Cảm giác bị bỏ rơi luôn là một trải nghiệm khó khăn đối với tất cả mọi người và rất thường gặp trong thực tế, điển hình như việc bị gạt ra khỏi các hoạt động tập thể hoặc bị cô lập. Phải đối mặt với tình huống khi bạn bị bỏ rơi có thể dẫn đến hàng loạt các cảm giác bất ổn như buồn bã, tức giận, bối rối. Tuy nhiên, trong một thời điểm nào đó, ai cũng phải nhận những sự từ chối từ người khác nên những cách dưới đây có thể giúp bạn vượt qua cảm giác bị bỏ rơi và duy trì sự cân bằng trong cuộc sống.
Cần phải thành thực rằng cảm giác khó chịu khi bị người khác loại ra khỏi một hoạt động nhất định là điều hoàn toàn bình thường, ngay cả khi họ không cố tình làm vậy. Những vấn đề như khó chịu khi đồng nghiệp uống cà phê mỗi sáng mà không rủ bạn hay cảm giác cô đơn khi phát hiện một nhóm trò chuyện không có sự xuất hiện của mình là một cảm xúc cơ bản của một con người. Trong bất kể tình huống nào thì việc dành thời gian cho việc giải tỏa những cảm xúc của bản thân và quyết định những việc làm tiếp theo là điều mà bạn nên làm thay cho việc quanh quẩn với suy nghĩ tiêu cực. Những việc có thể làm để giải tỏa cảm xúc gồm: Viết nhật ký, tập thể dục, một chuyến đi dạo hay đơn giản chỉ là hít thở sâu.
Việc nhìn nhận một sự việc không tỉnh táo có thể làm bạn rơi vào trạng thái tiêu cực không đáng có, cảm giác bị bỏ rơi cũng như vậy khi những người loại bạn ra khỏi những hoạt động của họ có thể chỉ vì muốn tốt cho bạn hoặc có những vấn đề mà họ không thể mời bạn tham gia. Việc một người ngay lập tức kết luận xấu nhất khi gặp phải vấn đề không mong muốn là không hề hiếm gặp, cảm xúc căng thẳng khi đó đã lấy đi sự tỉnh táo cần thiết để giải thích sự việc một cách hợp lý.
Vì vậy, thay vì để nỗi sợ chiếm lấy trí óc của mình, hãy cố gắng tư duy bằng logic và xem xét các góc độ cũng như bằng chứng khác của sự việc. Nếu thực sự tin rằng những người bỏ rơi bạn vì họ thực sự không quan tâm đến bạn thì nên xem xét liệu bằng chứng nào để đi đến kết luận đó không thay vì chỉ một tình huống bất ngờ mới xảy ra. Tuy nhiên, dù đi đến kết luận cuối cùng sau khi đã xem xét kỹ thì mọi việc đôi lúc vẫn không như bạn nghĩ và việc tiêu cực thái quá có thể làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bạn.
Nếu nhận thấy có một nhóm đối tượng nhất định thường xuyên loại trừ bạn ra khỏi hoạt động của họ thì cần xem xét lại cách thể hiện mong muốn tham gia thông qua truyền đạt và ngôn ngữ cơ thể của bản thân đã thực sự phù hợp và rõ ràng hay chưa. Ví dụ như, bạn có thói quen khoanh tay trong các buổi nói chuyện, rõ ràng việc này không có gì sai nhưng có thể khiến bạn trông như đang khép kín và không muốn trao đổi với mọi người kể cả khi bạn không nghĩ vậy.
Một tình huống khác là khi bạn có quá nhiều nhiệm vụ phải làm và bỏ quên những điều đang xảy ra xung quanh. Như khi bạn bè đang lên kế hoạch cho hoạt động thì bạn lại không hề có phản hồi nào cho thấy bạn muốn tham gia vào việc này khiến người khác cho rằng bạn không hề hứng thú. Việc đánh giá cảm nhận của người khác đối với bản thân là điều bất khả thi nhất là khi bạn có quá nhiều mối quan hệ, do đó, những lời khuyên từ người thân có thể là một giải pháp cho những điều mà bạn đang gặp phải.
Việc chỉ nhìn một chiều vào sự việc khiến cho câu chuyện trở nên khó đánh giá hơn vì vậy khi cảm thấy bị bỏ rơi bạn nên nói chuyện thẳng thắn với những người liên quan sẽ giúp bạn hiểu về vấn đề đang xảy ra tốt hơn. Khi truyền tải cảm xúc này bạn nên nói nhiều về trải nghiệm của bản thân hơn để tránh người đối diện có cảm giác bị buộc tội, cùng với đó thì mọi vấn đề nên được nói một cách rõ ràng thay vì chung chung dễ gây nên hiểu lầm.
