Cá biển bao gồm các loài cá như: cá ngừ, cá trích, cá mòi,... đa phần đều thuộc nhóm thịt đỏ và có kích thước lớn, chứa nhiều iot, kẽm và sắt. Thịt cá biển giúp cơ thể tăng cường sản xuất máu và cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng.
Ngoài ra, cá biển cũng là một nguồn giàu iot tự nhiên, vượt trội hơn so với việc bổ sung iot từ muối iot tổng hợp. Giúp cho sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ và ngăn ngừa bệnh tuyến giáp.
Cá biển có nhiều hàm lượng vi khoáng hơn so với cá sông
Cá sông (hay còn gọi là cá nước ngọt) đa phần thuộc nhóm thịt trắng, bao gồm các loài cá: cá chép, cá trắm, cá lóc, cá basa,... Mặc dù cá sông ít chứa sắt và iot hơn, nhưng lại chứa nhiều Axit amin thiết yếu. Những Axit amin này rất cần thiết cho sự phát triển não bộ và kích thích hệ miễn dịch lành mạnh của cơ thể.
Cá sông (hay còn gọi là cá nước ngọt)
Vậy cá nước ngọt và cá nước mặn ta nên ăn loại cá nào? Hãy cùng tìm hiểu thêm qua nội dung so sánh chi tiết dưới đây.
Xét về khả năng cung cấp năng lượng, cá nước mặn thường có lượng calo cao hơn so với cá sông. Tuy nhiên, khi xét về hàm lượng chất béo và không có cholesterol, cả hai loại cá đều tương đương nhau.
Cụ thể, đối với cá sông như cá tra và cá basa có khả năng cung cấp năng lượng cao nhất khoảng 1.245 - 1.700 calo/kg. Trong khi đó, cá nước mặn như cá ngừ, cá thu và cá trích có khả năng cung cấp năng lượng cao nhất khoảng 1.500 - 23.000 calo/kg.
Hàm lượng Axit amin trong cá nước mặn được cho là tốt hơn so với cá sông. Cụ thể như sau:
Đối với cá sông, tổng hàm lượng 17 Axit amin dao động từ 6.12% đến 19.52%. Trong số đó, cá rô phi có hàm lượng Axit amin cao nhất, trong khi cá trắm có hàm lượng thấp nhất.
Cá nước mặn có đầy đủ 17 loại Axit amin và hàm lượng dao động từ 13% đến 21%. Các loại cá giàu Axit amin nhất là cá nục và cá thu, trong khi cá chim trắng có hàm lượng thấp nhất.
Cá biển và cá sông đều giàu vitamin A, D và các vitamin nhóm B. Lượng khoáng chất trong cá thường chiếm khoảng 1 - 1.7%; đặc biệt, cá biển thường chứa nhiều vi khoáng như iot, kẽm, flour và clo hơn so với cá sông.
Cá sông thường được sử dụng trong Đông y như một loại nguyên liệu dược liệu. Trong khi đó, cá nước mặn thường được phân tích và nghiên cứu bởi y học hiện đại. Một số ứng dụng của hai loại cá trong Y học như sau:
Đối với cá nước ngọt, nhiều loài cá như cá trắm, chép, lươn và chuối có tác dụng chữa trị mồ hôi trộm, khí đờm hư, ích khí, tăng tiết sữa và chống mệt mỏi.
Cá nước mặn giàu omega-3 và DHA giúp hỗ trợ bệnh nhân tim mạch, ngăn ngừa huyết khối, giúp tránh xơ vữa động mạch.
Mỗi loại cá đều có những lợi ích riêng và phụ thuộc vào khẩu vị của từng người. Tuy nhiên, các loại cá đều dễ bị phân hủy, vì vậy khi chúng chết và bị ươn đều có nguy cơ mang mầm bệnh độc hại.
Cá sông có thể mang các loại sán ký sinh, nhưng không dễ gây kích ứng. Trong khi đó, cá nước mặn có thể gây dị ứng thực phẩm. Một số loại cá cũng có thể chứa thủy ngân gây hại cho não bộ của trẻ nhỏ.
Thông thường cá biển sẽ có nhiều loài có độc hơn so với cá sông. Theo Viện Hải dương học Nha Trang vừa nghiên cứu, có đến 22 loài cá ở vùng biển Việt Nam có khả năng gây chết người.
Cá biển thường không có mùi vị tanh và hôi như khi ăn cá sông. Điều này bởi cá biển sống trong môi trường rộng lớn và thường bơi nhiều hơn, do đó, cá biển có độ đàn hồi cơ tốt hơn và mang lại hương vị thơm ngon hơn so với cá sông.
Cá biển thường có khả năng gây dị ứng cao hơn so với cá sông
Tuy nhiên không phải lúc nào cá biển cũng tốt hơn cá sông. Đối với những người có cơ địa dị ứng và ngộ độc Histamine không nên ăn một số loại cá biển như: Cá ngừ, cá thu,... vì chúng chứa nhiều protein và Amin Histidine làm tăng chất Histamine (Histamine là một chất tự nhiên trong cơ thể, khi nồng độ cao có thể gây ngộ độc thực phẩm).
Trên đây là nội dung so sánh dinh dưỡng của cá sông và cá biển, tuy nhiên đây chỉ là so sánh tương đối. Tuỳ vào khả năng và cơ địa của bản thân mà bạn có thể chọn loại cá phù hợp để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của mình.
Link nội dung: https://unie.edu.vn/ca-cam-la-ca-bien-hay-ca-song-a35472.html