Kiến ba khoang cắn: Dấu hiệu nhận biết, triệu chứng, cách điều trị

Kiến ba khoang cắn gây ra các triệu chứng viêm da khó chịu như ngứa, gây phỏng và phồng rộp. Việc nắm rõ các thông tin cần thiết về kiến ba khoang để phòng tránh là rất cần thiết, đặc biệt vào các thời điểm giao mùa. Hãy cùng tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết, các triệu chứng cũng như cách điều trị kiến ba khoang cắn qua bài viết sau nhé!

1Kiến ba khoang là gì?

Kiến ba khoang là một loại bọ cánh cứng có tên khoa học là Paederus fuscipes, thuộc họ cánh cộc (Staphylinidae). Nó là một loại côn trùng có ích đối với bà con nông dân nhờ đặc tính chuyên ăn các loài sâu rầy gây hại cho hoa màu. [1]

Kiến ba khoang có phần thân dài từ 8-10 mm, ngang khoảng 2-5 mm, có màu đỏ và ba khoang đen ở đầu, cánh và cuối bụng. Chúng có 6 chân, cánh ngắn đến nửa thân, râu hình sợi chỉ và phần cuối bụng có 2 đuôi nhỏ nhọn. Nhờ các đặc điểm này kiến ba khoang có thể bay và chạy rất nhanh, kể cả trên mặt nước. [2]

Kiến ba khoang phân bố khắp thế giới, thường sống ở ven ruộng, các bãi cỏ, gốc rạ hay ở những nơi đang xây dựng. Ở Việt Nam, kiến ba khoang thường xuất hiện ở những nơi có nhiều cánh đồng lúa bao quanh như Thành phố Hồ Chí Minh hay các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Kiến ba khoang thường xuất hiện nhiều vào thời điểm giao mùa, nhất là sau các trận mưa lớn. Do có tính hướng sáng mạnh, vào ban đêm, kiến ba khoang thường bị ánh đèn trong nhà thu hút và bay vào cùng các loại côn trùng khác.

Kiến ba khoang thường sống chủ yếu ở các đồng ruộng, bụi cỏ và gốc rạ

Kiến ba khoang thường sống chủ yếu ở các đồng ruộng, bụi cỏ và gốc rạ

2Kiến ba khoang cắn có sao không?

Kiến ba khoang thường không đốt hoặc cắn nhưng dịch cơ thể của chúng có chứa pederin - một alkaloid độc gây phồng rộp da mạnh, có thể xảy ra phản ứng sau 24 giờ tiếp xúc. [3]

Pederin dính vào da gây cảm giác bỏng, phồng rộp và đau đớn. Khi da tay vô tình tiếp xúc với chất tiết của chúng mà không kịp thời rửa sạch ngay thì chất độc có thể dính vào các nơi khác trên cơ thể gây viêm da lan tỏa. [1]

Kiến ba khoang cắn sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu vô tình truyền pederin sang các vùng khác trên cơ thể, chẳng hạn như bộ phận sinh dục hoặc mặt, đặc biệt vùng quanh mắt, mi mắt có thể gây viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm giác mạc, đồng thời ảnh hưởng đến thị lực.

Dịch cơ thể của kiến ba khoang chứa pederin - alkaloid độc gây phồng rộp da mạnh

Dịch cơ thể của kiến ba khoang chứa pederin - alkaloid độc gây phồng rộp da mạnh

3Nguyên nhân bị kiến ba khoang cắn

Điều kiện môi trường dễ bị kiến ba khoang cắn

Kiến ba khoang thường phát triển trong các đồng ruộng, trường học, ký túc xá, khu nhà trọ hay nhà ở tập thể, chung cư có nhiều cây cối bao quanh. Chúng thường ăn các loại rầy nâu hại hoa màu ở ruộng hay thậm chí là các loại côn trùng trong nhà nhờ vào ánh đèn huỳnh quang tập trung nhiều ở các chung cư cao tầng.

Mọi người thường có nguy cơ cao bị kiến ba khoang cắn vào mùa mưa khi thời tiết có độ ẩm cao, đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của kiến ba khoang. Đặc biệt vào ban đêm, kiến ba khoang sẽ theo ánh đèn vào nhà, bám vào các vật dụng như khăn tắm, quần áo, chăn nệm, nếu chúng ta vô tình đập phải hay chà sát trên da sẽ gây ra các tổn thương da, xuất hiện các mảng viêm đỏ, phồng rộp và dịch mủ.

Kiến ba khoang xuất hiện nhiều nhất vào mùa mưa và những nơi ẩm thấp

Kiến ba khoang xuất hiện nhiều nhất vào mùa mưa và những nơi ẩm thấp

Đối tượng dễ bị tổn thương do kiến ba khoang

Những đối tượng có nguy cơ cao tiếp xúc với kiến ba khoang và dễ bị tổn thương như:

4Dấu hiệu nhận biết kiến ba khoang cắn

Nếu vô tình tiếp xúc với dịch tiết của kiến ba khoang, sau đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết được vết kiến ba khoang cắn, bao gồm:

Vết kiến ba khoang cắn có dạng dát đỏ và có thể xuất hiện các mụn nước, mụn mủ li ti

