Kiên Giang thuộc miền nào? Kiên Giang có bao nhiêu huyện?

Liệu có ai thắc mắc Kiên Giang thuộc miền nào Việt Nam? Vậy thì đây chính là bài viết dành cho bạn với những thông tin chi tiết nhất về tỉnh thành thân thương của đất nước hình chữ S này.

Kiên Giang thuộc miền nào?

Kiên Giang là một tỉnh giáp biển, nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc. Thật thú vị khi bạn nhìn trên bản đồ sẽ thấy mảnh đất này có hình dạng giống như một con rồng đang bay ra biển vậy!

Vị trí địa lý, diện tích

Kiên Giang với diện tích 6.348,53km2 đã trở thành tỉnh có diện tích lớn thứ hai ở miền Nam Việt Nam, chỉ đứng sau tỉnh Bình Phước. Phần lãnh thổ của Kiên Giang không chỉ có đất liền mà còn gồm hải đảo. Ngoài khơi, vùng biển bao gồm hơn 143 hòn đảo. Trong đó, 43 đảo có cư dân sinh sống và khoảng 105 đảo nổi lớn, nhỏ khác nhau.

Vị trí tỉnh Kiên Giang trên bản đồ Việt Nam (màu đỏ)
Vị trí tỉnh Kiên Giang trên bản đồ Việt Nam (màu đỏ)

Xem ngay kinh nghiệm du lịch Phú Quốc đầy hữu ich từ công ty du lịch Khát Vọng Việt uy tín tại https://dulichkhatvongviet.com/kinh-nghiem-du-lich-phu-quoc/

Nếu tính riêng phần đất liền, Kiên Giang nằm trong tọa độ từ 9°23’50 - 10°32’30 vĩ Bắc và 104°26’40 - 105°32’40 kinh Đông, đường biên tiếp giáp với:

Kiên Giang có vị trí vô cùng thuận lợi cho việc giao lưu, chia sẻ văn hóa miền Tây Nam Bộ với bạn bè các nước anh em Đông Nam Á. Bên cạnh đó, với tài nguyên rừng và biển trù phú, vùng đất này còn có tiềm năng phát triển kinh tế cực cao.

Tài nguyên rừng trù phú tại Kiên Giang
Tài nguyên rừng trù phú tại Kiên Giang

Đến với Kiên Giang, bạn không chỉ thấy sông, nước hay biển mà còn có những cánh đồng lúa bát ngát thẳng cánh cò bay, cùng với cảnh núi non trùng điệp, hùng vĩ.

Cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát của Kiên Giang
Cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát của Kiên Giang

Điều kiện khí hậu

Kiên Giang thuộc miền nào? Là tỉnh thành lớn nhất miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, cộng thêm vị trí giáp biển nên khí hậu nơi đây nóng ẩm quanh năm. Tại Kiên Giang chia ra hai mùa rõ rệt.

Mức nhiệt ổn định trong cả hai mùa trung bình từ 27-28 độ C, tổng số giờ nắng là 2.563 giờ/năm, độ ẩm từ 81-82%. Với những đặc điểm này, nơi đây rất thuận lợi cho canh tác nông nghiệp cũng như nuôi trồng thủy, hải sản.

Khu vực biển vịnh Thái Lan vô cùng ôn hòa nên Kiên Giang không phải hứng chịu thiên tai hay bão lũ. Tuy nhiên, người dân vẫn phải đối mặt với vấn đề nhiễm phèn mặn khi nước biển xâm lấn.

Đất đai nứt nẻ, khô hạn khi bị nước mặn xâm lấn
Đất đai nứt nẻ, khô hạn khi bị nước mặn xâm lấn

Bên cạnh đó, vì sống xa nguồn nước ngọt nên việc tích trữ nước mưa để sử dụng trong cuộc sống đã trở thành thói quen của những người con của đất miền Tây. Tổng lượng mưa trung bình mỗi năm của Kiên Giang ừ 1800 - 2200mm.

