Kẽm: Cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ

Kẽm là chất dinh dưỡng tham gia vào nhiều chức năng của cơ thể như phát triển tế bào, tăng cường miễn dịch cũng như giúp da chắc khỏe. Cùng tìm hiểu về nguyên tố kẽm qua bài viết dưới đây để hiểu được các tác dụng và cách dùng của nó nhé!

1Kẽm là gì?

Kẽm là một nguyên tố vi lượng với nhu cầu hàng ngày rất nhỏ, khoảng 3 - 15mg tùy theo từng lứa tuổi. Tuy nhiên, đây là khoáng chất rất cần thiết cho nhiều hoạt động sống như:

Vì cơ thể không thể tự sản xuất hay dự trữ kẽm nên chế độ ăn uống hàng ngày chính là nguồn cung cấp kẽm liên tục cho chúng ta. Bạn có thể bổ sung kẽm thông qua nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực phẩm, thuốc hoặc các viên uống chức năng.[1]

Kẽm là nguyên tố vi lượng có nhiều tác dụng cho cơ thể như điều trị mụn

Kẽm là nguyên tố vi lượng có nhiều tác dụng cho cơ thể như điều trị mụn

2Vai trò của kẽm đối với sức khỏe

Kẽm là nguyên tố vi lượng phổ biến thứ hai trong cơ thể (sau sắt) vì thế chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi tế bào và cơ thể như:

Kẽm giúp lành vết thương nhanh hơn

Kẽm giúp lành vết thương nhanh hơn

3Cách sử dụng kẽm đúng cách an toàn và hiệu quả

Cơ thể chúng ta không có khả năng dự trữ kẽm vì thế bạn cần bổ sung kẽm liên tục hàng ngày. Bạn có thể bổ sung kẽm thông qua nhiều cách khác nhau như:

Tuy nhiên, để có thể hấp thu tối đa lượng kẽm vào cơ thể khi uống các thực phẩm bổ sung, bạn nên:

Bạn có thể bổ sung kẽm thông qua thức ăn

Bạn có thể bổ sung kẽm thông qua thức ăn

4Liều lượng kẽm được khuyến nghị theo từng độ tuổi

Nhu cầu kẽm của cơ thể sẽ khác nhau tùy theo từng lứa tuổi và trạng thái sinh lý. Lượng kẽm được khuyến nghị hàng ngày theo Bộ Y Tế như sau:[4]

Đối tượng Liều lượng (mg/ngày) Trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi 2 Trẻ từ 7 - 12 tháng tuổi 3 Trẻ em từ 1 - 3 tuổi 3 Trẻ em từ 4 - 8 tuổi 5 Trẻ em từ 9 - 13 tuổi 8 Từ 14 - 18 tuổi 9 - 11 Trên 19 tuổi 8 - 11

5Liều bổ sung kẽm hỗ trợ điều trị một số bệnh

Vì kẽm tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể nên việc bổ sung kẽm có thể được sử dụng để hỗ trợ cải thiện triệu chứng, thức đẩy quá trình hồi phục của nhiều bệnh lý. Một số bệnh nên bổ sung kẽm trong điều trị gồm:

Tiêu chảy

Bổ sung kẽm được chứng minh giúp giảm mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy, giảm thời gian điều trị và hạn chế tái phát bệnh, nhất là đối với trẻ tiêu chảy bị suy dinh dưỡng. Liều kẽm được sử dụng phổ biến trong hỗ trợ tiêu chảy là 20mg.[3]

Kẽm có thể được dùng để hỗ trợ điều trị tiêu chảy

Kẽm có thể được dùng để hỗ trợ điều trị tiêu chảy

Mụn trứng cá

Việc sử dụng kẽm có thể giúp hạn chế mụn trứng cá phát triển nhờ khả năng:

Liều kẽm được sử dụng tối đa trong điều trị mụn trứng cá là 34mg mỗi ngày. Đặc biệt, chúng ta không nên dùng vượt quá liều 40mg/ngày bởi lạm dụng liều cao có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.[3][5]

Kẽm được dùng để hỗ trợ giảm mụn hiệu quả

Kẽm được dùng để hỗ trợ giảm mụn hiệu quả

Cảm cúm thông thường

Khi gặp các triệu chứng của cảm cúm thông thường như ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi hoặc đau đầu, bạn có thể ngậm viên kẽm trong vòng 24 giờ. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt các biểu hiện khó chịu và rút ngắn thời gian bị bệnh.[2]

Uống kẽm giúp cải thiện triệu chứng cảm cúm

Uống kẽm giúp cải thiện triệu chứng cảm cúm

Thiếu hụt kẽm

Người có biểu hiện thiếu hụt kẽm nên được bổ sung kẽm bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch để có thể hồi phục lại lượng kẽm thiếu hụt một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ liều lượng kẽm được bác sĩ chỉ định.

Những biểu hiện thiếu hụt kẽm thường gặp gồm:

Bổ sung kẽm giúp giảm triệu chứng thiếu hụt kẽm như rụng tóc

Bổ sung kẽm giúp giảm triệu chứng thiếu hụt kẽm như rụng tóc

Đái tháo đường

Đái tháo đường là một bệnh mãn tính được đặc trưng bởi tình trạng tăng lượng đường trong máu. Uống viên kẽm có thể giúp kiểm soát nồng độ đường huyết. Từ đó, giúp hỗ trợ điều trị đái tháo đường với việc thay đổi chế độ ăn uống và dùng thuốc điều trị bệnh.[3]

Kẽm giúp hỗ trợ kiểm soát đường trong máu

Kẽm giúp hỗ trợ kiểm soát đường trong máu

Loét dạ dày tá tràng

Kẽm có tác dụng thúc đẩy phát triển tế bào, đồng thời hỗ trợ quá trình làm lành vết thương. Vì thế, uống bổ sung kẽm có thể giúp thu nhỏ ổ loét dạ dày, chống viêm nhiễm và hạn chế bệnh tái phát.[3]

Bạn có thể uống kẽm để giảm biểu hiện viêm loét dạ dày

Bạn có thể uống kẽm để giảm biểu hiện viêm loét dạ dày

6Các loại thực phẩm bổ sung kẽm

Hiện nay, tùy theo mục đích sử dụng mà trên thị trường sẽ có những loại viên uống bổ sung kẽm với các thành phần hóa học khác nhau như:

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều viên uống kẽm với thành phần khác nhau

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều viên uống kẽm với thành phần khác nhau

7Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng kẽm

Kẽm là nguyên tố được hấp thụ tốt vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên, khi bổ sung quá liều kẽm có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

Buồn nôn có thể là biểu hiện của ngộ độc kẽm

Buồn nôn có thể là biểu hiện của ngộ độc kẽm

8Thực phẩm giàu kẽm

Cách bổ sung kẽm đơn giản và hiệu quả nhất mà bạn có thể sử dụng hàng ngày là thường xuyên ăn các thực phẩm giàu kẽm. Một số loại thực phẩm bạn có thể tham khảo gồm:

Bạn nên bổ sung đa dạng các thực phẩm giàu kẽm mỗi ngày

Bạn nên bổ sung đa dạng các thực phẩm giàu kẽm mỗi ngày

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích về lợi ích và cách dùng của nguyên tố kẽm. Bạn hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi bắt đầu sử dụng viên uống bổ sung kẽm để tránh những tác dụng phụ không mong muốn nhé!

Link nội dung: https://unie.edu.vn/thuoc-bo-sung-kem-a35868.html