Đừng chỉ nhắc nhở người thân bị ung thư phải uống thuốc lúc nào hay đi khám bệnh ngày nào vì điều này sẽ khiến họ rất mệt mỏi. Họ đã lớn và tự ý thức được tình trạng bệnh của mình nên cũng sẽ biết phải làm gì khi tham gia điều trị. Thay vào đó, bạn hãy tìm cách an ủi người bị ung thư cũng như hỏi họ về các dự tính cho tương lai, xem họ có đang lo lắng hay gặp khó khăn gì không để từ đó tìm giải pháp hỗ trợ.
Mỗi người sẽ có cách phản ứng khác nhau với kết quả chẩn đoán ung thư. Bất kỳ câu hỏi hoặc lời chuyện trò bắt đầu với các từ như “phải, bắt buộc, nên thế này, nên thế kia, tại sao lại không làm…” hoàn toàn không giúp ích được gì trong trường hợp này. Vì vậy, đừng để cảm xúc của bạn lấn át mong muốn của người bệnh.
Các chuyên gia tâm lý đã nhấn mạnh rằng khi biết mình mắc ung thư, bệnh nhân sẽ rất khó chấp nhận sự thật này. Vì vậy, họ luôn cần một người biết lắng nghe để có thể giúp mình giải tỏa những căng thẳng và lo lắng. Khi nghe người thân bị ung thư tâm sự, bạn hãy phản ứng bằng cách gật đầu, nhìn thẳng vào mắt, mỉm cười và có một vài động tác an ủi thân mật (nắm tay)… Hãy để họ có cơ hội được bày tỏ hết những cảm xúc của mình nếu muốn. Lắng nghe chính là cách an ủi người bệnh ung thư mà bạn nên làm càng sớm càng tốt.
Nếu luôn buồn bã hay ủ dột trong hành trình chống chọi lại với ung thư, người bệnh gần như đã đóng cánh cửa của niềm vui của mình trong cuộc sống. Bạn hãy giúp người thân bị ung thư sống vui vẻ trong những ngày chống chọi với bệnh tật bằng cách kể những câu chuyện cười, mua những món ăn ngon mà họ thích, nói chuyện hài hước…
Link nội dung: https://unie.edu.vn/cach-an-ui-nguoi-bi-ung-thu-a34019.html