Những cung bậc của rượu gạo xứ chùa tháp

Theo tờ Khmer Times, sở dĩ có lời đề dẫn như vậy để thấy rằng hiện vẫn còn rất nhiều đàn ông nông thôn ở Campuchia thường giải khuây hoặc quên đi phiền muộn bằng rượu đế- loại rượu gạo nấu thủ công mỗi khi họ cảm thấy căng thẳng hoặc đình đám, nhậu nhẹt với bạn bè.

Một phụ nữ đang ủ men để chưng cất rượu gạo. Ảnh: Khmer Times

Một phụ nữ đang ủ men để chưng cất rượu gạo. Ảnh: Khmer Times

Tuy nhiên trước hiện tượng ngộ độc rượu liên tục xảy ra nhiều nơi trong những tháng gần đây khiến cả trăm ca tử vong, nhiều nhất là ở tỉnh Kampong Chhnang đã buộc giới chức nước này phải có hành động mạnh tay.

Ông Chap Kimly, 62 tuổi ở huyện Mouk Kampoul, tỉnh Kandal là một nhà chưng cất rượu gạo lâu năm cho biết: “Tôi đã trải qua nghề nấu rượu gạo hơn 40 năm và chứng kiến vô vàn chuyện vui buồn từ văn hóa uống rượu của người dân nông thôn”.

Theo ông Kimly, những vụ ngộ độc rượu gần đây rất có thể đã bị cánh thương lái pha trộn hoặc sử dụng các vật dụng chứa đã từng được dùng để đựng các chất hóa học. “Rượu gạo không bao giờ giết người, trừ khi bạn uống nó quá nhiều", ông Kimly nói.

Nhà nấu rượu kỳ cựu này cho biết thêm, rượu gạo bản địa đã được nấu từ ​​thời Angkorean bằng cách ngâm ủ với các loại thảo mộc hoặc vỏ cây đặc biệt. Tuy nhiên, chính người Pháp đã mang kỹ thuật chưng cất rượu hiện đại đến Campuchia khi họ bắt đầu tới đây vào năm 1863.

“Người Pháp đã dạy người Khmer địa phương cách chưng cất rượu. Tuy nhiên, bây giờ chúng tôi đã sử dụng nhiều loại công cụ khác nhau với cùng quy trình và kỹ thuật”, ông Kimly nói, đồng thời cho biết mỗi ngày ông chưng cất từ ​​30 đến 40 lít rượu gạo để bán cho người dân địa phương, dù nghề này khó giàu nhưng cũng đủ sống vì tận dụng bã rượu để nuôi lợn.

Chỉ cần bỏ ra từ 50 - 1 USD tiền mua rượu đã có thể biến một người bình thường thành ma men ở các vùng nông thôn Campuchia.

Chỉ cần bỏ ra từ 50 - 1 USD tiền mua rượu đã có thể biến một người bình thường thành ma men ở các vùng nông thôn Campuchia.

Theo ông Kimly, vào những năm 1980 có rất nhiều hộ gia đình làm nghề nấu rượu gạo ở các vùng nông thôn nhưng hiện nay khoảng 60% đã bỏ nghề. Những người khấm khá hơn, họ sẽ uống bia. Nhưng đa số người dân địa phương vẫn thường uống rượu gạo.

“Có không ít đấng mày râu đã dùng rượu gạo chế thành rượu thuốc, bằng cách ngâm ủ với rễ cây, thảo mộc mà họ tin rằng có thể giúp bớt đau lưng hoặc tăng ham muốn tình dục. Đàn ông ở các vùng nông thôn Campuchia có những kiểu thăm hỏi bằng nhiều cách khác nhau, mỗi khi họ uống rượu. Họ chuốc nhau từng cốc một và hiếm khi dừng lại cho tới lúc say", ông Kimly kể.

Trong khi người phương Tây chạm cốc thường nói câu "Chúc sức khỏe!" rồi mới nhấp ly thì người Campuchia sẽ nói câu "Chul Muoy!" (Cạn chén!) hoặc “Leuk Dach” (Trăm phần trăm!). Họ sẽ chỉ nói câu "Sokhapheap La'or!" (Chúc sức khỏe!) chừng nào say xỉn.

Người châu Âu mỗi khi tiệc tùng thường cần được hướng dẫn dùng món ăn nào hợp với loại rượu nào, nhưng dân nhậu ở nông thôn Campuchia chỉ cần đồ mồi là con nhái nướng hoặc một trái cóc xanh.

Nói về hệ lụy do rượu đế gây ra, dân Campuchia đã gọi rượu bằng nhiều “thuật ngữ” khác nhau như “Sra Niyeay” (Máy nói)- ám chỉ một người bình thường vốn trầm tính nhưng hễ khi rượu vào thì lời ra hoặc “Sra Kach” hay “Sra Noyobai” có nghĩa là (Phũ rượu hoặc Thánh rượu)- chỉ những người có thể trở nên bạo lực hoặc nói như các chính khách sau khi quá chén.

Giới chức Campuchia bắt giữ vô số vụ buôn bán rượu có nồng độ mathanol quá cao gây tử vong. Ảnh: PnompenhPost

Những năm gần đây, đàn ông nông thôn Campuchia còn có sở thích tìm đến những quán karaoke vừa nhậu vừa hát hò, em út tới quá nửa đêm. Nhiều người còn học đòi, bắt chước dân thành phố tiêu xài vung vãi như là cách chứng tỏ sự giàu có. Để giễu nhại những hành vi như vậy, một nhạc sĩ đã viết một bài hát với tựa đề “Bán cả ruộng lúa để tiêu xài một đêm”.

Link nội dung: https://unie.edu.vn/ruou-campuchia-a41905.html