Làm thế nào để từ chối một lời mời làm việc mà bạn đã chấp nhận?

Làm thế nào để từ chối một lời mời làm việc mà bạn đã chấp nhận một cách thông minh, khéo léo? Nếu bạn đang rơi vào tình huống “dở khóc dở cười” này thì đừng bỏ qua thông tin JobsGO chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.

Từ chối một lời mời làm việc mà bạn đã chấp nhận, liệu có tệ không?

Hiện nay, đồng ý rồi lại từ chối lời mời nhận việc là vấn đề diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, không ít bạn e ngại rằng “có tệ không khi đã nhận lời mời làm việc rồi lại từ chối? Liệu điều đó có thể hiện mình đang là người thiếu lịch sự, thiếu tôn trọng nhà tuyển dụng không?”

Từ chối một lời mời làm việc mà bạn đã chấp nhận, liệu có tệ không?
Từ chối một lời mời làm việc mà bạn đã chấp nhận, liệu có tệ không?

Thực tế, bạn sẽ luôn có một lý do để từ chối lời mời nhận việc dù trước đó đã phản hồi đồng ý. Có thể bạn tìm được công việc tốt hơn, bạn có việc quan trọng trong gia đình cần xử lý ở khoảng thời gian nhận việc,… Bất kể là lý do gì, chỉ cần bạn thông báo lại cho phía nhà tuyển dụng nhanh chóng, lịch sự thì họ sẽ thông cảm và không ai đánh giá bạn tệ hay thiếu tôn trọng.

Ngược lại, nếu bạn cứ âm thầm mà từ bỏ công việc này, không có một lời thông báo nào thì càng trở nên “xấu” đi trong mắt nhà tuyển dụng.

Vậy làm sao để từ chối lời mời làm việc mà mình đã chấp nhận một cách thông minh, khéo léo nhất? JobsGO sẽ bật mí cho các bạn ở phần sau của bài viết.

? Xem thêm: 3 mẫu trả lời thư mời nhận việc khéo léo nhất

Bật mí cách từ chối lời mời làm việc đã chấp nhận thông minh và khéo léo

Từ chối lời mời nhận việc thực chất không quá khó khăn, chỉ cần các bạn tinh ý, cư xử đúng mực, khéo léo là có thể giữ được hòa khí, lịch sự, tôn trọng với phía công ty. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn giải quyết tình huống này một cách hiệu quả nhất, tham khảo ngay nhé.

Nhanh chóng thông báo cho nhà tuyển dụng

Nhanh chóng thông báo cho nhà tuyển dụng
Nhanh chóng thông báo cho nhà tuyển dụng

Điều đầu tiên và quan trọng nhất khi có quyết định từ chối lời mời nhận việc dù đã đồng ý chính là phải nhanh chóng thông báo lại cho phía nhà tuyển dụng. Bởi họ đã mất rất nhiều thời gian cho quá trình tìm kiếm, chọn lọc, phỏng vấn, bỏ qua nhiều ứng viên khác để cho bạn cơ hội. Nếu bạn bất ngờ có công việc khác tốt hơn hoặc lý do gì đó không thể tham gia làm việc thì hãy liên hệ lại cho họ ngay lập tức. Điều này sẽ giúp họ có thời gian chuẩn bị để tìm kiếm ứng viên thay thế, đảm bảo cho các kế hoạch công việc được thực hiện theo dự kiến.

Khi từ chối lời mời làm việc, các bạn có thể lựa chọn gửi mail hoặc là gọi điện trực tiếp. Tuy nhiên, hầu hết các ứng viên sẽ gửi mail để tránh sự ngại ngùng, bối rối và khó diễn đạt bằng lời nói.

? Xem thêm: Kỹ năng từ chối: Nghệ thuật nói “không” trong cuộc sống

Chia sẻ với nhà tuyển dụng lý do từ chối

Đây là thông tin rất cần thiết để nhà tuyển dụng hiểu rõ được tại sao bạn lại từ chối họ. Trong trường hợp này, để thể hiện hòa khí, giữ được sự vui vẻ giữa 2 bên, các bạn nên chọn các lý do khách quan như có việc quan trọng cần xử lý, gia đình có việc gấp,… Dù bạn chọn làm việc cho công ty khác thì cũng nên tránh đề cập đến thông tin này nhé.

Cân nhắc trong cách cư xử với nhà tuyển dụng

Cân nhắc trong cách cư xử với nhà tuyển dụng
Cân nhắc trong cách cư xử với nhà tuyển dụng

Từ chối khi đã đồng ý nhận làm việc là lỗi ở phía bạn. Do đó, hãy luôn cân nhắc và lưu ý trong cách cư xử với nhà tuyển dụng. Dù liên hệ trực tiếp hay gửi mail thì cũng cần phải có lời xin lỗi, thể hiện sự tiếc nuối và mong họ thông cảm cho quyết định của bạn.

Điều này vừa giúp cho 2 bên tránh được căng thẳng, cho thấy bạn cũng rất tiếc công việc, cảm thấy buồn khi không thể làm việc chung với công ty. Nhà tuyển dụng qua cách cư xử cũng đánh giá được bạn là người biết điều, chuyên nghiệp và tôn trọng họ.

Giới thiệu một ứng viên tiềm năng khác

Một cách xử lý khá thông minh khi bạn từ chối lời mời làm việc khi đã nhận đó là hãy giới thiệu một ứng viên khác. Bởi khi bạn thông báo gấp gáp, họ cũng sẽ khó tìm được người thay thế trong ngày 1 ngày 2. Việc bạn đề xuất 1 người khác cũng đảm bảo các tiêu chí công ty đang tuyển dụng sẽ giúp họ giảm được thời gian, công sức và chi phí tuyển dụng. Biết đâu, người bạn giới thiệu lại có năng lực và đáp ứng được yêu cầu từ họ thì sao? Như vậy, bạn vừa có thể từ chối họ mà lại không gây mất thiện cảm với phía nhà tuyển dụng.

Giới thiệu một ứng viên tiềm năng khác
Giới thiệu một ứng viên tiềm năng khác

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng rằng bạn đọc đã nắm được bí quyết để đưa ra lời từ chối làm việc khi đã đồng ý. Dù trong trường hợp nào, thể hiện được thái độ chuyên nghiệp, tôn trọng với nhà tuyển dụng là điều vô cùng cần thiết. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào liên quan đến chủ đề này, hãy để lại bình luận phía dưới để được giải đáp nhé.

? Xem thêm: Bí quyết công sở: Đồng nghiệp nhờ vả, làm thế nào để từ chối?

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên:

Link nội dung: https://unie.edu.vn/tu-choi-sau-khi-da-nhan-offer-a44482.html