Bị cảm lạnh có nên tắm không?

Nhiều người cho rằng bị cảm lạnh không nên tắm để tránh tình trạng bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy, tắm đúng cách hoặc tắm bằng tinh dầu có tác dụng loại bỏ độc tố, giảm nhẹ các triệu chứng của cảm cúm.

1. Bị cảm lạnh có nên tắm không?

Người bị cảm lạnh có thể tắm bình thường. Tuy nhiên, nên tắm đúng cách để tránh tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bạn nên tắm nước ấm bằng vòi hoa sen để giữ ẩm mũi. Nếu bạn bị chóng mặt do cảm, có thể tắm ướt (vòi chảy giọt nhỏ) ở tư thế ngồi và tắm bọt biển.

2. Tắm có giúp làm giảm nhẹ chứng cảm lạnh được không?

Một số cách tắm có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng cảm lạnh, làm cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn. Đó là phương pháp tắm giải độc. Đây là cách tự nhiên giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Các thành phần như muối Epsom (magie sunfat), gừng và tinh dầu được hòa tan với nước ấm trong bồn tắm. Bạn có thể ngâm cơ thể trong 12 phút đến 1 giờ trong mỗi lần tắm. Biện pháp tắm này giúp làm dịu cơ thể và giảm đau cơ, nhưng hiệu quả là khác nhau đối với mỗi người.

Bị cảm lạnh có nên tắm không?

3. Tắm như thế nào để giảm nhẹ triệu chứng cảm lạnh?

Cảm lạnh có thể gây đau cơ và đau nhức cơ thể. Tắm giải độc có tác dụng giảm các triệu chứng này. Thêm các loại tinh dầu như hoa oải hương, hoa cúc vào bồn tắm sẽ tạo cảm giác thư giãn và thoải mái hơn. Một nghiên cứu nhỏ với 19 người tham gia cho thấy thêm muối Espom vào bồn tắm sẽ giúp tăng hàm lượng magie trong máu. Điều này có thể giúp loại bỏ axit lactic giúp giảm cảm giác đau nhức cơ thể và có tác dụng thư giãn các cơ.

Một số nghiên cứu khác cho thấy, một số loại tinh dầu nhất định có đặc tính kháng khuẩn và kháng vi rút. Ví dụ như bạch đàn, có thể được sử dụng để điều trị vi rút gây bệnh đường hô hấp trên và giảm nghẹt mũi.

4. Tắm có giảm sốt được không?

Tắm bằng nước ấm vẫn được coi là phương pháp hạ sốt lâu đời nhất. Bạn nên tắm ở nhiệt độ ấm từ 27 độ C đến 32 độ C. Và không nên tắm nếu cảm thấy chóng mặt hoặc không ổn định. Nếu cảm thấy rét run, nên tăng nhiệt độ của bồn tắm. Run rẩy là phản ứng cho thấy cơ thể bạn đang cố gắng tăng nhiệt độ, điều này có thể làm tình trạng sốt trở nên tồi tệ hơn.

5. Tắm giải độc có an toàn không?

Phụ nữ mang thai, trẻ em, người bị suy thận không nên tắm giải độc. Cơ thể không thể loại bỏ lượng magie dư thừa nếu thận bị suy yếu. Để đảm bảo an toàn, bạn nên uống nhiều nước trước, trong và sau khi tắm. Ngoài ra, bạn nên ra khỏi bồn tắm ngay nếu cảm thấy run rẩy, chóng mặt, hoa mắt như sắp ngất xỉu.

Bị cảm lạnh có nên tắm không?

6. Cách tắm để giảm triệu chứng cảm lạnh

Có nhiều công thức khác nhau để tắm giải độc, tùy vào triệu chứng mà bạn muốn giảm nhẹ. Bạn nên tắm mỗi lần một tuần. Theo dõi các dấu hiệu khô da, mất nước khi tắm. Bạn nên bắt đầu với thời gian tắm từ 12 đến 20 phút để xem phản ứng cơ thể. Nếu cảm thấy thư giãn, không có bất kỳ triệu chứng tiêu cực nào thì có thể tăng thời gian tắm và tần suất tắm lên 3 lần/tuần.

Tắm bằng cách này có thể gây mất nước nhiều. Điều quan trọng là phải uống nước trước, trong và sau khi tắm để bổ sung lượng nước trong quá trình tắm.

Các loại vắc-xin cúm hiện nay chỉ có tác dụng giúp ngăn ngừa bệnh cảm cúm chứ không có hiệu quả với cảm lạnh. Do đó, cách tốt nhất để tránh bị cảm lạnh là thường xuyên rửa tay bằng nước ấm và xà phòng, không dùng chung các vật dụng cá nhân với người bị cảm lạnh, bỏ thói quen chạm tay vào mắt hoặc mũi và cuối cùng là giữ cân nặng hợp lý, cơ thể khỏe mạnh để sẵn sàng chống lại virus gây bệnh.

Link nội dung: https://unie.edu.vn/om-co-nen-goi-dau-khong-a45343.html