Kiên Giang có mấy thành phố?

Kiên Giang thuộc vùng kinh tế mũi nhọn của Đồng bằng Sông Cửu Long nên được tập trung đầu tư và phát triển vật chất, cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, người dân nơi đây cũng rất chăm chỉ, cần cù lao động, tích cực xây dựng cuộc sống, giúp nền kinh tế quê hương tăng trưởng mạnh mẽ. Vậy Kiên Giang có mấy thành phố?

Thành phố Rạch Giá lộng lẫy về đêm
Thành phố Rạch Giá lộng lẫy về đêm

Đơn vị hành chính của Kiên Giang

Kiên Giang hiện nay có 12 huyện và 3 thành phố. Bao gồm 144 đơn vị hành chính cấp xã (10 thị trấn, 18 phường, 116 xã). Cụ thể:

Huyện đảo Kiên Hải
Huyện đảo Kiên Hải

Dân cư

Kiên Giang là tỉnh xếp thứ hạng cao trong 15 tỉnh đông dân cư trên toàn quốc. Với dân số khoảng 2.109.000 người, mật độ rơi vào 332 người/km2. Người dân nơi đây sống tập trung tại nông thôn với nghề nghiệp chính là trồng cây nông nghiệp, nuôi thủy, hải sản và đánh bắt cá.

Nghề đánh bắt và nuôi thủy, hải sản tại Kiên Giang
Nghề đánh bắt và nuôi thủy, hải sản tại Kiên Giang

Lịch sử Kiên Giang

Phần đất liền Kiên Giang được thành lập bao gồm thành phố Rạch Giá và toàn bộ tỉnh Hà Tiên cũ. Vào thời nhà Nguyễn, Kiên Giang thuộc tỉnh Hà Tiên.

Bản đồ Kiên Giang - Rạch Giá năm 1973
Bản đồ Kiên Giang - Rạch Giá năm 1973

Nhìn chung, thời chiến tranh, Kiên Giang, Rạch Giá, Hà Tiên đã bị phân chia qua lại rất nhiều lần, không thống nhất giữa chính quyền Ngô Đình Diệm và quân Cách mạng Việt Nam.

Hình ảnh những tù binh chính trị cách mạng bị kiểm tra trước khi đưa vào trại giam Phú Quốc
Hình ảnh những tù binh chính trị cách mạng bị kiểm tra trước khi đưa vào trại giam Phú Quốc

Tuy nhiên, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhân dân quy về một mối thì chúng ta đã có được mảnh đất Kiên Giang với 3 thành phố và 12 huyện như hiện tại.

Một số hình ảnh Kiên Giang xưa.

Đường phố Rạch Giá
Đường phố Rạch Giá
Chợ Rạch Giá xưa
Chợ Rạch Giá xưa

>> Xem thêm:

Văn hóa, du lịch tại Kiên Giang

Kiên Giang nằm ở cửa ngõ kinh tế biển, là nơi giao thoa giữa nhiều nền văn hóa. Dân tộc sinh sống tại vùng đất này chủ yếu là người Kinh, người Khmer và người Hoa. Trong đó, người Khmer được coi là dân bản địa và sinh sống lâu đời nhất tại các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long.

Đoàn Nghệ thuật Khmer múa điệu truyền thống
Đoàn Nghệ thuật Khmer múa điệu truyền thống

Nét văn hóa đặc sắc của dân bản địa

Tại Kiên Giang, người Khmer chiếm 12,5% dân số của tỉnh và 16,7% tổng số người Khmer trên cả nước. Chính vì vậy, văn hóa ở đây có những nét độc đáo và vô cùng đa dạng, kêt hợp giữa văn hóa Óc Eo và văn hóa Sa Huỳnh.

