Để sử dụng máy siết bu lông hiệu quả người dùng cần phải xác định được lực siết bu lông chính xác theo từng nhu cầu công việc. Thông tin này sẽ có trong bảng tra cứu lực siết bu lông. Vậy lực siết bu lông là gì, chúng có vai trò gì? Đo lực siết bu lông như thế nào? Mời các bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.
Lực siết bu lông là lực momen xoắn được tạo ra khi kết hợp cánh tay đòn của dụng cụ siết với bu lông. Khi lực này đạt đến mức độ lực siết ốc tiêu chuẩn sẽ tác động lên đầu bu lông hoặc đai ốc và tạo ra ứng suất căng ban đầu. Lực siết này làm bu lông sẽ được kẹp chặt đúng kỹ thuật, giúp các chi tiết được lắp ráp cố định, chắc chắn hơn.
Lực siết bu lông bản chất là lực momen xoắn
Mỗi loại bu lông khác nhau sẽ có những quy định khác nhau về lực siết bu lông để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cũng như sự an toàn cho các kết cấu được lắp ráp. Do vậy để đảm bảo tính chính xác tuyệt đối khi sửa chữa, lắp ráp các nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm lực siết bu lông tiêu chuẩn. Đây chính là bảng quy định chung về lực siết ốc. Dựa vào đó các kỹ thuật viên sẽ tính được lực siết bulong chuẩn xác, giúp lựa chọn được máy siết bu lông phù hợp.
Tiêu chuẩn lực siết bu lông bị tác động bởi hai yếu tố chính bao gồm đường kính của bu lông và độ bền của bu lông. Trong đó cấp độ bền của bu lông, ốc vít chính là thông số được nhà sản xuất in ở mặt đỉnh của bu lông.
Về cơ bản, tiêu chuẩn lực xiết bu lông của mỗi loại bu lông, ốc vít là khác nhau. Bạn có thể tham khảo các quy định về tiêu chuẩn lực siết ốc theo 2 văn bản tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực đó là:
Bảng lực siết bu lông tiêu chuẩn chỉ áp dụng đối với các loại bu lông, ốc vít mới. Các quy định, tiêu chuẩn này không đảm bảo tính chính xác đối với những bu lông đã qua sử dụng. Nếu muốn biết chi tiết từng tiêu chuẩn, bạn có thể tìm đọc bảng tra lực siết bu lông pdf để tham khảo.
Lực siết bu lông tiêu chuẩn chỉ áp dụng với các loại bu lông mới
Lực siết bu lông, đai ốc là yếu tố quan trọng có vai trò quyết định đến chất lượng cũng như hiệu quả trong công việc lắp ráp, sửa chữa. Khi tính lực siết ốc chính xác, kỹ thuật viên sẽ có thể điều chỉnh lực siết của súng hơi bắn ốc sao cho vừa đủ để ghim chặt bu lông vào vị trí.
Ngược lại, nếu lực siết bu lông, ốc vít không được xác định chuẩn, dễ dẫn đến tính trạng súng bắn ốc tác dụng lực không đủ khiến bu lông, ốc vít không chắc chắn. Đó chính là nguyên nhân chính dẫn đến sự lỏng lẻo, thiếu gắn kết giữa các điểm tiếp nối.
Bảng thông số lực siết bu lông là mấu chốt quan trọng giúp bạn xác định tiêu chuẩn lực siết từ loại ốc vít. Từ đó đo và tính được lực siết cần thiết để đảm bảo chất lượng công việc. Sau đây là hướng dẫn tra bảng lực siết ốc và công thức tính bạn không nên bỏ qua.
Trong bảng tra lực siết bu lông có 3 cột chính giúp bạn có thể xác định kích cỡ bu lông của tất cả các chủng loại từ M3 đến M64. Trong đó:
Ví dụ: Kích thước ecu phù hợp với bu lông đầu lục nổi M6 là ecu size 10mm.
Kích thước ecu phù hợp với bu lông đầu lục chìm M18 là ecu size 14mm.
Khi đã xác định được các ký hiệu quan trọng, bạn có thể xem bảng tra cứu bu lông lục giác sau đây để biết kích cỡ chuẩn xác của bu lông:
Bảng tiêu chuẩn lực siết bu lông
Để xác định được lực siết tiêu chuẩn của mỗi loại bu lông theo bảng tra cứu lực siết bu lông, bạn thực hiện theo 3 bước như sau:
Bước 1: Xác định chủng loại bu lông bạn cần sử dụng là loại có đường kính bao nhiêu.
Bước 2: Kiểm tra cấp độ bền bỉ đã được in sẵn trên đỉnh bu lông và xác định vị trí trong bảng.
Bước 3: Thực hiện gióng đồng thời từ ô đường kính sang phải và ô cấp độ bền xuống dưới. Tại ô giao nhau giữa hàng ngang và hàng dọc chính là lực siết tiêu chuẩn của bu lông đó.
Khi đã hoàn thành việc xác định lực siết tiêu chuẩn, bạn chỉ cần lựa chọn công cụ siết có lực siết phù hợp là được.
Ví dụ: Bu lông M12 có đai ốc 18mm, độ bền bỉ là 8.8 N.m có lực siết tiêu chuẩn cần đạt được là 79 N.m. Tương tự như vậy, dựa vào bảng kiểm tra lực siết bu lông bạn có thể dễ dàng xác định được lực siết tiêu chuẩn cần đạt của mọi chủng loại bu lông, ốc vít.
Khi thực hiện tháo lắp các mối ghép, nếu tính được lực siết bulong ô tô, xe máy sẽ giúp bạn lựa chọn được dụng cụ tháo lắp phù hợp. Công thức tính lực xiết bu lông được xác định như sau: s = 1,5 x d
Trong đó:
Áp dụng công thức để đo lực siết bu lông xe máy
Công thức này cho biết mức độ phù hợp của bu lông và đai ốc, giúp bạn lựa chọn chủng loại thích hợp khi ghép nối các chi tiết. Như vậy nếu muốn tính lực siết ốc xe máy Honda, Winner bạn cần xác định đúng kích cỡ bu lông cần sử dụng, chẳng hạn như loại M4, M8 hay M10,... Sau đó áp dụng công thức để tìm ra kích thước đai ốc phù hợp với bu lông.
Ví dụ: Kích thước ecu phù hợp với bu lông loại M20 là loại đai ốc có:
s = 1,5 x 20 = 30. Vậy đai ốc 30mm là kích thước chuẩn dành cho bu lông M20. Ngoài ra tra cứu trong bảng lực siết ốc cũng có thể giúp bạn xác định kích thước đai ốc chính xác cho từng loại bu lông.
Vừa rồi là một số chia sẻ về tầm vai trò và các kiểm tra lực siết bu lông các loại chuẩn xác nhất. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích góp phần giúp bạn trong việc sử dụng máy siết bu lông vào sửa chữa, lắp ráp máy móc chuyên nghiệp.
Bài viết tham khảo:
Link nội dung: https://unie.edu.vn/luc-siet-oc-xe-may-honda-dream-a55800.html