Xương thủy tinh là bệnh do rối loạn di truyền khiếm khuyết gene sản xuất ra collagen là một protein tạo cho xương chắc khỏe có tính đàn hồi, vì vậy khiến cho xương dễ gãy hay nứt. Đôi khi, bạn có thể bị gãy xương mà không rõ lý do. Căn bệnh này có nhiều mức độ từ nhẹ tới nghiêm trọng và các triệu chứng sẽ không giống nhau ở mỗi bệnh nhân. Một người có thể chỉ bị gãy một vài xương nhưng cũng có thể bị gãy đến hàng chục chiếc xương. Hiện vẫn chưa có cách chữa trị bệnh xương thủy tinh, tuy nhiên bạn có thể kiểm soát được các triệu chứng.
Bệnh ung thư xương thường không xuất phát từ xương. Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, phần lớn các trường hợp ung thư xương là do sự di căn của các tế bào ung thư từ những cơ quan khác. Có nhiều dạng ung thư xương thường gặp, ví dụ như ung thư xương ác tính, ung thư xương sụn và ung thư nguyên phát. Để giảm nguy cơ bị ung thư xương, bạn nên duy trì một chế độ ăn uống và lối sống khỏe mạnh, đồng thời thường xuyên luyện tập thể dục.
Một căn bệnh liên quan đến xương phổ biến là còi xương là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi trẻ không hấp thụ đủ lượng vitamin D cần thiết cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho. Cơ thể thiếu những loại vitamin và khoáng chất này sẽ khiến xương không phát triển đầy đủ và dễ bị suy yếu. Những trẻ bị còi xương cũng có thể bị đau nhức cơ, chậm phát triển, xương và răng dễ bị dị dạng.
Nhuyễn xương cũng giống như còi xương, đều do sự thiếu hụt vitamin D gây ra, nhưng chứng bệnh này lại thường xuất hiện ở người lớn. Sự thiếu hụt vitamin D làm hạn chế việc hấp thụ canxi và phốt pho của xương, khiến xương phát triển không đúng cách và dễ gãy.
Link nội dung: https://unie.edu.vn/cac-benh-ve-xuong-a33274.html