Có một thực tế là sau khi dùng xong, chúng ta thường thẳng tay vứt những chiếc chai, lọ đã qua sử dụng đó vào sọt rác, gây ra một sự lãng phí không hề nhỏ. Trong bài viết này, hãy cùng Cleanipedia tìm hiểu những cách tái chế chai thủy tinh thành những vật dụng hữu ích, vừa tiết kiệm vừa bảo vệ môi trường nhé.
Bên cạnh những cách tái chế chai nhựa thành đồ chơi cho bé, bạn cũng có thể tái chế chai thủy tinh này thành những bình cắm hoa vô cùng nghệ thuật. Bạn có thể vẽ, trang trí hoặc sơn lên chai thủy tinh những màu sắc yêu thích, thể hiện khả năng sáng tạo của bản thân.
Ngoài ra bạn có thể rủ một vài người bạn hoặc người thân trong gia đình cùng làm để tạo những khoảng thời gian gắn kết, gần gũi đáng nhớ.
Thay vì mua từng chai nước rửa bát, bạn có thể mua luôn một bình lớn rồi đổ vào chai thủy tinh đã rửa sạch sẽ. Cách tái chế thủy tinh này vừa tiện lợi, vừa giúp tiết kiệm một khoản chi phí nho nhỏ cho gia đình bạn.
Bên cạnh đó, chất liệu thủy tinh sẽ giúp bạn thấy rõ màu sắc của nước rửa chén bên trong. Như vậy, bạn có thể biết được liệu nước rửa chén có bị thay đổi màu sắc và có còn sử dụng được không.
Cách tái chế thủy tinh này sẽ giúp bố trí phòng ngủ của bạn trông thật lung linh màu sắc. Trước tiên, bạn hãy dùng máy cắt thủy tinh để cắt một nửa chai rượu đã sử dụng, sau đó chà nhám để làm mịn chỗ vừa cắt.
Cuối cùng lồng một chiếc bóng đèn đã nối sẵn dây điện qua cổ chai là xong. Nếu muốn ai cũng trầm trồ khen chiếc đèn thì bạn cũng có thể trang trí thêm một vài họa tiết, hoặc sơn nhiều màu sắc khác nhau lên vỏ chai tùy theo sở thích bản thân.
Những chiếc lọ, chai nhựa khi dùng để đựng đồ thường sẽ bị méo mó hoặc nóng chảy nếu để ở nơi có nhiệt độ cao. Tuy nhiên, đối với chai thủy tinh thì khác và bạn có thể đựng mắm, dấm, dầu trong chai thủy tinh để sạch và an toàn hơn chai nhựa.
Có thể bạn đã biết đến cách tái chế chai nhựa thành chậu hoa đơn giản, vậy tại sao không thử tái chế chai thủy tinh nhỉ? Nếu ngôi nhà có sân vườn hoặc không gian rộng rãi, bạn có thể tái chế thủy tinh cũ thành những chai trồng cây hoặc hoa thật độc đáo.
Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là mua một thanh thép từ cửa hàng vật liệu xây dựng rồi trang trí nó với các chai lọ thủy tinh nhiều màu khác nhau.
Ánh sáng nhộn nhịp, lấp lánh phát ra từ những chiếc đèn nháy là điều bạn thường thấy vào những dịp lễ hội. Cleanipedia sẽ mách bạn thêm một cách tái chế chai thủy tinh cũ và tự tạo không gian lung linh ánh đèn ngày tại nhà!
Hãy đặt những chiếc đèn nháy vào trong chai thủy tinh và luồn dây điện ra ngoài thông qua miệng chai (hoặc có thể đục lỗ trên thân chai cũng được), ánh sáng phát ra từ những chiếc đèn nháy qua lớp vỏ thủy tinh sẽ trở nên mờ ảo trông rất bắt mắt.
Cách tái chế chai thủy tinh thành đèn cồn đốt phù hợp khi bạn tổ chức những bữa tiệc với bạn bè hoặc gia đình ở ngoài vườn. Để thực hiện, trước tiên đổ dung dịch cồn lỏng vào chai thủy tinh rỗng, sau đó nhúng vòi dẫn dung dịch vào trong chai và thắp sáng. Còn đối với đèn cầu, bạn chỉ cần bỏ đèn cầy vào giữa đáy chai sau đó dùng lửa thắp sáng là được.
Trào lưu terrarium là một lựa chọn lý tưởng dành cho những tín đồ yêu thiên nhiên, cây cỏ nhưng lại bị giới hạn bởi diện tích không gian. Terrarium sẽ tạo ra một hệ sinh thái mini cho phép bạn thu nhỏ cả một khu vườn vào bên trong lọ thủy tinh để dễ dàng chăm sóc. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi bạn cần một chút sáng tạo và kiên nhẫn đấy.
Chỉ cần một vài nguyên liệu như hạt nhũ, kim tuyến, hạt cườm, trộn với keo và nước là bạn đã có thể tái chế thủy tinh thành những món đồ trang trí tinh tế rồi.
