Bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể mắc zona thần kinh. Đa số những người mắc zona thường không biết mình nhiễm bệnh từ bao giờ cho đến khi khởi phát triệu chứng. Bệnh có thể gây các cơn đau dai dẳng nhiều tháng, nhiều năm hoặc đau suốt cuộc đời, chính vì vậy thuốc bôi có chứa các hoạt chất giúp làm giảm các triệu chứng và hỗ trợ quá trình lành vết thương là các sản phẩm hỗ trợ rất hiệu quả cho người bệnh. Tuy nhiên, các loại này có thể gây ra các tác dụng phụ nếu không được sử dụng đúng cách, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc bôi điều trị zona. Vậy bị zona bôi thuốc gì nhanh khỏi? Thoa kem gì tốt và không để lại sẹo?
BS.Phạm Văn Phú - Quản lý Y khoa KV Đông Nam Bộ 3, Hệ thống tiêm chủng VNVC chia sẻ: “Zona thần kinh là bệnh do sự tái hoạt động của virus thủy đậu tại hạch thần kinh, có biểu hiện đặc trưng là phát ban dạng mụn nước trên khắp cơ thể, chủ yếu phân bố ở một bên cơ thể kèm theo cảm giác đau rát tổn thương thần kinh cảm giác. Zona thần kinh không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.”Virus Herpes Zoster là nguyên nhân gây ra bệnh zona thần kinh, đây cũng là virus gây bệnh thủy đậu. Những người nhiễm virus thủy đậu từ nhỏ, sau khi khỏi bệnh virus vẫn tồn tại âm thầm trong các tế bào thần kinh dưới dạng bất hoạt, chỉ khi gặp các điều kiện thuận lợi như hệ miễn dịch bị suy yếu, suy nhược cơ thể, căng thẳng,… virus sẽ tái hoạt động dẫn đến bệnh zona sau thời gian dài “ngủ đông”.
Các giai đoạn của zona thần kinh phát triển như sau:
Người bệnh thường có các triệu chứng điển hình như đau đầu, ngứa ngáy, khó chịu, đau nhức,… Sau đó, trong vòng 1 - 5 ngày, vùng da tổn thương sẽ nổi lên những đốm đỏ, rồi phát triển thành những bọng nước nhỏ li ti, chứa dịch trong suốt. Những bọng nước này chỉ xuất hiện ở một nửa và tụ thành từng cụm trên cơ thể.
Bọng nước dần hình thành mủ, sau 1 đến 2 ngày sẽ vỡ ra và khô lại, kết vảy. Khoảng 2 tuần sau, da sẽ hồi phục nhưng có thể để lại sẹo hoặc thâm nám. Zona thần kinh thường gây tổn thương ở vùng mặt, lưng, hông và cổ. Do đó, người ta cũng hay gọi bệnh là bệnh “giời leo” vì tưởng nhầm là do dịch tiết của con giời.
Ở giai đoạn 3 người bệnh đã chuyển qua giai đoạn mạn tính với biến chứng phổ biến đau dây thần kinh sau zona với những cơn đau nhức ngày càng dữ dội, vùng da tổn thương nóng rát, đau dai dẳng kéo dài có thể vài tháng, vài năm hoặc suốt đời, kể cả khi các vết thương đã lành. Biến chứng này thường xảy ra ở những người lớn tuổi trên 60 tuổi, người có bệnh nền mạn tính, người bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch, người mắc bệnh ung thư đang sử dụng các phương pháp xạ trị, hóa trị
Vậy bị zona bôi thuốc gì nhanh khỏi hay bị zona bôi gì là thắc mắc của rất nhiều người khi mắc bệnh? Chuyên gia cho biết, để điều trị bệnh zona thần kinh, người bệnh cần được khám và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa. Dựa vào kết quả chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng virus để ngăn chặn sự phát triển của virus, thuốc giảm đau để làm dịu các triệu chứng khó chịu, thuốc bôi để chăm sóc da và phòng ngừa nhiễm trùng. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ điều trị, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc bôi không rõ nguồn gốc, bởi việc này có thể gây ra các phản ứng phụ và làm tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng.
Theo khuyến cáo của bác sĩ, khi mắc bệnh zona nên dùng thuốc bôi trị zona càng sớm càng tốt, khoảng thời gian lý tưởng là trong vòng 24 - 48 giờ kể từ khi các nốt mụn nước xuất hiện. Thuốc bôi trị zona có tác dụng làm chậm sự tiến triển của bệnh, giảm nguy cơ biến chứng và đau thần kinh sau zona. Các loại thuốc bôi trị zona phổ biến thường thuộc nhóm thuốc kháng virus như: acyclovir, valacyclovir, famciclovir. Tuy nhiên tất cả các loại thuốc này cần tham khảo và được sự đồng ý của bác sĩ điều trị, tuyệt đối không tự ý mua sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
Để chữa trị zona hiệu quả, điều quan trọng là cần giảm triệu chứng ngứa cho người bệnh để tránh bội nhiễm da, hạ sốt và bù nước khi cần thiết. Ngoài ra, cần sử dụng thuốc bôi sát khuẩn để ngăn chặn sự phát triển của virus trên da. Đặc biệt, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc bôi trị zona để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Vậy bị zona bôi thuốc gì nhanh khỏi? Dưới đây là một số loại thuốc bôi có hiệu quả thường được sử dụng như:
Castellani (1) là thuốc sử dụng bôi ngoài da với công dụng kháng khuẩn, khử nấm, giảm ngứa ngáy, làm khô, bạt sừng và đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương rất hiệu quả, thường được chỉ định sử dụng trong ngành da liễu hoặc tai mũi họng.
