. Vì vậy, quy luật kinh tế chứa đựng tính lịch sử. Dựa vào đặc tính này, có thể chia quy luật kinh tế thành quy luật đặc thù và quy luật chung.
>> Tham khảo: Fibonacci là gì? Cách sử dụng Fibonacci trong chứng khoán
Những tính chất của quy luật kinh tế
Tương tự các quy luật khác, quy luật kinh tế có tính khách quan, nó xuất hiện và tồn tại trong những điều kiện kinh tế nhất định và chỉ mất đi khi những điều kiện đó không còn, nó tồn tại độc lập bên ngoài ý chí con người. Con người không thể sáng tạo, hay tiêu diệt quy luật kinh tế. Con người chỉ có thể phát hiện, nhận thức và vận dụng quy luật này để phục vụ cho hoạt động kinh tế của mình.
Quy luật kinh tế là quy luật của xã hội cho nên nó khác với các quy luật tự nhiên, quy luật này chỉ phát tác dụng thông qua những hoạt động kinh tế của con người. Nếu nhận thức đúng đắn và hành động theo quy luật kinh tế thì hiệu quả mang lại sẽ cao, ngược lại nếu không nhận thức đúng đắn sẽ phải chịu những tổn thất.
Khác với những quy luật tự nhiên, hầu hết các quy luật kinh tế có tính lịch sử và chỉ tồn tại trong những điều kiện kinh tế nhất định. Do đó, có thể chia quy luật kinh tế làm hai loại là: các quy luật đặc thù và các quy luật chung. Các quy luật đặc thù là các quy luật kinh tế tồn tại trong một phương thức sản xuất nhất định. Các quy luật chung tồn tại trong một số phương thức sản xuất.
Hiểu rõ về quy luật kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Bởi dù trực tiếp hay gián tiếp thì bất kỳ cá nhân nào cũng đều tham gia vào quá trình kinh tế và ít nhiều sẽ chịu tác động bởi các quy luật kinh tế.
Nói cách khác, chính sách kinh tế là sự vận dụng những quy luật kinh tế và những quy luật khác vào hoạt động kinh tế. Khi người kinh doanh tôn trọng quy luật kinh tế và áp dụng phù hợp điều đó sẽ giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao không chỉ riêng cho cá thể, doanh nghiệp mà rộng hơn, nó còn giúp cho nền kinh tế của quốc gia phát triển mạnh mẽ và ổn định.
Những quy luật cơ bản của quy luật kinh tế
Khi tìm hiểu quy luật kinh tế là gì, có thể thấy rằng khái niệm này bao gồm những quy luật cơ bản. Những quy luật đó biểu hiện như: quy luật cung cầu, quy luật giá trị hay quy luật lưu thông tiền tệ. Đó là 3 quy luật cơ bản của quy luật kinh tế.
Thứ nhất: Quy luật cung - cầu
Quy luật cung cầu còn được gọi với tên gọi khác là nguyên lý cung cầu. Nguyên lý này có nội dung chính đó là: thông qua những điều chỉnh của thị trường, mức giá thị trường (mức giá cân bằng) và lượng giao dịch hàng hóa cân bằng được xác định.
Mức giá và lượng giao dịch hàng hóa sẽ tương ứng với giao điểm của đường cung và cầu. Khi một mặt hàng đạt trạng thái cân bằng giữa mức giá và lượng giao dịch thì được gọi là cân bằng bộ phận.
Khi tất cả các mặt hàng trên thị trường hàng hóa đạt mức cân bằng, kinh tế học gọi đó là trạng thái cân bằng chung hay là cân bằng tổng thể. Khi hàng hóa xuất hiện tình trạng cân bằng thì sẽ không xảy ra tình trạng cung nhiều hơn cầu (dư cung) hoặc cầu nhiều hơn cung (dư cầu).
Ví dụ về quy luật cung cầu
Với mức giá 20.000 VNĐ/kg cam, người tiêu dùng A sẵn sàng mua 2 kg cam cho gia đình sử dụng một ngày trong các tháng hè năm 2021 tại TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, khi giá cam lên tới 40.000 VNĐ/kg, người tiêu dùng đó chỉ mong muốn mua và chỉ có khả năng mua 1 kg cam. Khi giá cam là 20.000 VNĐ/kg thì hàng ngày trên thị trường TP Hồ Chí Minh lượng cam được bán ra lên đến 10 tấn cam. Nhưng khi giá lên tới 40.000 VNĐ/kg thì lượng cam được bán ra chỉ là 4 tấn cam một ngày.
Thứ hai: Quy luật giá trị
Khi tìm hiểu về quy luật kinh tế là gì, bạn sẽ thấy quy luật giá trị được xem là quy luật kinh tế cơ bản trong sản xuất hàng hóa. Quy luật này nói về bản chất của sản xuất hàng hóa và cũng là nguồn gốc của tất cả những quy luật khác.
Quy luật giá trị là quy luật cơ bản của nền kinh tế hàng hóa. Nội dung chính của quy luật này là hàng hóa được sản xuất và trao đổi dựa trên giá trị của nó, nghĩa là dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết. Có thể hiểu đơn giản là khi hàng hóa hao phí lao động xã hội nhiều thì giá trị của hàng hóa lúc đó sẽ cao hơn những loại khác.
Thông qua quy luật này, những nhà sản xuất, kinh doanh cần biết cách để tiết kiệm hao phí lao động xã hội cần thiết. Một hàng hóa cần có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng thời gian lao động cần thiết. Khi đó, giá cả của hàng hóa sẽ thấp và có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, trong quá trình kinh doanh cần phải đảm bảo được nguyên tắc ngang giá. Nghĩa là hàng hóa phải đảm bảo bù đắp chi phí hợp lý trong quá trình sản xuất và người kinh doanh phải thu được lợi nhuận để tiếp tục sản xuất kinh doanh.