Cách thực hiện cũng khá đơn giản: bạn cho toàn bộ hỗn hợp trên vào trong chai, sau đó nút chặt lại. Khi lắc sẽ thấy ánh sáng lấp lánh từ từ rơi xuống đáy chai, rất tuyệt đúng không nào?
Tất cả mọi người đều mong muốn ngày cưới của mình phải thật lung linh, hoàn hảo và tuyệt vời. Mà xét về độ lung linh thì chẳng thứ gì qua được thủy tinh cả! Bạn có thể tận dụng tái chế chai thủy tinh để giúp tiệc cưới trở nên đặc sắc hơn đó.
Chẳng hạn những lọ thủy tinh trong suốt đựng đầy hoa treo lơ lửng sẽ khiến không gian trở nên tươi tắn hơn. Đặc biệt hơn dưới ánh sáng của mặt trời, những chiếc lọ hoa này sẽ trở lấp lánh, tạo điểm nhấn cho ngày cưới của bạn.
Ngoài các cách trên, bạn còn có thể tái chế thủy tinh những lọ đựng nến thơm đầy màu sắc nữa đấy. Bạn hãy dùng máy cắt để cắt đôi chai thủy tinh rỗng, sau đó lấp đầy phần nửa đáy chai bằng sáp nến thơm. Ngoài ra bạn cũng có thể cho thêm một chút tinh dầu để hương thơm lan tỏa khắp ngôi nhà khi thắp nến.
Bạn chỉ cần mua một đầu ống bơm hoặc tiết kiệm hơn từ phiên bản chai nhựa dùng một lần. Sau đó sử dụng bất kỳ loại chai thủy tinh nào vừa khít với đầu ống bơm, cho xà phòng vào chai và lắp đầu ống bơm vào là có thể sử dụng. Đây một cách tái chế chai thủy tinh vừa làm đẹp không gian vừa tiết kiệm.
Chỉ với một chai rượu rỗng, một ít gỗ, vài chiếc đinh vít và một đoạn dây thừng là bất cứ ai cũng có thể tự tạo ra chiếc máng ăn tự động xinh xắn cho đàn chim của mình.
Hạt thức ăn sẽ tự động chảy xuống bên dưới, vì thế thức ăn sẽ luôn sẵn sàng cho chim và bạn cũng không cần tốn sức canh giờ cho ăn mỗi ngày. Khi hạt trong chai đã vơi cạn, bạn chỉ cần nới lỏng dây thừng, kéo chai ra và đổ đầy hạt lại.
Bạn chỉ cần đổi vòi xịt từ chai nhựa ban đầu sang chai thủy tinh. Mặc dù chai nhựa xịt khá nhỏ gọn và tiện dụng cho bất kỳ công việc nào tro
ng gia đình, nhưng nhựa có thể ngấm hóa chất độc hại vào bất cứ thứ gì nó đựng bên trong. May mắn là hầu hết các chai thủy tinh đựng giấm, nước trái cây hay nước ngọt đều có nắp vặn phù hợp với vòi xịt trung bình. Vì thế, bạn đừng bỏ qua cơ hội tận dụng các chai thủy tinh này để tái chế.
Trong những dịp lễ, bạn có thể tái sử dụng bất kỳ loại chai thủy tinh nào để tạo nên những phụ kiện xinh xắn dùng để trang trí trong nhà. Chẳng hạn như làm bình đựng cành thông tươi, bình cắm hoa thủ công lấp lánh, nến hoặc bất cứ thứ gì khác tùy theo sự sáng tạo của bạn.
Bạn có thể tái sử dụng chiếc chai thủy tinh bằng cách biến chúng thành một chiếc đèn hoàn thiện. Hãy đến cửa hàng tìm mua một mũi khoan thủy tinh/gạch, một đuôi đèn và tự chọn cho mình một chiếc chụp đèn theo ý thích.
Bạn chỉ cần khoan một dưới đáy chai thủy tinh rồi lắp đèn vào. Bạn cũng có thể trang trí thêm với những họa tiết cho đèn tái chế thêm độc đáo. Tuy nhiên, cách này thường thích hợp với những bạn đã có kinh nghiệm và bộ công cụ phù hợp.
Nếu bạn cảm thấy cách tái chế chai thủy tinh thành đèn ngủ phía trên khá khó khăn, hãy thử ý tưởng đơn giản hơn như tái sử dụng chai làm đèn dầu. Bạn chỉ cần mua bấc và dầu từ cửa hàng, thêm một vài viên sỏi đẹp mắt nếu thích. Sau đó đổi sỏi và dầu vào trong chai, lắp bấc đèn vào là có thể thắp sáng.
Bạn có thể tận dụng các chai thủy tinh để lưu trữ các đồ vật mà bạn muốn và tạo nhãn chai bằng sơn bảng đen. Cách tái chế này giúp tái sử dụng các chai thủy tinh vừa phục vụ mục đích thiết thực vừa tạo ra một phụ kiện đẹp để trưng bày. Bạn chỉ cần chuẩn bị lọ thủy tinh tùy thích và một ít sơn bảng đen để tạo nhãn cho chai.
