[Công Cụ] 9 Website Hữu Ích Và Đắc Lực Hỗ Trợ Cho Việc Viết Luận - YBOX

Giao tiếp trong xã hội ngày nay đều dựa trên email, báo cáo và các hình thức thể hiện bằng văn bản khác, vì vậy kỹ năng viết luận rất quan trọng. Nếu bạn không thành thạo kỹ năng này trong những năm còn là học sinh/sinh viên, bạn sẽ có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội nghề nghiệp sau này. Cho dù bạn muốn trở thành một chuyên gia tiếp thị, nhà báo hoặc kỹ sư, khả năng thể hiện bản thân thông qua những bài viết có cấu trúc tốt và lập luận rõ ràng sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.

Tin tuyệt vời là có rất nhiều công cụ trực tuyến có thể giúp bạn viết bài luận tốt nhất có thể. Trong bài viết dưới đây, mình sẽ điểm qua 9 website bổ ích trong việc viết luận. Hãy cùng mình khám phá nhé!

1. Grammarly

Grammarly sử dụng trí thông minh nhân tạo để giúp bạn về ngữ pháp, chính tả và văn phong. Bạn có thể bật nó lên và vừa viết vừa sử dụng hoặc có thể hoàn thành bài viết trước và copy paste vào Grammarly để sửa lỗi.

Như bạn có thể thấy ở ảnh bên dưới, Grammarly sẽ gạch chân những từ sai chính tả, sai ngữ pháp hoặc không phù hợp trong ngữ cảnh của bài viết. Bạn có thể nhấp vào để xem gợi ý chỉnh sửa của Grammarly.

Grammarly có ở dạng plugin cho Chrome hoặc dạng app cho máy tính và điện thoại, vì vậy bạn có thể dùng nó lẫn online và offline. Vô cùng tiện lợi có phải không nào?

Link truy cập: https://www.grammarly.com/

[Công Cụ] 9 Website Hữu Ích Và Đắc Lực Hỗ Trợ Cho Việc Viết Luận - YBOX2. Thesaurus

Bạn đã bao giờ phải chật vật vì phải tìm ra những từ đồng nghĩa để tránh việc sử dụng một từ quá nhiều lần trong bài viết chưa? Với mình, việc này xảy ra dường như hằng ngày.

Và mình đã tìm ra được một cách vô cùng tuyệt vời để mở rộng vốn từ đó chính là tìm kiếm từ trên Thesaurus.com Một điểm mà mình thích ở Thesaurus đó chính là nó liệt kê những từ đồng nghĩa theo thứ tự có những từ có nghĩa giống nhất cho đến những từ có nghĩa ít giống nhất. Một mẹo khác đó chính là nếu bạn muốn tìm từ trái nghĩa, Thesaurus cũng có thể làm điều đó giúp bạn - bảng liệt kê những từ trái nghĩa nằm ngay dưới danh sách những từ đồng nghĩa cho những bạn nào cần.

Link truy cập: https://www.thesaurus.com/

[Công Cụ] 9 Website Hữu Ích Và Đắc Lực Hỗ Trợ Cho Việc Viết Luận - YBOX

3. Ozdic.com

Trong tiếng Anh có một khái niệm quan trọng đó chính là “collocation”, có thể hiểu là những cụm từ thường xuyên đi với nhau. Nếu bạn biết ứng dụng và sử dụng đúng collocation, bạn không những giao tiếp dễ dàng hơn mà còn có thể ghi điểm cao trong những bài kiểm tra năng lực tiếng Anh như IELTS. Tuy nhiên, học từ vựng đã là một vấn đề khó khăn, nay lại phải nhớ thêm vô vàn những từ đi cùng chúng lại thêm phần khó khăn. Đừng lo, Ozdic.com sẽ giúp bạn làm việc đó.

Với giao diện đơn giản, không tràn đầy quảng cáo như những website khác, Ozdic.com giúp người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm mà không bị phân tâm hoặc khó chịu khi bị gián đoạn bởi những quảng cáo nhấp nháy liên tục. Không những vậy, cách trình bày kết quả tìm kiếm của Ozdic.com cũng rất hay. Nó liệt kê những collocation theo loại từ, từ động từ, danh từ, đến danh từ, với những ví dụ vô cùng dễ hiểu. Ngoài ra, website này cung cấp danh sách những từ đồng nghĩa ở cột bên phải màn hình.

Link truy cập: http://www.ozdic.com/

[Công Cụ] 9 Website Hữu Ích Và Đắc Lực Hỗ Trợ Cho Việc Viết Luận - YBOX

4. Google Scholar

Mặc dù nhiều giáo sư sẽ không cho phép bạn sử dụng Google để nghiên cứu, nhưng Google Scholar lại là một công cụ hữu ích để tìm kiếm những nguồn nghiên cứu hợp lệ. Là sinh viên trong trường đại học hoặc cao đẳng, bạn thường có quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu lớn về những tài liệu nghiên cứu từ mạng lưới các thư viện ở nơi bạn học. Nhưng với mình, Google Scholar vẫn là một cơ sở dữ liệu dễ truy cập khi bạn muốn tìm các bài viết chất lượng để trích dẫn trong các bài tiểu luận của mình. Nó lọc ra những nguồn không đáng tin cậy cho bạn và cung cấp các nguồn chất lượng. Có thể nói, Google Scholar giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

Vì vậy, lần tới khi bạn muốn trích dẫn một bài đăng trên blog hoặc trang web, hãy dừng lại. Thay vào đó, hãy truy cập Google Scholar, dành ba phút tìm kiếm với một số từ khóa để nhận được một nguồn tài liệu nghiên cứu khổng lồ vô cùng “cao cấp” và đáng tin cậy.