Thứ ba: Quy luật lưu thông tiền tệ
Trong nền kinh tế hàng hóa, quy luật lưu thông tiền tệ được dùng để định mức lượng tiền cần thiết cho quá trình lưu thông hàng hóa trong một thời kỳ nhất định. Nội dung chính của quy luật lưu thông tiền tệ là lượng tiền cần thiết trong lưu thông hàng hóa tại một thời kỳ nhất định được xác định bằng tổng giá trị của hàng hóa lưu thông tại thời kỳ đó chia cho tốc độ lưu thông của đồng tiền.
Quy luật này được biểu hiện qua công thức:
M = P x QV
Trong đó:
>> Tham khảo: Khủng hoảng kinh tế là gì? Nguyên nhân gây ra khủng hoảng
Sự tác động của các quy luật kinh tế đến nền kinh tế Việt Nam
Kinh tế tư bản chủ nghĩa hoặc kinh tế xã hội chủ nghĩa đều là quá trình tạo ra sản phẩm và sản phẩm đó sẽ được trao đổi trên thị trường. Quá trình này chịu ảnh hưởng của quy luật kinh tế như: cung cầu, lưu thông tiền tệ, cạnh tranh... Đây được xem là quy luật kinh tế phổ biến và có tác động lớn nhất.
Thị trường hoạt động theo nguyên lý cung cầu. Nếu cung và cầu cân bằng thì nền kinh tế đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững. Nhưng chỉ cần cán cân lệch, hoặc cung giảm hoặc cầu tăng thì đều xảy ra hiện tượng mất cân bằng, làm cho nền kinh tế bị xáo trộn, chỉ số lạm phát thay đổi. Ở trạng thái cân bằng sẽ không xảy ra chuyện dư cung hay dư cầu, nó được đảm bảo thông qua một lượng sản phẩm giao dịch cân bằng.
Dưới sự điều chỉnh của thị trường và mối quan hệ của cung và cầu thì thị trường giữ được cân bằng. Trong đó, đảm bảo sự cân bằng của một sản phẩm thì gọi là cân bằng bộ phận còn đảm bảo sự cân bằng cùng lúc cả thị trường thì gọi đó là cân bằng tổng thể. Nói cách khác, cung cầu cân bằng thì nền kinh tế đảm bảo sự ổn định.
Quy luật này được xây dựng trong quá trình đồng tiền được lưu thông trên thị trường. Khái niệm này liên quan đến lạm phát, vấn đề mà tất cả các chính phủ quan ngại. Theo đó, khối lượng tiền được lưu thông thực tế phải tương ứng và phù hợp với khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Điều này đòi hỏi tổng tiền trong lưu thông phải bằng tổng hàng hóa, dịch vụ. Nói cách khác, giá trị sản xuất phải đảm bảo cân bằng với lượng tiền lưu thông.
Nếu như khả năng sản xuất không đáp ứng với mức tiền lưu thông điều này sẽ xảy ra lạm phát. Lạm phát càng cao thì đồng nghĩa đồng tiền càng mất giá, khi đồng tiền quốc gia mất giá sẽ kéo theo sự mất vị thế đất nước. Điều này nếu không được giải quyết rất dễ dẫn đến vỡ nợ như ở một số quốc gia như Venezuela vào năm 2017 và 2018, Zambia năm 2002, Hy Lạp năm 2015…
Trong kinh tế, sự cạnh tranh là tất yếu. Nếu không có cạnh tranh thì rất khó để nền kinh tế có động lực phát triển. Sự cạnh tranh cần đảm bảo tính công bằng và khách quan. Việc cạnh tranh vừa là động lực để người bán thay đổi công nghệ, giảm giá thành sản phẩm vừa mang lại lợi ích cho người mua.
Ngoài một số quy luật vừa nêu thì quy luật kinh tế còn phải kể đến đó là: quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư…
Việt Nam sau năm 1986 đã tiến hành mở cửa thị trường, đưa nền kinh tế theo hướng mở cửa để tuân thủ đúng quy luật kinh tế. Đến nay, Việt Nam vẫn đi theo con đường của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Từ một nước bị bao vây cấm vận và tàn phá nặng nề của chiến tranh, Việt Nam đã vươn lên là đối tác kinh tế hàng đầu của các siêu cường trên thế giới, đưa đất nước không ngừng phát triển. Có được thành quả trên là một phần ở chính sách Chính phủ, một phần nền kinh tế Việt Nam luôn tôn trọng quy luật kinh tế khách quan.
Kết luận
Trên đây là tất cả những thông tin hữu ích mà Mytrade giải đáp cho câu hỏi “Quy luật kinh tế là gì?”. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp nhà đầu tư nắm được những đặc điểm, vai trò và ảnh hưởng của quy luật kinh tế để có được chiến lược đầu tư phù hợp. Nhà đầu tư cần có những đánh giá đúng đắn, khách quan thu lại nhiều lợi nhuận từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
MyTrade là nhà cung cấp nhiều loại công cụ hỗ trợ về nguồn vốn với mong muốn giúp cho nhà đầu tư tối ưu được giá trị đầu tư, lợi nhuận và mức thuế phí trong suốt quá trình giao dịch. Nếu bạn có câu hỏi thắc mắc về quy luật kinh tế hãy tải app MyTrade ngay hôm nay hoặc liên hệ theo số Hotline 1900966935 - 0983 668 883 để được tư vấn và hỗ trợ.
Link nội dung: https://unie.edu.vn/dac-diem-cua-quy-luat-kinh-te-a59394.html