Cách chọn đồ khô mang đi nước ngoài không phải ai cũng biết

Những câu chuyện về hành lý toàn mì tôm, ruốc, muối vừng,… của học sinh, sinh viên du học được chia sẻ trên báo chí gần đây đã cho thấy phần nào cuộc sống khó khăn của những người con xa xứ. Không chỉ có những học sinh, sinh viên mà cả những người Việt định cư tại nước ngoài cũng luôn mang bên mình những món đồ khô đặc sản để cảm nhận hương vị mộc mạc của quê nhà.

Nhớ, thèm là cảm giác chung của những người con xa quê. Dù có ở đất nước tân tiến, giàu có, ẩm thực phát triển thế nào đi chăng nữa thì đối với họ cũng không gì có thể sánh được với hương vị quê nhà. Thế nhưng việc thưởng thức những món ăn đúng vị không hề dễ dàng khi xa xứ, vì có nhiều quy định ràng buộc về hàng không nên việc vận chuyển đồ khô không hề dễ dàng. Vậy đồ khô có được mang lên máy bay không? Nên chọn đồ khô mang đi nước ngoài như thế nào vừa hợp pháp vừa tiện lợi nhất? Đừng bỏ lỡ bài viết này để biết thêm những thông tin về việc vận chuyển đồ khô nhé.

Có được mang đồ khô lên máy bay không?

Ngành hàng không luôn có quy định rõ ràng về hành lý của hành khách, từ hành lý ký gửi đến hành lý xách tay. Những ai đã từng di chuyển bằng máy bay đều biết rằng các vật dụng cồng kềnh, nặng hoặc có mùi đều chỉ được phép vận chuyển bằng hành lý ký gửi. Còn những hành lý được cầm lên máy bay phải là những đồ nhẹ, dễ vận chuyển, không mùi. Bởi vậy, chỉ cần sơ xuất một chút là hành khách có thể gặp nhiều rắc rối ảnh hưởng đến chuyến bay. Do đó, muốn cầm đồ khô mang đi nước ngoài thì các bạn cần phải tìm hiểu rõ về quy chế bay của hãng và nhờ các đơn vị chuyên trách tư vấn, hỗ trợ cụ thể.

Các chuyến bay quốc tế thường có yêu cầu gắt gao hơn các chuyến bay nội địa và đưa ra những yêu cầu về số cân, thuế, phí cụ thể cho hành lý. Vì vậy, khi chuẩn bị đồ khô mang đi nước ngoài, mọi người cần cân đo cẩn thận để không vượt quá số cân quy định và phải bù thêm nhiều tiền vào việc mua hành lý. Theo thị hiếu và nhu cầu của đại đa số Việt Kiều thì họ thường chọn mang theo tôm khô, mực khô, các loại cá khô và một vài loại đồ khô khác để mang theo bởi ngoài hương vị đặc trưng, khó tìm mua ở nước ngoài thì sản phẩm này có khá nhẹ cân và giữ được lâu mà không lo hỏng.

Các chuyến bay quốc tế thường có yêu cầu gắt gao hơn các chuyến bay nội địa và đưa ra những yêu cầu về số cân, thuế, phí cụ thể cho hành lý. Vì vậy, khi chuẩn bị đồ khô mang đi nước ngoài, mọi người cần cân đo cẩn thận để không vượt quá số cân quy định và phải bù thêm nhiều tiền vào việc mua hành lý.
Các chuyến bay quốc tế thường có yêu cầu gắt gao hơn các chuyến bay nội địa và đưa ra những yêu cầu về số cân, thuế, phí cụ thể cho hành lý. Vì vậy, khi chuẩn bị đồ khô mang đi nước ngoài, mọi người cần cân đo cẩn thận để không vượt quá số cân quy định và phải bù thêm nhiều tiền vào việc mua hành lý.

Tất cả các loại đồ khô hầu hết đều có mùi nặng, một số loại thủy hải sản khô còn có mùi rất nồng nên nếu không biết cách đóng gói thì còn rất dễ bị từ chối mang lên máy bay. Vì vậy, mọi người nên chú ý đóng gói bằng túi nilon kín, dày, có hút chân không để bảo quản lâu hơn và tránh gây mùi ra bên ngoài. Các cơ sở bán đồ khô có nhiều thiết bị chuyên dụng để đóng gói nên mọi người có thể nhờ họ đóng gói giúp khi mua hàng. Sau đó, bạn vẫn cần đóng gói thêm một lớp với thùng xốp hoặc thùng giấy bọc kín như gửi đồ qua bưu điện để không bị rò rỉ hay bay mùi. Bạn nên chắc chắn rằng hàng hóa được bọc kín bằng nhiều lớp túi, dán băng dính chắc để hàng hóa không bị rơi vỡ, hỏng hóc, thất thoát.

