Chẳng cần phải gặp những biến cố lớn lao, đôi khi bạn cảm thấy “chán đời muốn chết’ chỉ vì mất hứng thú với mọi thứ xung quanh. Hãy tìm cách thoát khỏi tình trạng này càng sớm càng tốt để không phí hoài tuổi trẻ ngắn ngủi nhé!
Cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra theo đúng mong muốn của mỗi người. Chính vì vậy, đôi lúc bạn thường rơi vào tình trạng tự nhiên thấy chán đời và muốn từ bỏ hết mọi thứ. Những dấu hiệu dưới đây sẽ cho bạn biết rằng đã đến lúc bạn cần thay đổi bản thân để không trượt dài trong sự chán nản.
Đã bao lâu rồi bạn đón nhận mọi tin tức chỉ bằng một cái nhướn mày hoài nghi chứ không còn là ngạc nhiên thích thú? Một phát minh mới không còn làm bạn ngạc nhiên hay tin tức nóng hổi không còn gợi tò mò? Tất cả đều là dấu hiệu của sự “chán đời quá’.
Nếu bạn không quan tâm ngoại hình hay không dọn dẹp nhà cửa trong một thời gian dài thì đây là dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng “chán đời muốn chết’. Sự thờ ơ với cơ thể và môi trường xung quanh cho thấy cuộc sống bạn đang không trôi chảy và bạn đã chấp nhận điều đó chứ không còn muốn tìm giải pháp khắc phục.
Rất nhiều người rơi vào tình trạng chỉ vừa đến công ty đã mong đến giờ về. Hoặc một số người lại sợ thứ Hai và chỉ chờ tới cuối tuần để được nghỉ ở nhà. Dấu hiệu chán ghét công việc này cho thấy bạn đang bế tắc và cần thay đổi. Bạn hãy tìm lý do để tiêu diệt virus “chán việc’ này ngay.
Ai cũng cần có không gian riêng tư, nhưng nếu bạn hoàn toàn không muốn gặp ai kể cả bạn bè, người thân và chỉ muốn giao tiếp trên mạng xã hội thì có thể trạng thái tâm lý của bạn đang ở mức trầm trọng.
Bạn bực bội vì những chuyện khá nhỏ nhặt thì có thể bạn đang rất chán đời và có bức bối cần giải quyết. Vậy lúc chán đời thì làm gì? Bạn cần thẳng thắn thừa nhận với bản thân điều gì đang khiến bạn lo lắng và nhanh chóng loại bỏ lý do này. Nếu bạn đối mặt giải quyết mọi khúc mắc trong lòng thì mọi thứ sẽ ổn định trở lại ngay thôi.
Khi cảm thấy chán đời, nhiều người thường có xu hướng tìm đến những thói quen xấu như dùng rượu, thuốc lá, đồ ăn, hay thức đêm… để quên đi mọi vấn đề khiến bản thân lo sợ. Tuy nhiên, những thói quen không tốt này chỉ khiến mọi chuyện tồi tệ hơn với hàng loạt vấn đề về sức khỏe.
Bạn luôn cho rằng ngày xưa mọi thứ tốt hơn và luôn mơ mộng về những kỷ niệm cũ. Hoặc ngược lại, bạn luôn tự an ủi bản thân rằng ngày mai có thể sẽ tốt hơn và luôn đợi một ngày vui vẻ không bao giờ tới. Những tâm lý này đều không tốt vì bạn sẽ không hoàn thành được các việc ở hiện tại.
Mỗi người có một cách riêng để giải tỏa tâm trạng không tốt. Có người thích chơi thể thao, đi bộ quanh công viên, có người lấy lại tinh thần bằng một chuyến du lịch hoặc ngồi thiền. Nhưng nếu những nơi từng giúp bạn lấy lại tinh thần giờ chỉ khiến bạn thất vọng thì rõ ràng bạn đang gặp khủng hoảng trầm trọng.
Nghiên cứu của Đại học Y Pittsburgh cho thấy những người dành thời gian nhiều hơn một giờ trên mạng xã hội dễ bị trầm cảm hơn. Lướt Facebook và xem những hình ảnh, trạng thái của người khác chỉ tạo ra cảm giác ghen tỵ và những niềm tin méo mó rằng người khác sống tốt hơn, tươi đẹp hơn, thành công hơn bạn.
Đã bao lần bạn đợi đến ngày mai để bắt đầu kế hoạch tập thể dục hay đợi tới năm sau để bắt đầu một việc kinh doanh mới? Việc trì hoãn này sẽ làm bạn mãi bế tắc trong quãng thời gian chán đời.
Nếu bạn thấy mình đang trong quãng thời gian mất động lực, “chán đời muốn chết’ thì đã đến lúc thu xếp lại môi trường xung quanh và bản thân rồi. Một số thay đổi có thể khó khăn nhưng sẽ giúp bạn có một tuổi trẻ trọn vẹn, vui vẻ và thú vị hơn.
[embed-health-tool-bmi]
Link nội dung: https://unie.edu.vn/hinh-anh-tuyet-vong-muon-chet-a51446.html