Việc tin rằng bản thân không phù hợp với môi trường làm việc hay thường xuyên bị người xung quanh bỏ rơi sẽ khiến bạn tự hỏi tại sao không ai muốn dành thời gian cho bạn. Việc này sẽ làm suy giảm nghiêm trọng sự tự tin và lòng tự trọng khiến cho tinh thần của bạn trở nên sa sút. Tự nói chuyện tích cực với bản thân sẽ có hiệu quả trong lúc này nhằm khôi phục niềm tin và sự tự tin của mình. Bên cạnh đó, việc tự tin hơn cũng mở ra những cơ hội mới bằng việc chủ động tham gia vào các sự kiện bạn muốn thay vì chờ đợi lời mời.
Thực tế thì không phải lúc nào bạn cũng nhận được lời giải thích thỏa đáng sau khi bị bỏ rơi dù người khác không cố ý làm vậy hoặc thậm chí là họ thực sự muốn loại bạn ra khỏi những sự kiện mà họ tham gia. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa lỗi là ở bạn và việc tổn thương cũng như tức giận chỉ phá hỏng tâm trạng thay vì mang lại những điều tích cực. Thay vào đó, hãy làm những điều mà bạn yêu thích cùng những người thân quen khác như xem phim, trò chuyện hay cùng ăn tối để lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống.
Một trong những lý do phổ biến khiến người khác không mời bạn tham gia vào các hoạt động của họ liên quan đến quá khứ khi bạn thường xuyên từ chối những lời mời trước đây và họ cho rằng, bạn không có hứng thú với những việc làm này. Để khắc phục điều này, cách đơn giản nhất là chủ động gợi ý cho người khác rằng bạn sẵn sàng để tham gia cùng họ hay chủ động tạo ra những cơ hội giao lưu gia tăng tình cảm giữa mối quan hệ này.
Khi cảm thấy bị bỏ rơi, việc tâm sự với người mà bạn tin tưởng như gia đình, bạn bè có thể giúp ích bạn rất nhiều. Cho dù có nhận được lời khuyên phù hợp hay không thì việc tâm sự với họ cũng đã giải tỏa phần nào áp lực tâm lý ở bạn. Việc xuất hiện của những cuộc trò chuyện này cũng nhắc nhở rằng, bạn có những mối quan hệ khác cần được trân trọng và vun đắp thay vì những người đã loại bạn ra khỏi cuộc sống của họ.
Nếu các mối quan hệ hiện tại không thể đem lại sự đồng hành và hỗ trợ tinh thần kịp thời mà bạn cần thì có thể đã đến lúc cân nhắc về các mối quan hệ mới tương ứng với mục tiêu mà bạn đang theo đuổi. Việc xây dựng mối quan hệ với những người có cùng sở thích hay ở trong môi trường học tập, làm việc sẽ giúp cải thiện cảm giác bị bỏ rơi hay thậm chí hình thành những mối quan hệ khăng khít mà bạn không ngờ đến.
Trong một số trường hợp, sự cô đơn trong cuộc sống kết hợp với trải nghiệm bị xã hội bỏ rơi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn. Lúc này, bạn nên tìm đến chuyên gia trị liệu để được hỗ trợ các giải pháp như:
Để có thể “Mang lại sự lựa chọn hoàn hảo trong chăm sóc sức khỏe”, Vinmec rất quan tâm và đánh giá đúng tầm quan trọng của chăm sóc tâm lý trong xã hội hiện đại hiện nay. Từ đó mà Phòng khám tâm lý Vinmec, hoạt động từ tháng 04/2019 với sự tham gia trực tiếp của đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ dày dạn kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, đáp ứng nhu cầu thăm khám và điều trị chuyên sâu. Ngoài ra, Phòng khám Sức khỏe tâm lý Vinmec cũng hợp tác với các giáo sư, chuyên gia hàng đầu, giảng viên bộ môn tâm thần của trường Đại học Y Hà Nội, các bệnh viện tuyến đầu trong cả nước và quốc tế.
Phòng khám thực hiện các hoạt động khám, tư vấn, điều trị ngoại trú các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần. Với các trang thiết bị hiện đại, phòng khám tâm lý Vinmec có khả năng triển khai các trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý chuyên sâu phục vụ công tác khám chữa bệnh. Từng trường hợp sẽ được thăm khám và áp dụng biện pháp điều trị phù hợp, khi cần thiết kết hợp cả tâm lý và sử dụng thuốc theo các phác đồ tiên tiến cập nhật của thế giới.
Với tâm huyết và lòng yêu nghề, đội ngũ bác sĩ chuyên gia tại Phòng khám tâm lý, Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Vinmec Times City sẽ mang đến cho khách hàng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiệu quả với chất lượng phục vụ cao nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Link nội dung: https://unie.edu.vn/cam-giac-bi-bo-roi-trong-tinh-ban-a54084.html