Các loại đồ khô được phép mang lên máy bay

Một số loại đồ khô mang đi nước ngoài được phép mang lên máy bay có thể kể đến là:

Tôm khô, mực khô.

Cá khô các loại như khô cá sặc, khô cá kèo, khô cá đù, khô cá lóc, khô cá mối, khô cá tra,…

Các loại thịt khô như trâu khô, bò khô, gà khô, lợn khô, nai khô,…

Các loại bánh kẹo, mứt, hạt khô,…

Một số loại đồ khô phổ biến được phép mang lên máy bay có thể kể đến là: tôm khô, mực khô, cá khô các loại như khô cá sặc, khô cá kèo, khô cá đù, khô cá lóc, khô cá mối, khô cá tra,...
Một số loại đồ khô phổ biến được phép mang lên máy bay có thể kể đến là: tôm khô, mực khô, cá khô các loại như khô cá sặc, khô cá kèo, khô cá đù, khô cá lóc, khô cá mối, khô cá tra,…

>> Xem thêm:

Một số loại đồ khô nên mang đi nước ngoài

Bánh đa nem

Nếu là người miền Bắc thì đây chính là thứ đứng đầu trong danh sách các loại đồ khô mang đi nước ngoài vì ở nước ngoài thường chỉ bán loại bánh tráng dày như của người miền Nam, không được mỏng và giòn như bánh của miền Bắc. Tuy nhiên, mọi người nên vào siêu thị lựa chọn loại bánh tráng được đóng gói cẩn thận, dù giá cả có đắt hơn nhưng thời gian sử dụng cũng lâu hơn và ít bị vỡ hơn so với loại rẻ tiền. Khi xếp đồ, mọi người cũng có thể xếp vào chỗ nắp vali vì bánh đa nem không có mùi, xếp vào đó còn giúp bánh không bị vỡ, nát.

Hạt nêm

Hầu hết các bạn du học sinh hoặc Việt kiều tại nước ngoài đều tự nấu ăn cho tiết kiệm và hợp khẩu vị nên hạt nêm là loại gia vị không thể thiếu. Ở nước ngoài cũng có bán nhiều loại hạt nêm nhưng mùi vị của nó đã được điều chỉnh cho hợp với khẩu vị người nước ngoài nên sẽ khác vị hạt nêm ở Việt Nam. Vì vậy, bạn có thể mang nhiều hay ít tùy nhu cầu sử dụng.

Bột canh

Bột canh cũng là một loại gia vị nấu ăn phổ biến của người miền Bắc và ở nước ngoài cũng rất khó tìm được loại gia vị này. Bởi vậy, nếu có thói quen sử dụng bột canh trong lúc nấu ăn thì bạn nên mang sẵn vài gói để ăn dần.

Tôm khô

Tôm khô có thể làm phụ gia cho rất nhiều món ăn khác như bánh đa nem, bún thang, các món canh,… Ở nước ngoài bạn cũng có thể tìm được tôm khô nhưng nó thường đắt và không đậm đà bằng tôm khô của người Việt. Vì thế nên bạn hãy chuẩn bị một chút tôm khô mang đi để giúp các món ăn thêm hấp dẫn và có thể thưởng thức món ăn Việt Nam tại bất cứ nơi đâu.

Tôm khô có thể làm phụ gia cho rất nhiều món ăn khác như bánh đa nem, bún thang, các món canh,... Ở nước ngoài bạn cũng có thể tìm được tôm khô nhưng nó thường đắt và không đậm đà bằng tôm khô của người Việt.
Tôm khô có thể làm phụ gia cho rất nhiều món ăn khác như bánh đa nem, bún thang, các món canh,… Ở nước ngoài bạn cũng có thể tìm được tôm khô nhưng nó thường đắt và không đậm đà bằng tôm khô của người Việt.

Miến

Miến là một loại thực phẩm khá đặc trưng của Việt Nam mà rất khó để tìm thấy ở nước ngoài. Hơn nữa miến cũng khá dễ để chế biến, dễ ăn và dễ bảo quản. Bởi vậy, đây cũng là đồ khô mang đi nước ngoài được rất nhiều người lựa chọn. Hãy mang theo chút miến để có thể đổi gió vào bữa sáng hoặc cuối tuần muốn ăn gì đó nhẹ nhàng nhé.