Hãy tái sử dụng đống chai lọ và đổ đầy cát thủ công với nhiều màu sắc khác nhau tạo thành món đồ chơi xinh xắn cho các bé của bạn. Bạn có thể sáng tạo thêm với các vật dụng khác như đá cuội, kim tuyến, cúc áo hoặc bất kỳ vật dụng xinh xắn nào khác.
Xây dựng cây chai thủy tinh cũng là một cách tái chế chai lọ. Cách này từng được áp dụng như một chiếc “bẫy” ngăn cản linh hồn ma quỷ xâm nhập vào nhà của bạn. Bạn chỉ cần gắn một loạt chai thủy tinh lên khung gỗ thẳng và đặt chúng trong khu vườn của bạn. Bạn có thể sử dụng chai màu xanh hoặc phối nhiều màu sắc khác nhau để làm đẹp không gian khu vườn.
Bạn yêu thích các loại thảo mộc tươi nhưng lại không “mát tay” để giữ chúng phát triển? Hãy áp dụng cách tái chế này. Không cần tốn quá nhiều công sức, bạn có thể biến chai thủy tinh cũ thành chậu trồng cây tự tưới nước.
Bạn sẽ cần phải cắt đôi chai thủy tinh của mình bằng dụng cụ cắt chai thủy tinh. Sau đó, bạn chuẩn bị thêm một miếng lưới nhỏ và một sợi dây. Trước tiên hãy cắt đôi chai, úp ngược đầu chai xuống thân chai sao cho chừa một khoảng trống.
Luồn sợi dây vào miếng lưới và đặt chúng trong phần đầu chai, đổ cây và đất lên. Dưới thân chai thì cho nước vào và đặt đầu chai xuống, đầu còn lại của sợi dây sẽ nằm trong nước. Lúc này, sợi dây sẽ hoạt động như một máy hút nước, giữ cho lớp đất đủ ẩm để các loại thảo mộc phát triển.
Bạn có thể tái sử dụng chai thủy tinh như một chiếc lọ đựng bộ dụng cụ máy vá mini hoặc giá cắm các loại kim may. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần chuẩn bị một mảnh vải vụn xinh xắn, ống keo và súng bắn keo. Đây sẽ là một ý tưởng tuyệt vời cho những bạn yêu thích may vá.
Hãy kiếm một lọ sơn xịt màu bạc và một số núm gỗ, bạn sẽ nhanh chóng biến lọ thủy tinh bình thường thành lọ kẹo cổ điển. Đây là một cách tái chế chai thủy tinh đơn giản và hiệu quả. Ngoài việc đựng kẹo, bạn có thể đặt chúng trên bàn ăn để trang trí trong bữa tiệc sinh nhật, tiệc cưới hoặc lễ kỷ niệm khác.
Đây là một cách tái sử dụng thủy tinh đầy sáng tạo. Bạn hãy chuẩn bị một cái búa, một số mảnh vải da, bảng 1x4 và giá để đồ nội thất trang trí. Những vật dụng này sẽ giúp bạn tạo ra những chiếc túi treo tuyệt đẹp.
Bạn có thể tận dụng chúng để đựng các vật dụng văn phòng xung quanh bàn làm việc, muỗng thìa và các dụng cụ nhà bếp khác hoặc thậm chí là các vật dụng trang trí như hoa hoặc nến.
Cho dù bạn không có nhu cầu trang trí bàn làm việc, những chiếc lọ thủy tinh này cũng có thể giúp bạn biến một chiếc bàn làm việc hỗn độn thành một khu vực gọn gàng, dễ chịu. Bạn có thể thực hiện tương tự ở bất kỳ khu vực lộn xộn khác.
Đổ một lớp sỏi dày khoảng 2 inch vào trong chai thủy tinh rỗng, một lượng than hoạt tính vừa đủ phủ lên chúng và một ít đất trồng cây. Đơn giản như vậy là bạn đã có thể tự chế một chậu cây xương rồng thu nhỏ để mang không khí thiên nhiên vào ngôi nhà của mình.
Một vài chiếc lọ thủy tinh xinh xắn là một giải pháp tiết kiệm để giữ cho bàn trang điểm của bạn ngăn nắp. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng các chai lọ nhỏ hơn để sử dụng bên trong tủ thuốc hoặc ngăn kéo trang điểm của bạn.
Bạn có thể cân nhắc sơn những chiếc lọ theo ý thích hoặc dùng ruy băng để trang trí cho phòng tắm của mình.
Hy vọng bạn đã tìm được cách tái chế chai thủy tinh cũ thành những vật dụng lung linh và xinh xắn để làm đẹp không gian nhà. Và đừng quên đón xem các tin tức mới nhất về chăm sóc và làm đẹp không gian sống mới nhất tại Cleanipedia bạn nhé!
>>> Xem thêm:
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.
Link nội dung: https://unie.edu.vn/tai-che-lo-thuy-tinh-nho-a45481.html