#Financial Analyst Là Gì? Công Việc Nghề Phân Tích Tài Chính

Lĩnh vực Tài Chính ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người và trở thành ngành nghề thu hút nhiều nhân sự với các vị trí đa dạng. Một trong những vị trí được theo đuổi nhiều gần đây trong lĩnh vực Tài Chính là Chuyên gia Phân tích Tài Chính (Financial Analyst). Vậy Financial Analyst là gì, làm những công việc gì và mức lương như thế nào? Hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây!

1. Khái niệm Financial Analyst là gì?

Financial Analyst hay còn được biết đến là với tên gọi chuyên gia phân tích tài chính. Đây là người sẽ chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp và phân tích những thông tin liên quan đến Kinh Tế - Tài Chính và đề xuất các khuyến nghị trong việc kinh doanh hoặc đầu tư cho doanh nghiệp.

Cụ thể, Financial Analyst sẽ vận dụng những kiến thức liên quan đến nền Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô, sau đó phân tích thị trường, đánh giá tình hình của các doanh nghiệp cũng như những dự án, giao dịch về Tài Chính để dự đoán trước hiệu suất và triển vọng của tổng thể lĩnh vực nói chung, doanh nghiệp nói riêng trong tương lai.

Bên cạnh đó, theo Investopedia.com, một chuyên gia phân tích tài chính cũng sẽ tiến hành các nghiệp vụ như thu thập dữ liệu tài chính sau đó phân tích, đánh giá sự ổn định, lưu động và khả năng thanh khoản,... của một đơn vị kinh tế nhằm mục đích xem xét có đủ sinh lời để đảm bảo cho việc đầu tư tiền tệ hay không?

Tất cả những phân tích và đánh giá của Financial Analyst đều được lấy làm cơ sở để đưa ra những giải pháp phù hợp cho những hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến đầu tư và tài chính.

Financial Analyst Là Gì?

=> Xem Thêm: #Tổng Hợp Các Môn Học Trong Khóa Học CFA Online Tại SAPP Academy

2. Mức lương trung bình của một chuyên gia phân tích tài chính (Financial Analyst)

Phân tích tài chính là một công việc đặc thù có tính chuyên môn cao, đòi hỏi nhân sự phải đảm bảo được kiến thức cũng như kinh nghiệm làm việc phù hợp. Mức lương liên quan đến phân tích tài chính sẽ có sự chênh lệch đối với từng vị trí cao thấp, được đánh giá theo số năm kinh nghiệm.

Tại Việt Nam, trung bình một chuyên gia phân tích Tài Chính sẽ sở hữu mức lương 18 triệu VNĐ/tháng. Nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm (<1 năm) sẽ có lương vào khoảng 8 triệu VNĐ. Cao nhất là những người đảm nhiệm vị trí từ cấp quản lý trở lên, lên tới 45 triệu VNĐ. Thậm chí, giám đốc tài chính sẽ nhận mức lương rơi vào khoảng 110 triệu VNĐ/tháng.

Tuy nhiên, những con số trên chỉ là ước tính, mức lương của người có bằng CFA sẽ cao hơn rất nhiều bởi ngoài lương cứng, nhân sự còn được nhận thêm các khoản thưởng hoặc hoa hồng hậu hĩnh khác.

Mức lương cao cũng chính là một trong những lý do khiến công việc Phân tích Tài chính nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ mọi người.

Tại Mỹ, mức lương cho một Chuyên gia Phân tích Tài chính cũng không hề nhỏ. Trung bình Financial Analyst sẽ nhận $69,379/năm, nhiều nhất sẽ rơi vào khoảng $92,000/năm. Giám đốc Phân tích Tài chính tại Mỹ sẽ có mức lương giao động từ $114,392 - $164,000/năm.

Đặc biệt, đối với những nhân sự sở hữu văn bằng CFA, mức lương sẽ có sự chênh lệch nhất định so với những nhân sự bình thường.

mức lương trung bình của nghề phân tích tài chính

3. Mô tả công việc của một chuyên viên phân tích tài chính

Công việc của một chuyên gia phân tích tài chính chủ yếu sẽ xoay quanh các dữ liệu về Tài Chính. Cụ thể với mỗi vị trí, khối lượng công việc cũng như nhiệm vụ đảm nhiệm sẽ khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, những đầu mục công việc mà Financial Analyst cần thực hiện sẽ bao gồm:

mô tả công việc của chuyên gia phân tích tài chính

4. Cơ hội việc làm của vị trí Financial Analyst

Hiện nay, trên các diễn đàn tuyển dụng, không khó để tìm thấy thông tin tuyển dụng nhân sự làm phân tích tài chính. Với tình hình kinh tế ngày càng phát triển, cơ hội nghề nghiệp của nghề Phân tích Tài Chính cũng sẽ mở rộng hơn.