Mộc nhĩ, nấm hương

Những món đồ khô này ở nước ngoài cũng bán nhưng thường không có mùi vị như ở Việt Nam và cũng rất đắt. Chính vì vậy, nhiều người thường mang theo mộc nhĩ, nấm hương để chế biến các món ăn như bánh bao, bánh giò, bánh đa nem,… vừa tiện lợi lại mang hương vị quê nhà.

Bột ngũ vị hương

Bột ngũ vị hương tuy nhỏ mà có võ, giúp bạn chế biến được rất nhiều món ăn khác nhau chỉ với vài phút đồng hồ. Bạn nhớ mua loại bột dạng gói để mang theo dễ dàng và bảo quản được lâu hơn.

Cà phê, chè

Tất nhiên loại thức uống này được bày bán tại mọi quốc gia nhưng nó cũng không thể giống với những loại cà phê, chè mà chúng ta hay uống ở Việt Nam. Hương vị của loại thức uống này còn phụ thuộc vào yếu tố đất đai, khí hậu, cách chăm sóc của người trồng,… Bởi vậy, nếu có lỡ đam mê đồ uống này thì nên mang theo để khỏi tiếc nuối lúc xa nhà không thể tìm được bạn nhé.

Mì tôm

Dù là học sinh, sinh viên hay Việt kiều thì cũng nên mang theo mì tôm để đề phòng lúc mới sang nước ngoài chưa quen đường, chưa ổn định lại không biết ăn gì thì sẽ dễ bị đói. Hơn nữa, mì tôm ở mỗi nước cũng có hương vị khác nhau nên bạn hãy chọn những loại mì bình dân, quen thuộc mang theo để đỡ bỡ ngỡ nhé.

Ruốc, muối vừng, muối lạc

Đây là những loại gia vị giúp chống đói cho những ngày đầu khi mới sang nước ngoài còn chưa quen đường, chưa thể tự đi chợ, bắt xe đi siêu thị,… Hoặc các bạn cũng có thể mua vừng, lạc sống để tự làm nhưng chắc chắn thịt ở nước ngoài làm ruốc sẽ không hợp khẩu vị như ở Việt Nam.

Đây là những loại gia vị giúp chống đói cho những ngày đầu khi mới sang nước ngoài còn chưa quen đường, chưa thể tự đi chợ, bắt xe đi siêu thị,... Hoặc các bạn cũng có thể mua vừng, lạc sống để tự làm nhưng chắc chắn thịt ở nước ngoài làm ruốc sẽ không hợp khẩu vị như ở Việt Nam.
Đây là những loại gia vị giúp chống đói cho những ngày đầu khi mới sang nước ngoài còn chưa quen đường, chưa thể tự đi chợ, bắt xe đi siêu thị,… Hoặc các bạn cũng có thể mua vừng, lạc sống để tự làm nhưng chắc chắn thịt ở nước ngoài làm ruốc sẽ không hợp khẩu vị như ở Việt Nam.

Cách đóng gói đồ khô mang đi nước ngoài đúng chuẩn

Nhiều người vẫn hay đùa rằng việc vận chuyển đồ khô mang đi nước ngoài như một cuộc chơi may rủi bởi dù đã được cho phép bỏ vào hành lý ký gửi thì hành khách vẫn có thể bị nhân viên an ninh yêu cầu kiểm tra lại khi nhận thấy hàng hóa có một số dấu hiệu như có mùi, chảy nước, đóng gói lỏng lẻo, nghi ngờ chất lượng sản phẩm,… Bởi vậy, để hạn chế phiền toái, mọi người cần lưu ý một vài điểm như sau:

Cần bọc kín, hút chân không mặt hàng đồ khô để bảo quản và mang theo dễ dàng hơn.
Cần bọc kín, hút chân không mặt hàng đồ khô để bảo quản và mang theo dễ dàng hơn.

Trên đây là những kinh nghiệm giúp chọn đồ khô mang đi nước ngoài đảm bảo an toàn và thuận lợi. Tất nhiên đây vẫn là một cuộc chơi mang tính may rủi nhưng nó cũng phụ thuộc vào chính khách hàng. Nếu có sự chuẩn bị, đóng gói tốt và tuân thủ quy định của hãng hàng không thì sẽ chẳng có ai bắt bẻ hay gây phiền toái cho bạn cả. Chúc các bạn lựa chọn được những món đồ khô ưng ý và đừng quên theo dõi các bài viết khác của chúng tôi nhé.

Link nội dung: https://unie.edu.vn/do-kho-mang-di-nuoc-ngoai-a59274.html