Bướu máu có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể và sự tăng sinh của bướu máu có thể tác động đến chức năng của các cơ quan khác, ảnh hưởng sức khỏe và tâm lý trẻ. Một số bướu máu có thể tự khỏi nhưng một số khác lại không. Vậy bướu máu có chữa được không? Có tự khỏi hoàn toàn không?
Trước khi tìm hiểu về “Bướu máu có chữa được không?” thì người bệnh cần hiểu rõ về bướu máu là gì. Bướu máu (Hemangioma) là một khối u lành tính được tạo thành bởi sự tăng sinh quá mức của các tế bào mạch máu. Bướu máu không phải ung thư, thường sẽ thoái triển khi đạt kích thước tối đa, mờ dần và biến mất mà không cần can thiệp. Nguyên nhân gây bướu máu vẫn chưa được xác định rõ và hiện vẫn chưa có bằng chứng cho thấy điều này có liên quan đến di truyền hay không.
Tuy nhiên, bướu máu có thể liên quan đến vấn đề di truyền, hormone, bất thường mạch máu, rối loạn di truyền và tiếp xúc với hóa chất. Tỷ lệ có bướu máu ở bé gái cao hơn bé trai, thường gặp ở các em bé sơ sinh, da trắng.
Bướu máu có thể xuất hiện sớm ngay sau sinh hoặc muộn hơn sau đó vài tuần, có thể nằm trên bề mặt da, dưới da hoặc vừa nằm trên bề mặt da vừa nằm dưới da. Ước tính có khoảng 10% trẻ sinh ra đã có bướu máu. Hầu hết bướu máu đều trải qua các giai đoạn phát triển sau:
Vậy câu trả lời cho “Bướu máu có chữa được không?” thì đáp án là có. Với sự phát triển của y học, hiện nay bướu máu đã có thể chữa trị. Tuy nhiên, tùy vào vị trí, kích thước, độ tuổi, mức độ ảnh hưởng của bướu máu đối với sức khỏe của trẻ, bác sĩ sẽ cân nhắc có nên can thiệp sớm không.
Ví dụ, bướu máu xuất hiện gần mắt nhưng không cản trở tầm nhìn, việc điều trị là chưa cần thiết bởi bướu máu thường có xu hướng tự biết mất khi trẻ lớn hơn. Nhưng nếu bướu máu ở gần mắt khiến thị lực trẻ kém đi, trẻ sẽ cần điều trị ngay lập tức. (1)
Điều trị bướu máu sẽ ưu tiên các phương pháp không can thiệp như dùng thuốc chẹn beta (propranolol, timolol, steroid) nhằm thu nhỏ mạch máu, giảm sự tăng sinh của bướu máu cũng như ảnh hưởng của nó đến các cơ quan khác. Nhưng nếu bướu máu gây ảnh hưởng nặng nề đến các cơ quan xung quanh, làm mất thẩm mỹ, khiến trẻ tự ti và ảnh hưởng đến chất lượng sống của trẻ, phẫu thuật cắt bỏ hoặc điều trị laser sẽ được thực hiện.
Sau khi biết được “Bướu máu có chữa được không?” thì vấn đề tiếp theo là có tự khỏi được không. Và câu trả lời là có. Điểm đặc trưng của bướu máu là sự thoái triển, tức khi đặt được một mức độ tăng trưởng nhất định, bướu máu sẽ ngừng tăng trưởng và tự co lại, biến mất. Có gần 50% bướu máu ở trẻ có thể tự co lại khi trẻ được 5 tuổi và đến 90% bướu máu biến mất khi trẻ được 10 tuổi. (2)
>>>Có thể bạn chưa biết: Bướu máu có nguy hiểm không?
Khi phát hiện trẻ có bướu máu, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp. Lưu ý, tuyệt đối không tự ý chữa trị cho trẻ bằng các phương pháp dân gian, không có cơ sở khoa học vì điều này có thể khiến bướu máu bị nhiễm trùng gây biến chứng. Một số phương pháp điều trị bướu máu có thể được bác sĩ chỉ định:
Khi mới xuất hiện, bướu máu có kích thước nhỏ và thường không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Chúng thường được gọi là “nốt ruồi son” và được hướng dẫn theo dõi chăm sóc tại nhà. Nhưng nếu trẻ gặp các vấn đề dưới đây, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và can thiệp càng sớm càng tốt:
Vấn đề “Bướu máu có chữa được không?” đã được giải quyết thì vấn đề tiếp theo là chi phí chữa trị bao nhiêu. Chi phí thăm khám và chữa trị bướu máu sẽ có sự chênh lệch tùy thuộc vào cơ sở y tế và tình trạng cụ thể của từng ca bệnh. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thăm khám bướu máu phụ huynh nên cân nhắc:
Do đó, để ước chừng được khoảng chi phí cho thăm khám và điều trị bướu máu ở trẻ, phụ huynh nên liên hệ đến cơ sở y tế mà mình lựa chọn để được tư vấn cụ thể hơn.
Khi phát hiện trẻ có bướu máu, phụ huynh cần theo dõi chặt chẽ sự phát triển của bướu máu cũng như chăm sóc bướu máu đúng cách nhằm có can thiệp phù hợp khi bướu máu gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Khoa Nhi thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là một trong những cơ sở y tế uy tín được nhiều phụ huynh lựa chọn làm địa điểm thăm khám bướu máu cho trẻ em ở đâu TP.HCM:
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ tới bệnh viện theo địa chỉ:
Hy vọng với những thông tin trên, quý phụ huynh đã hiểu rõ hơn về các phương pháp điều trị bướu máu cũng như giải đáp được thắc mắc “Bướu máu có chữa được không?” Điều trị bướu máu cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ nhằm cải thiện triệu chứng, phòng tránh các biến chứng cho trẻ.
Link nội dung: https://unie.edu.vn/buou-mau-a33743.html