Vậy những doanh nghiệp nào thường tuyển dụng vị trí Phân tích Tài Chính?

Lĩnh vực Tài Chính vốn rất rộng, có rất nhiều công việc được phân chia theo từng mảng khi hoạt động trong một doanh nghiệp Tài Chính. Thông thường công việc Phân tích Tài chính sẽ được chú trọng trong các công ty thường xuyên phải đưa ra quyết định đầu tư như: công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, ngân hàng,...

Xét theo chức năng cũng như loại hình hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực Tài Chính, những người làm Phân Tích - Tài Chính sẽ làm việc cho:

Thông thường, những người làm phân tích tài chính cho bên mua sẽ tư vấn giải pháp cho từng khách hàng cụ thể. Do đó, lĩnh vực cũng như phạm vi công việc sẽ rộng hơn rất nhiều so với khi làm cho bên bán.

cơ hội việc làm ngành phân tích tài chính

Khi làm phân tích tài chính cho bên bán, công việc sẽ tập trung chủ yếu vào một ngành hoặc một lĩnh vực duy nhất. Lúc này, các chuyên gia sẽ nghiên cứu và phân tích từ dữ liệu của doanh nghiệp sau đó đưa ra các khuyến nghị “giữ”, “mua” hoặc “bán” cổ phiếu của công ty đó.

Một người làm nghề Phân tích Tài Chính sẽ có cơ hội thăng tiến như thế nào?

Phân tích Tài Chính là một ngành nghề có lộ trình thăng tiến cho nhân sự khá rõ ràng. Vị trí xuất phát điểm sẽ là chuyên viên phân tích tài chính. Khi kinh nghiệm làm việc đã được tích lũy nhiều hơn qua các năm, chuyên viên sẽ được thăng chức lên các vị trí cao hơn như chuyên viên phân tích tài chính cấp cao. Cao hơn sẽ là trưởng nhóm phân tích tài chính, trên trưởng nhóm là trưởng phòng tài chính. Vị trí cao nhất là giám đốc tài chính.

Bên cạnh đó, với chuyên môn và kỹ năng có được từ công việc Phân tích Tài chính, nhân sự có thể đảm nhiệm thêm một số công việc khác như: Chuyên viên kiểm soát tài chính, nhà quản lý danh mục đầu tư, quản lý rủi ro, nhà quản lý quỹ,...

5. Nghề phân tích tài chính cần bằng cấp và kỹ năng gì?

Khi đăng tin tuyển dụng nhân sự, thông thường, hầu hết các doanh nghiệp đều ưu tiên lựa chọn những ứng viên có bằng cấp đại học, đặc biệt là tốt nghiệp các ngành liên quan đến Tài chính, Kế toán hoặc Quản trị kinh doanh,.... Bởi việc sở hữu bằng cấp về các ngành liên quan chứng tỏ phần nào ứng viên đã có kiến thức về ngành, quá trình đào tạo và làm việc sẽ thuận lợi hơn.

Tại Việt Nam, những trường đại học được đánh giá là đào tạo kiến thức về Kinh tế rất tốt có thể kể đến:

nghề phân tích tài chính cần kỹ năng gì

Bên cạnh đó, vì tính chất đặc thù công việc cần nhiều sự trải nghiệm và kỹ năng chuyên môn nên bên cạnh bằng cấp, người sở hữu các chứng chỉ làm nghề như CFA cũng sẽ được ưu tiên tuyển dụng nhiều hơn. Bởi văn bằng như CFA được xem là bảo chứng vàng để khẳng định năng lực chuyên môn cũng như kỹ năng làm việc của một người.

Để trở thành chuyên gia phân tích tài chính, nhân sự cần đáp ứng được những kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm như sau:

Kỹ năng chuyên môn:

Kỹ năng mềm:

Tạm kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến chuyên gia phân tích tài chính (Financial Analyst). Với mức lương hấp dẫn và cơ hội nghề nghiệp rộng mở, dự tính trong tương lai, ngành phân tích tài chính sẽ ngày càng thu hút nhiều nhân sự hơn nữa và trở thành ngành nghề có mức độ cạnh tranh cao.

Do đó, nếu như bạn có ý định theo đuổi nghề Phân tích tài chính và có mục tiêu chinh phục chứng chỉ CFA để nâng cao cơ hội nghề nghiệp cho mình, hãy bắt tay lên kế hoạch lộ trình học chi tiết để có thể nhanh chóng đạt được mục tiêu.

Nếu bạn đang loay hoay tìm kiếm một khóa học phù hợp, khóa học CFA Online tại SAPP là sự lựa chọn đáng để cân nhắc bởi không chỉ giúp bạn tiết kiệm được chi phí và thời gian mà vẫn cam kết hiệu quả học tập và chất lượng đầu ra.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn

đăng ký khóa học cfa online

Link nội dung: https://unie.edu.vn/financial-analyst-la-gi-a58506.html