Hướng dẫn chuẩn bị lễ vật và bài cúng gác đòn dông đầy đủ nhất

Như chúng ta đã biết, gác đòn dông là một nghi thức quan trọng khi xây nhà. Chính vì vậy, bên cạnh việc xem ngày giờ tốt để thực hiện thì việc chuẩn bị lễ và bài cúng gác đòn dông đầy đủ cũng là việc mà gia chủ cần quan tâm. Trong bài viết dưới đây, đồ đồng DUNG Quang Hà sẽ hướng dẫn chi tiết chuẩn bị lễ vật và bài cúng gác đòn dông đầy đủ, chuẩn phong tục cổ truyền!

Gác đòn dông là gì? Ý nghĩa nghi thức gác đòn dông

Đòn dông hay còn gọi với cái tên khác là “đòn đông”, là thanh gỗ thẳng bắc ngang trên đầu hàng cột chính giữa của ngôi nhà, tạo thành phần đỉnh cao nhất của nóc nhà.

Nghi lễ gác đòn dông cũng có ý nghĩa quan trọng như việc cúng động thổ nhà, đổ mái nhà. Lễ cúng đòn dông mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với các vị thần linh và gia tiên. Bên cạnh đó, nghi thức cúng gác đòn dông cũng là mong muốn việc xây nhà được thuận lợi, từ đó cuộc sống được may mắn, vạn sự hanh thông.

Gác đòn dông là gì? Ý nghĩa nghi thức gác đòn dông

Hướng dẫn chuẩn bị lễ vật cúng gác đòn dông đầy đủ nhất

Tuỳ thuộc vào điều kiện cũng như văn hoá vùng miền mà gia chủ có thể chuẩn bị lễ vật cúng gác đòn dông khác nhau. Dưới đây là gợi ý mâm cúng lễ gác đòn dông cơ bản mà gia chủ có thể tham khảo:

Dù lễ vật, mâm cúng chuẩn bị lớn hay nhỏ thì quan trọng vẫn là sự thành tâm của gia chủ cũng như chuẩn bị một cách tươm tất, chỉn chu.

Hướng dẫn chuẩn bị lễ vật cúng gác đòn dông đầy đủ nhất
Hướng dẫn chuẩn bị lễ vật cúng gác đòn dông đầy đủ nhất

Bài cúng gác đòn dông chuẩn phong tục cổ truyền

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị tôn thần.

Con kính lạy Quan Đương Liên.

Con kính lạy các Tôn thần bản giới.

Tín chủ con là…

Ngụ tại……

Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…..

Tín chủ con thành tâm sắm lễ quả cau, lá trầu, hương hoa, trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án có lời thưa rằng.

Vì tín chủ con khởi tạo cất nóc căn nhà ở địa chỉ…….. Ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu.

Nay chọn được ngày lành tháng tốt kính cáo Chư vị Linh thần cúi mong soi xét cho phép được cất nóc

Tín chủ con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế, Chí đức Tôn thần, Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh thổ địa, ngài Định Phúc Táo Quân, các ngài Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc anh thông, chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, Sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị tiền chủ, hậu chủ và các Hương Linh cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Những điều cần lưu ý khi thực hiện nghi thức gác đòn dông

Bên cạnh nắm được cách chuẩn bị mâm cúng và bài cúng gác đòn dông thì gia chủ cũng cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Chọn ngày giờ tốt để thực hiện nghi lễ gác đòn dông

Phải chọn ngày giờ đẹp để thực hiện nghi lễ gác đòn dông. Nên tránh những ngày tam nương, dương công kỵ nhật, ngày thọ tử và ngày nguyệt kỵ hay nguyệt tận

Ngày dương công kỵ nhật 13 tháng Giêng, ngày 11 tháng 2, ngày 9 tháng 3, ngày 7 tháng 4, ngày 5 tháng 5, ngày 3 tháng 6, ngày 8 và 29 tháng 7, ngày 27 tháng 8, ngày 25 tháng 9, ngày 23 tháng 10, ngày 21 tháng 11, ngày 19 tháng Chạp (Âm Lịch) Ngày tam nương mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22 và ngày 27 (tính theo lịch âm). Ngày thọ tử mùng 5, ngày 14 và ngày 23 (Âm lịch).

Bên cạnh đó, ngày giờ thực hiện nghi thức gác đòn dông cũng không được phạm tuổi, mệnh của gia chủ.

Để có thể chọn được ngày giờ tốt, nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia phong thuỷ.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện nghi thức gác đòn dông

Tránh phạm đến các kiến trúc xung quanh

Khi thực hiện nghi lễ gác đòn dông, người ta thường dùng vải đỏ bọc hai đầu đàn dông, điều này sẽ tránh được việc chĩa hướng sang kiến trúc xung quanh gây ảnh hưởng xấu.

Phụ nữ có thai hay người đang chịu tang tránh tham gia lễ gác đòn dông

Nghi thức gác đòn dông là một lễ cúng quan trọng, vì vậy, những người phụ nữ có thai, đang chịu tang, hay người có vợ đang mang thai không nên tham dự lễ gác đòn dông.

Đồ đồng DUNG Quang Hà hy vọng qua bài viết trên đây quý bạn đọc đã nắm được cách chuẩn bị mâm cúng và bài cúng gác đòn dông đầy đủ, chuẩn phong tục cổ truyền. Khi thực hiện nghi thức gác đòn dông, gia chủ cần phải được thực hiện chỉnh chu, chính xác, diễn ra đúng ý nghĩa và chuẩn phong thuỷ tâm linh.

——-

Vì sao chọn Đồ Đồng Dung Quang Hà ? ✔ Giao hàng nhanh nhất, giá rẻ nhất ✔ Miễn phí giao hàng Hà Nội, Nam Định, hỗ trợ đến 50% phí vận chuyển toàn quốc ✔ Sản phẩm độc quyền, thiết kế sản xuất mẫu mã độc đáo và tinh xảo nhất ✔ Thương hiệu Việt, sản phẩm đúc tại làng nghề truyền thống ✔ Cam kết đồ đồng cao cấp, bảo hành lên tới 20 năm ——— Cơ sở sản xuất trực tiếp Tư vấn hỗ trợ chi tiết 24/7 Ship toàn quốc, giao hàng tận nơi, phục vụ tận tâm ———- Để đặt hàng Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Cửa hàng theo địa chỉ:

✽ 663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

✽ Hotline/Zalo: 0944.58.1111

✽ Website: https://dungquangha.com

✽ Email: ducdongdungquangha@gmail.com

Link nội dung: https://unie.edu.vn/le-cung-gac-don-dong-a50595.html