Viết là kỹ năng rất cần thiết với tất cả mọi người dù ở bất cứ nghề nghiệp nào.
Để đăng một status ai đọc cũng “cảm” - bạn cần viết tốt.
Để có email xin nghỉ phép hợp tình, hợp lý - bạn cũng cần viết tốt.
Để có chiếc CV “được việc” - bạn chắc chắn cần viết tốt.
Bây giờ thì bạn đã hiểu tầm quan trọng của nó. Nhưng thật khó để biết bắt đầu phải không? Đừng lo! Mình sẽ giúp bạn khởi động kế hoạch viết lách chỉ với 5 bước cơ bản sau đây.
Viết là kỹ năng tất cả chúng đều đã được học từ thuở thơ ấu, cách tạo ra các nét chữ, kết hợp chúng lại với nhau hoặc đơn giản là sử dụng bàn phím. Nhưng mình không nói đến hành động viết đơn thuần về mặt vật lý. Viết ở đây là quá trình tư duy để truyền đạt những ý tưởng trong đầu thành văn bản.
Thế nhưng, mỗi khi bắt đầu viết thứ gì đó, đầu óc bạn lại trở nên trống rỗng. Vậy thì phải làm sao?
Nếu so sánh bộ não giống như một kho chứa thông tin thì đọc chính là cách để thêm thông tin vào kho, còn viết là việc trích xuất dữ liệu từ kho.
Đến đây bạn đã hiểu ra vấn đề chưa? Bạn không thể viết được là do trong kho có quá ít hàng. Do đó, nó không thể trích xuất bất cứ thứ gì để viết. Vì vậy, điểm khởi đầu không phải là viết mà hãy trở thành một người đọc tốt.
Khi chuẩn bị viết một chủ đề nào đó, trước tiên hãy tìm hiểu, đọc và nghe các thông tin liên quan đến nó. Hãy làm đầy “kho” của bạn bằng những “món hàng” cần thiết. Khi đó, việc viết sẽ dễ dàng và tự nhiên hơn. Kể cả khi những thông tin ấy không thể giúp ích ngay cho bài viết của bạn thì nó vẫn sẽ hữu dụng theo một cách nào đó, vào một thời điểm nào đó. Chúng ta càng đọc, chúng ta càng hiểu biết, kiến thức không bao giờ là thừa thãi.
Nếu như bạn muốn đọc sách về content, bạn có thể bắt đầu với những cuốn sau:
Viết là một quá trình xử lý và nội hàm hóa kiến thức, cho phép chúng ta hiểu và ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Viết thúc đẩy tư duy của mỗi người, khơi gợi cảm hứng và nâng cao khả năng sáng tạo.
Trong thực tế, nhiều người không có hứng thú và không thói quen viết, thứ nhất là bởi họ không nghĩ ra chủ đề để viết, thứ hai là họ cảm thấy không cần thiết.
Nếu bạn thấy rằng không có gì để viết hoặc không biết làm thế nào để viết thì bạn có thể thử “viết tự do”.
Viết tự do được hiểu đơn giản là viết tất cả những gì bạn đang nghĩ đến mà không cần quan tâm đến tính chất logic của nội dung, độ dài, chính tả, phép tu từ hay mức độ sâu sắc của nó. Điều duy nhất bạn cần làm là viết liền mạch theo cảm hứng của mình.
Người ta nói rằng bộ não của con người sẽ có 60.000 suy nghĩ mỗi ngày, ngay cả khi không có nhiều như vậy, vẫn có hàng trăm hoặc hàng nghìn trong số đó. Ví dụ, khi chúng ta đọc sách, xem video hoặc nghe bài phát biểu của người khác, tất cả các loại suy nghĩ hiện lên trong đầu chúng ta. Bạn có thể tận dụng những “tài nguyên” này để viết tự do. Vì vậy, đừng lo lắng nếu không có gì để viết, ngay cả khi bạn nghĩ rằng đó là một ý tưởng tầm thường, bạn vẫn cần viết ra. Bởi vì chỉ khi viết nó ra, bạn mới có thể kích hoạt các tầng suy nghĩ sâu hơn.
Ngoài việc ghi lại những suy nghĩ nảy ra trong đầu, bạn có thể viết tự do thông qua việc xây dựng sơ đồ mindmap. Chẳng hạn, với chủ đề “nỗi sợ khi viết”, bạn hãy tạo ra thật nhiều “nhánh cây” từ “cái gốc” này. Đó có thể là sợ người khác phán xét, sợ nội dung không sâu sắc, sợ diễn đạt lủng củng… Tiếp theo đó, chúng ta tiếp tục triển khai các nội dung cụ thể để làm rõ vấn đề. Cứ như thế, lần lượt hoàn thiện từng “nhánh cây”, bạn sẽ tạo được một bài viết hoàn chỉnh.
Ngoài ra, vận dụng trí tưởng tượng cũng là một cách tốt để luyện viết tự do. Bạn có thể tự xây dựng một câu chuyện, một tình huống nào đó được tạo ra bởi trí tưởng tượng, sau đó viết lại chúng, chẳng hạn như:
Trí tưởng tượng không chỉ kích thích tư duy và nâng cao khả năng sáng tạo, mà còn giúp chúng ta “tháo nút” các vấn đề thực tế.