Chlorhexidine (2) nổi bật với đặc tính khử trùng, sát khuẩn, thường được dùng để sát khuẩn da và khử trùng dụng cụ y tế trước khi tiến hành phẫu thuật nhằm hạn chế khả năng nhiễm trùng có thể xảy ra trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, dung dịch bôi ngoài da Chlorhexidine còn được dùng để khử khuẩn trên vùng da bị tổn thương do zona thần kinh. Thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ em dưới 2 tháng tuổi, vì chlorhexidine có thể gây kích ứng hoặc bỏng hóa học ở trẻ.
Đây là thuốc dạng dung dịch chuyên điều trị nhiễm virus ngoài da, chốc lở, viêm da mủ và zona thần kinh. Thuốc xanh methylen (3) cần được bôi lên vùng da đã được làm sạch, sử dụng 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý không bôi thuốc lên các vùng da có vết thương hở, không bôi gần mắt, mũi và âm đạo.
Đây là thuốc dạng kem bôi ngoài da, chuyên điều trị các ca nhiễm virus Herpes và điều trị zona ở cả người lớn và trẻ em. Với Acyclovir, nên bôi một lớp kem mỏng lên vùng da bị nổi mụn nước khoảng 3 lần/ngày và điều trị liên tục cho đến khi vết thương lành hẳn.
Thuốc tím chứa Kali Pemanganat, được sử dụng phổ biến để tắm sát trùng, nhằm giúp các nốt thủy đậu mau khô, kết vảy và lành vết thương. Tuy nhiên, màu tím đặc trưng của thuốc rất dễ bám chặt vào da, khiến việc theo dõi tình trạng các nốt mụn nước trở nên khó khăn khi nhìn bằng mắt thường khiến loại thuốc này ít được sử dụng. Ngoài ra, thuốc tím cũng được sử dụng phổ biến để điều trị các vấn đề về da khác như thủy đậu, chốc lở, viêm da, mụn trứng cá,..
Hồ nước được sử dụng phổ biến trong quá trình điều trị các bệnh liên quan đến da liễu bởi công dụng làm dịu da, sát khuẩn, cải thiện tình trạng ma sát da, kháng khuẩn bảo vệ bề mặt da, cải thiện tình trạng viêm nhiễm, sưng đau tại vùng da bị tổn thương,… rất hiệu quả.
Thuốc kháng virus ngăn chặn sự gia tăng và nhân lên của virus VZV, giúp các nốt mụn nước nhanh lành hơn, giảm mức độ nguy hiểm và giảm các cơn đau hiệu quả. Thuốc phát huy tác dụng tốt nhất nếu được sử dụng trong 72 giờ sau khi phát ban xuất hiện. Một số loại thuốc kháng virus được sử dụng phổ biến trong quá trình điều trị bệnh zona thần kinh:
Bệnh zona thần kinh sẽ gây viêm và đau, cảm giác đau rất khó chịu: nhức nhối, bỏng rát, châm chích như điện giật. Để cải thiện triệu chứng này và giúp người bệnh thoải mái hơn, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau như: Acetaminophen, Ibuprofen, corticoid và Naproxen. Đặc biệt, với corticoid, người bệnh cần hết sức thận trọng khi sử dụng bởi thuốc mang lại nhiều tác dụng phụ, cần có chỉ định từ bác sĩ, không nên sử dụng corticoid một mình mà phải kết hợp với các thuốc kháng virus khác.
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc giúp điều trị bệnh zona, người bệnh cần tránh sử dụng bia rượu, thuốc lá, chất kích thích… Thay vào đó cần bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất thiết yếu để nâng cao sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý vệ sinh thân thể hàng ngày, đặc biệt là ở những vùng da bị tổn thương do zona. Tránh sử dụng xà phòng, các hóa chất tẩy rửa mạnh, cọ xát vào vùng da bị tổn thương, mụn nước để hạn chế bội nhiễm, gây sẹo trên các vết thương. Đặc biệt lưu ý, việc sử dụng các loại thuốc uống điều trị, thuốc bôi đều phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin về bệnh zona và giải đáp lời cho thắc mắc bị zona bôi thuốc gì nhanh khỏi. Hy vọng bài viết sẽ giúp người đọc có những thông tin hữu ích giúp nhận biết được các triệu chứng cảnh báo bệnh zona cũng như lưu ý quan trọng trong quá trình điều trị và dùng thuốc.
Link nội dung: https://unie.edu.vn/suc-thuoc-a34076.html