Có cần kiêng thịt gà, tôm khi bị ho?

Thời tiết giao mùa thay đổi từ mưa sang nắng, từ nóng sang lạnh... số lượng những ca bệnh ho, sốt gia tăng rất cao. Có rất nhiều người có quan niệm rằng cần kiêng tôm và thịt gà khi bị ho vì cho rằng những loại thực phẩm này sẽ làm cho tình trạng ho ngày càng nặng thêm.

1. Bị ho có nên ăn tôm không?

Chưa có bất cứ chứng cứ khoa học cho thấy bị ho ăn tôm khiến tình trạng ho nặng hơn. Mặt khác, khi bị bệnh ho sẽ gây ra cảm giác mệt mỏi và dẫn đến cảm giác chán ăn đặc biệt ở đối tượng trẻ em. Như vậy, việc kiêng ăn các loại thực phẩm nói chung và tôm nói riêng trong thời gian này là hết sức sai lầm. Điều này có thể khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn vì mất sức đề kháng do thiếu vi chất và năng lượng.

Tuy nhiên khi nói rằng bị ho ăn tôm có nguyên nhân là bởi phần vỏ và càng của nó. Khi ăn tôm, nếu không bóc vỏ, bỏ càng sẽ dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa họng và có thể dẫn đến ho. Còn phần thịt tôm hay cua, cá thì hoàn toàn không phải nguyên nhân gây ra triệu chứng ho. Ngược lại, trong tôm, cua, cá rất giàu thành phần chất đạm và dễ tiêu hóa. Vì vậy, kiêng các loại chất tanh mà dân gian thường nói là chất tanh khi trẻ bị ho có đờm, khò khè là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

2. Ho ăn gà có sao không?

Trong dân gian có quan niệm kiêng ăn thịt gà khi bị ho đã ăn sâu vào thói quen, tuy nhiên quan niệm đó là hoàn toàn sai lầm. Bên cạnh đó, đối với thịt gà về khía cạnh dinh dưỡng, thịt gà là loại thịt trong tất cả các loại thịt, bởi vì giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein, đạm cao nhất. Ngoài ra, trong thịt gà cũng có rất nhiều vi chất với giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là kẽm, sắt. Kẽm là một trong những chất dinh dưỡng rất quan trọng tham gia vào hệ thống miễn dịch, làm tăng sức đề kháng, dễ tiêu hóa. Vì vậy, kiêng thịt gà khi bị ho là không nên. Trái lại, các vị phụ huynh nên cho con bổ sung thịt gà khi ho để tăng sức đề kháng cho trẻ. Do đó việc kiêng khem tôm hay thịt gà khi bị ho là hoàn toàn sai lầm.

Thịt gà có giá trị dinh dưỡng cao giúp tăng sức đề kháng cho trẻ

3. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi bị ho

Điều cần lưu ý về thực phẩm khi ho chính là cách chế biến. Đối với người bệnh kể cả ho cảm thì việc chế biến cần được các bà nội trợ chú ý. Mẹ cần chế biến các thực phẩm ở dạng mềm, lỏng, dễ nuốt, tránh gây kích ứng gây ngứa dẫn đến tình trạng ho. Hơn nữa những trẻ nhỏ bị ho, lại ăn các thực phẩm cứng sẽ khó nuốt dẫn tới tình trạng nôn trớ. Đối với vấn đề bị ho ăn tôm cần bóc vỏ, thịt gà gỡ xương có thể nấu cháo, súp,... giúp trẻ dễ ăn và tăng cường dưỡng chất cần thiết và mau khỏi bệnh.

Ngoài ra, các yếu tố môi trường, do nhiễm khuẩn, virus, vi khuẩn, yếu tố thần kinh, thay đổi cảm xúc cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến cơn ho kéo dài ở trẻhen suyễn. Với điều kiện thời tiết đang chuyển lạnh các vị phụ huynh cần chú ý dự phòng bệnh ho cho trẻ. Khi trẻ bị ho các vị phụ huynh cũng không nên quá lo lắng mà cần chú ý đến vấn đề sức khỏe, tăng cường dinh dưỡng và sức đề kháng để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Để phòng ngừa trẻ bị ho do cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản... cha mẹ nên tiêm phòng vắc-xin cho trẻ đầy đủ theo độ tuổi. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp cho quý khách hàng chương trình tiêm chủng trọn gói từ trẻ em đến người lớn với đầy đủ quyền lợi và dịch vụ kèm theo. Trong tháng 12/2019, Vinmec mang đến chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng khi mua gói tiêm chủng trọn gói cho trẻ từ 0-1 tuổi và 0-2 tuổi sẽ được miễn phí mũi tiêm Vắc-xin Viêm gan B sơ sinh (tiêm ngay sau khi sinh) cho bé.

Tiêm chủng vắc-xin là biện pháp phòng bệnh hiện nay

Để được tư vấn chi tiết về các chương trình tiêm chủng tại Vinmec, khách hàng vui lòng liên hệ TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Link nội dung: https://unie.edu.vn/tre-bi-ho-co-an-tom-duoc-khong-a51101.html