Giả sử bạn là nhân viên bán hàng trong một shop quần áo. Nếu bạn tưởng tượng mình cũng là khách hàng, đặt mình vào vị trí của họ, xem họ quan tâm đến điều gì nhất. Sau đó, hãy viết ra tất cả những điều này. Thông qua giả thuyết, thông qua sự đồng cảm, bạn sẽ hiểu nhu cầu của từng khách hàng và giải quyết từng điểm đau của họ.
Ví dụ khác, khi cha mẹ giáo dục con cái, bằng cách đặt bản thân vào con, nghĩ về mình khi còn là một đứa trẻ, bạn sẽ đưa ra được cách giải quyết hợp lý từ góc độ của trẻ, như vậy bạn sẽ hiểu con hơn, nuôi dạy con tốt hơn.
Trước khi bắt đầu viết tự do, bạn nên chuẩn bị một không gian thật yên tĩnh và thoải mái. Bên cạnh đó, hãy viết vào thời điểm bạn thấy khả năng tập trung của mình là cao nhất. Một số người thích viết vào lúc sáng sớm, nhưng cũng có một số người thích viết lách lúc đêm khuya. Không sao cả, điểm mấu chốt chính bạn phải là người tìm ra “khung giờ vàng” cho riêng mình và bắt đầu rèn luyện trong khung giờ đó.
Chúng ta không thể trở thành người viết tài ba chỉ trong một sớm, một chiều. Chắc chắn là vậy! Chẳng có bí quyết nào khác ngoài sự kiên trì. Nó giống như con dao, càng mài càng bén.
Vì vậy, hãy đặt mục tiêu viết mỗi ngày và cam kết hoàn thành nó. Bạn có thể bắt đầu bằng cách viết các status trên mạng xã hội, viết blog về một chủ đề nào đó bạn quan tâm, bạn thấy cần cho công việc hoặc cho chính mình.
Đối với nhiều người, viết lách là chuyện hết sức riêng tư. Vì lẽ đó, nên họ ngại công khai những bài viết của mình trước đông đảo người đọc. Tâm lý này dễ hiểu ở phần đông những người mới học viết. Nhưng bạn ơi! Thực ra những người khác không quá để tâm đến những lỗi sai trong bài viết của bạn đâu. Hãy mạnh dạn lên! Chỉ khi bạn sẵn sàng xuất bản một bài viết ở chế độ công khai, bạn mới có thể thoát khỏi ngưỡng an toàn “tự sướng” với bản thân.
Nếu nội dung của bạn được nhiều người đọc, ít nhiều bạn sẽ nhận được một số phản hồi, điều này giúp cải thiện trình độ viết của bạn. Sau một quá trình viết - sửa - viết - sửa hăng say, miệt mài, cuối cùng bạn cũng sẽ đạt được thành quả nhất định nào đó. Nhưng lưu ý là đừng bao giờ viết với tâm lý kiếm tiền ngay từ đầu, vì áp lực phải kiếm tiền bằng viết lách sẽ giết chết sự tự tin của bạn. Thay vì mục tiêu là tiền, chúng ta nên coi viết lách như một công cụ để sắp xếp suy nghĩ, kích thích sự sáng tạo. Bởi vì viết là một bộ khuếch đại “hiệu ứng học tập”, nó sẽ buộc bạn phải phát triển.
Sau một thời gian luyện tập đủ dài có thể bạn sẽ thấy không còn vui nữa. Các kỹ thuật mà bạn sử dụng từ ngày này qua tháng khác chẳng còn mới mẻ. Bạn luôn là người viết cũng là người thầy của chính mình. Nếu bạn đang như vậy, hãy tìm một người cố vấn chuyên môn. Có thể họ không hứa hẹn cho bạn được những bí kíp, thủ thuật mới trong viết lách, họ không đảm bảo giúp bạn tiến bộ vượt bậc sau vài tuần đào tạo nhưng chắc chắn họ có thể trao gửi những lời khuyên và sự động viên đúng lúc để bạn thêm an tâm đi hết quãng đường dài.
Nội dung mà mình chia sẻ trên đây mặc dù không phải là tất cả những thứ cần để viết tốt nhưng nó là các bước căn bản nhất để giúp bạn sẵn sàng cho hành trình này. Hãy bước đi thật từ tốn và chắc chắn, không phải vội, cũng đừng quá ôm đồm.
Nhưng… bạn đã viết gì hôm nay chưa?
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này, mình rất vui nếu các bạn dành tặng mình một like dưới chân bài viết hoặc ủng hộ một ly trà chanh để mình có thêm động lực chia sẻ những nội dung hữu ích.
Bạn có yêu cầu nào cần mình trợ giúp không?
Mình luôn sẵn lòng lắng nghe để tìm được giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Bạn thân mến! Nếu bạn thật tâm muốn kết nối với mình thì hãy điền đúng địa chỉ email để chiếc thư mình trao đi không bị thất lạc nhé!
Link nội dung: https://unie.edu.vn/hoc-viet-a58337.html