Chăm sóc trẻ biếng ăn, ăn ngậm

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Phan Nguyễn Thanh Bình - Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Trẻ biếng ăn, ăn ngậm cả tiếng đồng hồ luôn là nỗi ám ảnh của nhiều bậc phụ huynh. Đôi khi các mẹ nổi cáu, stress vì không biết làm cách nào để giúp con ăn ngon, không còn ăn ngậm. Biếng ăn ở trẻ khá nghiêm trọng nhiều khả năng sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng.

1. Biếng ăn là gì?

Biếng ăn là hiện tượng trẻ ăn ít hơn bình thường, ăn thức ăn chọn lọc, chỉ ăn vài loại thức ăn, có trẻ sợ ăn, từ chối hay nôn oẹ khi nhìn thấy thức ăn, bữa ăn kéo quá dài (trên 30 phút thậm chí hàng giờ) do trẻ không chịu nuốt thức ăn hoặc bỏ ăn do nhiều nguyên nhân gây ra.

Biếng ăn bản thân nó không hẳn là một bệnh mà thường là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do bệnh lý hay tâm lý.

Có nhiều trường hợp trẻ không thực sự biếng ăn mà do cảm giác lo lắng của cha mẹ hoặc người trông nuôi trẻ. Trẻ biếng ăn thường có kèm đặc điểm sau:

Biếng ăn ở trẻ thường dẫn đến rối loạn hành vi ăn uống, chậm tăng trưởng, thiếu hụt vi chất,.... nếu tình trạng kéo dài có thể gây suy dinh dưỡng, rối loạn chức năng cơ thể, giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Trẻ biếng ăn ảnh hưởng đến phát triển cân nặng và chiều cao so với các bạn cùng trang lứa.

2. Nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ

2.1. Biếng ăn có liên quan đến bệnh tật của trẻ

Biếng ăn là triệu chứng thường gặp khi trẻ bệnh. Các bệnh thường gặp gồm:

2.2. Biếng ăn liên quan đến dinh dưỡng

Cho trẻ ăn vặt nhiều hơn bữa chính khiến trẻ biếng ăn.

3. Chăm sóc trẻ biếng ăn, ăn ngậm

3.1.Giai đoạn trẻ bị bệnh

3.2. Đối với các trường hợp khác

Không khí vui vẻ, đầm ấm bên gia đình khiến trẻ ăn ngon hơn.
Chọn thực phẩm đa dạng, dễ tiêu hóa khiến trẻ thích thú với chuyện ăn uống.

Trường hợp trẻ biếng ăn kéo dài, kém hấp thu, chậm phát triển, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời, các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể cũng có thể áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy, cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Bài viết tham khảo nguồn: Viện dinh dưỡng Quốc gia

Link nội dung: https://unie.edu.vn/bieng-a50976.html