Vết kiến ba khoang cắn có dạng dát đỏ và có thể xuất hiện các mụn nước, mụn mủ li ti

5Triệu chứng kiến ba khoang cắn

Ngoài ra, bạn cần phân biệt vết phỏng do kiến ba khoang cắn với một số bệnh ngoài da, đặc biệt là bệnh Zona. Bệnh Zona thường gặp ở những người từng bị thủy đậu với các dấu hiệu báo trước như đau nhức dọc theo dây thần kinh ở nửa người hay vùng da sắp nổi thương tổn, triệu chứng thường gặp là các mụn nước lõm ở giữa, mọc thành chùm ở một bên cơ thể. [5]

Sau 3 ngày, vết cắn kiến ba khoang sẽ đỡ rát và bắt đầu bong vảy

Sau 3 ngày, vết cắn kiến ba khoang sẽ đỡ rát và bắt đầu bong vảy

6Cách điều trị khi bị kiến ba khoang cắn

Cách xử trí ban đầu khi bị kiến ba khoang đốt

Đem giặt áo quần, khăn, chăn mền ngay nếu phát hiện kiến ba khoang

Đem giặt áo quần, khăn, chăn mền ngay nếu phát hiện kiến ba khoang

Chăm sóc da khi bị kiến ba khoang cắn

Kiến ba khoang cắn bôi gì?

Dùng các dung dịch dịu da, sát khuẩn nhẹ như dung dịch bôi Maica, oxyd kẽm, mỡ kháng sinh.

Nếu loét mủ nhiều, đau có thể dùng kháng sinh, kháng histamin, thuốc giảm đau, dùng cortiocid bôi hoặc đường toàn thân. Trường hợp nhẹ bệnh có thể tự khỏi.

Bôi thuốc mỡ chứa corticoid theo chỉ định của bác sĩ giúp giảm viêm hiệu quả cho vết kiến ba khoang cắn

Bôi thuốc mỡ chứa corticoid theo chỉ định của bác sĩ giúp giảm viêm hiệu quả cho vết kiến ba khoang cắn

7Ăn gì và kiêng gì để vết cắn kiến ba khoang nhanh lành?

Bị kiến ba khoang cắn nên ăn gì?

Khi bị kiến ba khoang cắn, bên cạnh việc tuân thủ điều trị bạn cũng cần bổ sung chế độ ăn giàu dinh dưỡng gồm nhiều rau xanh và trái cây tươi, cung cấp cho cơ thể một lượng lớn vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa tình trạng viêm.

Ngoài ra, các loại ngũ cốc nguyên hạt cũng là một sự lựa chọn tốt cho người bị kiến ba khoang đốt, giúp làm giảm cảm giác ngứa và vùng da sưng đỏ.

Bên cạnh các loại thực phẩm tự nhiên, bạn cũng có thể bổ sung thêm các viên uống vitamin A, B, E để thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương.

Chế độ ăn giàu dinh dưỡng gồm rau xanh và trái cây giúp ngăn ngừa tình trạng viêm hiệu quả

Chế độ ăn giàu dinh dưỡng gồm rau xanh và trái cây giúp ngăn ngừa tình trạng viêm hiệu quả

Bị kiến ba khoang cắn nên kiêng gì?

Hạn chế các loại thực phẩm có khả năng làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng do kiến ba khoang cắn

Hạn chế các loại thực phẩm có khả năng làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng do kiến ba khoang cắn

8Những lưu ý đối với vết cắn kiến ba khoang

Không được gãi vết thương do kiến ba khoang đốt để tránh tình trạng nhiễm trùng

Không được gãi vết thương do kiến ba khoang đốt để tránh tình trạng nhiễm trùng

9Phòng tránh kiến ba khoang cắn

Cách phòng chống kiến ba khoang đốt

Kiến ba khoang cắn thông thường chỉ gây ra các vấn đề khó chịu xuất hiện ngoài da, nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác.

Vì vậy, việc phòng chống kiến ba khoang là rất cần thiết. Sau đây là một số cách bạn có thể tham khảo để phòng tránh kiến ba khoang cắn:

Xử lý kiến ba khoang

Có thể tiêu diệt kiến ba khoang bằng cách phun thuốc trừ sâu, có 4 loại thường được sử dụng bao gồm Deltamethrin, Fipronil, Fenitrothion và Imidacloprid. Hiệu quả tiêu diệt kiến ba khoang của 4 loại thuốc trừ sâu trên theo thứ tự giảm dần là Deltamethrin, Imidacloprid, Fipronil, Fenitrothion.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và xử lý triệt để kiến ba khoang, bà con cần liên hệ ngay với đơn vị y tế chuyên trách ngay khi phát hiện đàn kiến ba khoang xuất hiện ở khu dân cư để được hướng dẫn và phối hợp xử lý hiệu quả. [1]

Có thể dùng thuốc trừ sâu để tiêu diệt kiến ba khoang

Có thể dùng thuốc trừ sâu để tiêu diệt kiến ba khoang

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin thiết thực về dấu hiệu nhận biết, triệu chứng cũng như cách điều trị khi bị kiến ba khoang cắn. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ đến bạn bè và người thân cùng đọc nhé!

Link nội dung: https://unie.edu.vn/dau-hieu-bi-kien-ba-khoang-can-a52648.html