Những ảnh hưởng kéo dài của COVID

Việt Nam là 1 trong 6 nước có tỉ lệ bao phủ vắc-xin Covid cao nhất trên thế giới, vì vậy nhiều người có thể dễ dàng vượt qua và hồi phục sức khỏe hoàn toàn chỉ trong vòng vài tuần nếu nhiễm bệnh. Tuy nhiên, còn đó một số người vẫn tiếp tục gặp các triệu chứng, hay lúc nhiễm không thấy nhưng giờ lại xuất hiện, dù đã xác định âm tính với Covid.

Đối tượng hay gặp những vấn đề sức khỏe sau khi đã âm tính với Covid rất đa dạng, nhưng có nhiều khả năng và cần đề phòng hơn là ở người lớn tuổi, người mang nhiều bệnh nền nghiêm trọng. Nói như vậy không có nghĩa là người trẻ tuổi, người nhiễm không triệu chứng, người chỉ có biểu hiện nhẹ không có nguy cơ bị ảnh hưởng kéo dài.

Các dấu hiệu hậu Covid phổ biến

Những ảnh hưởng của Covid lên sức khỏe bệnh nhân khi đã khỏi bệnh được gọi là hội chứng sau Covid, Covid kéo dài, hay hậu Covid. Tình trạng này tồn tại hơn bốn tuần kể từ lúc được chẩn đoán là dươn

g tính với Covid. Các dấu hiệu và triệu chứng kéo dài phổ biến thường gặp của hậu Covid là:

Ảnh hưởng kéo dài của Covid lên các cơ quan cơ thể

Bên cạnh phổi là cơ quan thường chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi nhiễm Covid, thì tim, thận và não cũng là những cơ quan cần đặc biệt lưu ý vì mức thương tổn nghiêm trọng mà Covid gây ra. Ở một số bệnh nhân, các di chứng về sức khỏe kéo dài thường thấy sau khi bị bệnh Covid là những vấn đề về hô hấp, biến chứng tim, suy thận mãn tính, đột quỵ và hội chứng Guillain-Barre (tình trạng gây tê liệt tạm thời).

Thêm vào đó, một số người lớn và trẻ em còn gặp phải hội chứng viêm đa hệ thống sau khi đã khỏi Covid. Nó khiến nhiều bộ phận trong cơ thể bị viêm nhiễm. Các triệu chứng viêm đa hệ thống thường không đồng nhất, có thể gồm đau bụng, nôn, tiêu chảy, mẩn ngứa, viêm kết mạc và huyết áp thấp.

Ảnh hưởng kéo dài của Covid lên mạch máu

Covid có thể làm các tế bào máu dễ tụ lại và hình thành cục máu đông. Là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau tim, đột quỵ. Phần lớn các tổn thương ở tim khi bị Covid là do các cục máu đông rất nhỏ làm tắc nghẽn những mạch máu nhỏ (mao mạch) trong cơ tim.

Những cơ quan khác trên cơ thể thường bị ảnh hưởng bởi cục máu đông gồm có phổi, chân, gan và thận. Tình trạng Covid kéo dài cũng làm suy yếu các mạch máu và khiến chúng bị rò rỉ, gây ra các vấn đề tiềm ẩn về gan và thận.

Ảnh hưởng kéo dài của Covid đến tinh thần

Bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng của Covid thường phải được chăm sóc đặc biệt tại các bệnh viện, cơ sở y tế chuyên điều trị Covid. Khi phục hồi, những người này có nhiều khả năng mắc hội chứng căng thẳng sau chấn thương, dễ rơi vào trầm cảm và lo lắng.

Hiện rất khó dự đoán kết quả về lâu dài của vi-rút SARS-CoV-2 gây nên đại dịch Covid, do đó các nhà khoa học vẫn đang xem xét những tác động kéo dài được tìm thấy ở một số vi-rút liên quan, như vi-rút SARS-CoV gây nên hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (bệnh SARS).

Theo đó, nhiều người khỏi bệnh SARS đã liên tục gặp phải tình trạng mệt mỏi, một chứng rối loạn phức tạp đặc trưng bởi tình trạng mệt mỏi cực độ, trầm trọng hơn ngay cả lúc hoạt động thể chất hoặc tinh thần, và không hề cải thiện dù nghỉ ngơi.

Nhiều ảnh hưởng kéo dài của Covid vẫn đang nghiên cứu

Ngoài những dấu hiệu phổ biến thường thấy, các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng, cơ sở y tế nên thường xuyên theo dõi những người đã nhiễm Covid để quan sát từng cơ quan trên cơ thể của họ hoạt động như thế nào sau khi hồi phục. Bởi những ảnh hưởng kéo dài mà Covid để lại cho bệnh nhân theo thời gian vẫn còn đang được tiến hành.

Vì mối quan tâm của người dân về vấn đề hậu Covid đang ngày một tăng cao nên nhiều bệnh viện, trung tâm y tế đã triển khai các dịch vụ, phòng khám chuyên khoa dành cho việc chăm sóc, điều trị các vấn đề Covid kéo dài hay gặp phải. Nếu cảm thấy triệu chứng trở nặng, ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể, hãy tìm đến các địa chỉ uy tín để thăm khám. Việc khám sớm sẽ giúp phát hiện và can thiệp kịp thời nếu cần thiết, giúp giảm đi các di chứng về sau.

Tuân thủ biện pháp phòng ngừa Covid để hạn chế hậu Covid

Để ngăn chặn các biến chứng hậu Covid để lại, trước mắt ta cần giảm đi sự lây lan của Covid bằng cách tuân thủ những biện pháp phòng ngừa. Bao gồm tăng cường vệ sinh, khẩu trang, sát khuẩn, giữ khoảng cách nhằm hạn chế lây bệnh và tiêm phòng vắc-xin theo các đợt mỗi khi có thể.

Trên thực tiễn cũng khẳng định vắc-xin chính là “lá chắn” an toàn nhất trong phòng, chống dịch. Tiêm vắc-xin sớm hơn, tiêm đúng, đủ liều ngay khi có thể theo từng mũi giúp việc nhiễm bệnh đỡ chuyển biến nặng, nhanh chóng phục hồi hơn và hạn chế các dấu hiệu của hậu Covid.

Link nội dung: https://unie.edu.vn/hau-qua-cua-covid-de-lai-a54005.html