Link truy cập: https://scholar.google.com/

5. Jstor

JSTOR là một kho lưu trữ trực tuyến của rất nhiều journal và sách học thuật khác nhau. Hầu hết các trường đại học đều có đăng ký trả phí cho nó, vì vậy bạn có thể truy cập miễn phí bằng thông tin đăng nhập của trường đại học.

Bạn có thể tìm kiếm JSTOR theo chủ đề (keyword), tên tác giả, hoặc tiêu đề.

Tips: Nếu bạn không có quyền truy cập thông qua trường học/tổ chức của mình, bạn có thể truy cập miễn phí các tài nguyên trong miền công cộng trên JSTOR, cộng với tối đa sáu bài viết mỗi tháng - hoặc bạn có thể mua JPASSASS với giá 19,50 USD/tháng.

Link truy cập: https://www.jstor.org/

6. Endnote Basic

EndNote là một trong những công cụ quản lý nguồn trích dẫn (reference) nổi tiếng nhất và bạn có thể sử dụng nó online một cách miễn phí. Bạn có thể tìm kiếm nguồn trích dẫn từ các cơ sở dữ liệu (database) hoặc danh mục thư viện trực tuyến (phiên bản miễn phí chỉ cung cấp quyền truy cập vào thư viện từ Thư viện Anh, Thư viện Quốc hội, Thư viện Y khoa Quốc gia và PubMed) hoặc bạn có thể tạo reference theo cách thủ công bằng cách điền vào form.

Nếu bạn có nhiều bài luận khác nhau, bạn có thể sắp xếp các nguồn trích dẫn của mình thành các nhóm khác nhau..

Tips: Bạn có thể trả tiền cho một phiên bản đầy đủ của EndNote (hoặc trường đại học của bạn có thể cung cấp nó) nếu bạn muốn sử dụng các tính năng nâng cao hơn.

Link truy cập: https://endnote.com/product-details/basic/

7. Evernote

Evernote giống như một quyển sổ ghi chép trực tuyến - nơi bạn có thể giữ bất cứ thứ gì bạn thích, từ ghi chú bằng văn bản, hình ảnh cho đến video. Bởi vì bạn có thể đăng nhập và truy cập nó từ bất kỳ máy tính hoặc thiết bị nào, Evernote chính là một nơi tuyệt vời để lưu giữ ý tưởng và kế hoạch sơ bộ cho các bài luận sắp tới của bạn. Bạn có thể tìm thấy tất cả các ghi chú mà bạn đã viết vài tuần hoặc thậm chí nhiều năm trước chỉ bằng việc tìm kiếm sử dụng những từ khoá. Một mẹo nho nhỏ cho bạn đó chính là bạn có thể lưu toàn bộ trang web vào Evernote chỉ bằng một nút bấm trên tiện ích mở rộng Evernote cho Chrome.

Link truy cập: https://evernote.com/

8. Thesis Generator

Trong chúng ta ai cũng biết rằng thesis statement là phần quan trọng nhất của bài luận, và cũng rất khó để viết được một thesis thật hoàn hảo. Thay vì đọc hàng trăm trang sách để xem những cách giúp phát triển một thesis statement, thì với Thesis Generator, bạn có thể đơn giản hoá vấn đề phức tạp này.

Bạn chỉ cần viết ra chủ đề (topic), ý kiến (opinion), ý chính về chủ đề đó (main idea), lý do ủng hộ ý kiến ​​của mình (supporting ideas), quan điểm đối lập (opposing viewpoint) và tiêu đề của bài luận (title). Thesis Generator sẽ giúp bạn tạo ra một dàn bài (outline) hoàn chỉnh cùng với thesis statement.

Link truy cập: https://writingcenter.ashford.edu/thesis-generator

9. Google Timer

Và website cuối cùng trong danh sách đó chính là Google Timer. Rất nhiều người trong chúng ta cảm thấy việc tập trung vào việc viết bài luận trong thời gian dài là vô cùng khó khăn. Có rất nhiều thứ làm cho chúng ta phân tâm, nhưng Google Timer sẽ giúp bạn giữ tập trung trong khi viết luận. Bạn có thể phân chia ra thành từng khoảng thời gian (khoảng 25 - 45 phút) dành cho việc viết bài, và thời gian nghỉ ngắn (khoảng 5 phút) để giữ cho đầu óc thư giản và giúp cho việc tập trung về sau tốt hơn.

Để đặt bộ hẹn giờ trong Google Timer, chỉ cần gõ trên thanh tìm kiếm trên Google, đặt bộ hẹn giờ trong X phút, ví dụ: Bấm giờ trong 10 phút. Đồng hồ bấm giờ sẽ xuất hiện trên màn hình và tự động bắt đầu đếm ngược.

Link nội dung: https://unie.edu.vn/web-viet-tieu-luan-a52518.html