Minh họa văn hóa Óc Eo tại Kiên Giang
Minh họa văn hóa Óc Eo tại Kiên Giang

Vì có bề dày lịch sử phát triển nên Kiên Giang vẫn lưu giữ rất nhiều nét văn hóa truyền thống từ thuở xa xưa. Ở đây, ta có thể bắt gặp những loại hình nghệ thuật như hát bội, múa lân,… của người Hoa. Hoặc hát dù kê, múa Ròm-vông, múa À-dây, múa Lâm-lêu,… của người Khmer. Bên cạnh đó, bạn có thể thưởng thức đờn ca tài tử - cải lương, hò thẻ mực,… của người Kinh vô cùng hấp dẫn.

Múa truyền thống của người Khmer
Múa truyền thống của người Khmer

Ngoài ra, vì những nét văn hóa đặc sắc như vậy nên ẩm thực nới đây cũng vô cùng đa dạng với muôn hình, muôn vẻ. Những đặc sản được tận dụng từ tài nguyên rừng vàng biển bạc, được chế biến bởi đôi tay lành nghề đã tạo nên sự nổi bật trong văn hóa ẩm thực của Kiên Giang, làm phong phú hóa nét ẩm thực đặc trưng của đất nước.

Đặc sản gỏi cá nhồng Kiên Giang
Đặc sản gỏi cá nhồng Kiên Giang

Những món đặc sản của Kiên Giang có thể kể tới như cá nhồng, Nước mắm Phú Quốc, Sò huyết Hà Tiên, Bún cá Kiên Giang,…

Trình diễn nghệ thuât nặn nồi đất - nghề truyền thống tại Kiên Giang
Trình diễn nghệ thuât nặn nồi đất - nghề truyền thống tại Kiên Giang

Kiên Giang còn duy trì và phát triển rất nhiều làng nghề truyền thống như đan đệm bàng, dệt chiếu Tà Niên, nắn nồi Hòn Đất, làm huyền phách ở Hà Tiên, chế tác thủ công mỹ nghệ bằng đồi mồi,…

Sản phẩm được làm từ nghệ nhân làm huyền phách tại Hà Tiên - vòng tay đá huyền thạch
Sản phẩm được làm từ nghệ nhân làm huyền phách tại Hà Tiên - vòng tay đá huyền thạch
Làng nghề làm nước mắm truyền thống tại Phú Quốc
Làng nghề làm nước mắm truyền thống tại Phú Quốc

Đi Kiên Giang du lịch tại đâu?

Có thể nói, Kiên Giang là nơi hội tụ đất trời với cảnh sắc thiên nhiên vô cùng tuyệt diệu. Đến với Kiên Giang, khách du lịch muốn núi, có núi, muốn biển có biển, muốn rừng, có rừng. Trong đó, không thể không kể tới những điểm du lịch vô cùng nổi tiếng như:

Thành phố Phú Quốc - du lịch hiện đại
Thành phố Phú Quốc - du lịch hiện đại
Rái cá mũi lông - loài vật nằm trong danh mục bị đe dọa, được bảo tồn tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng
Rái cá mũi lông - loài vật nằm trong danh mục bị đe dọa, được bảo tồn tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng
Đảo Hòn Sơn Kiên Giang
Đảo Hòn Sơn Kiên Giang
Quần đảo Nam Du Kiên Giang
Quần đảo Nam Du Kiên Giang
Đường vào hang động Thạch Động
Đường vào hang động Thạch Động

Kiên Giang thuộc miền nào? Trên đây là một số thông tin chi tiết giải đáp cho những thắc mắc của bạn về mảnh đất này. Việt Nam ta có 63 tỉnh thành, mỗi nơi đều có vẻ đẹp riêng. Nếu có cơ hội, hãy một lần ghé đến Kiên Giang, những con người giản dị nơi đây sẽ luôn chào đón bạn!

Link nội dung: https://unie.edu.vn/tinh-kien-giang-o-mien-nao-a58124.html