Tai Mũi Họng liên quan với nhau như thế nào? - SOG

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng tại Phòng Khám Đa Khoa Diamond TP. HCM.

Cấu tạo Tai - Mũi - Họng là các hốc thông với nhau và thông với bên ngoài do đó bệnh lý của tai mũi họng không phải là bệnh riêng từng bộ phận mà có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận khác. Khi bị viêm họng sẽ gây nên viêm mũi, viêm thanh quản vì họng - mũi - thanh quản thông với nhau; viêm họng - mũi lại thường là nguyên nhân gây viêm xoang.

Tai Mũi Họng liên quan nhau như thế nào?

Tai - Mũi - Họng thông với nhau như các xoang thông với mũi, mũi họng thông với tai, xương chũm qua vòi nhĩ. Lớp niêm mạc ở đây được chi phối bởi hệ thống mạch máu và thần kinh rất phong phú. Do đặc điểm như vậy nên bệnh lý Tai Mũi Họng chủ yếu là bệnh lý của niêm mạc, bệnh lý niêm mạc là dễ bị tái phát nhất là ở cơ địa dị ứng, trẻ em,...

Tai Mũi Họng liên quan với nhau như thế nào?

Các vị trí như hốc Tai - Mũi - Họng thông với nhau nên khi bị thương dễ nhiễm khuẩn lan từ hốc này sang hốc khác: Xoang dễ viêm khi bị viêm mũi.

Vị trí Tai - Mũi - Họng gần các cơ quan quan trọng: mê đạo, các dây thần kinh, màng não, não, mạch máu lớn.

Đặc điểm bệnh lý ở tai mũi họng

Do cấu tạo tai mũi họng là các hốc thông với nhau và thông với bên ngoài do đó bệnh lý của tai mũi họng không phải là bệnh riêng từng bộ phận mà có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận khác. Khi bị viêm họng sẽ gây nên viêm mũi, viêm thanh quản vì họng - mũi - thanh quản thông với nhau; viêm họng - mũi lại thường là nguyên nhân gây viêm xoang.

Tai Mũi Họng liên quan với nhau như thế nào?

Ngoài ra, do tai mũi họng thông với môi trường bên ngoài nên các bệnh về tai mũi họng chủ yếu liên quan đến môi trường với 2 yếu tố cơ bản là: nhiễm khuẩn và dị ứng. Ngoài ra, yếu tố khác như nhiệt độ, thời tiết cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành bệnh lý. Bệnh lý của tai mũi họng vừa có thể ảnh hưởng đến các bộ phận, cơ quan khác mà rõ rệt nhất là của bộ máy hô hấp và tiêu hóa.

Do đó, khi sử dụng thuốc trong tai mũi họng, những phản ứng, hậu quả do thuốc gây ra có thể nguy hiểm tức thời đến tính mạng, đến sinh hoạt và cuộc sống. Thuốc dùng trong tai mũi họng không chỉ tác động đến tai mũi họng mà có thể tác động đến toàn thân và nhiều bộ phận, cơ quan khác.

- Tham khảo gói khám tầm soát ung thu vòm họng tại đây.

Liên quan bệnh lý Tai Mũi Họng với các cơ quan khác

Tai là cửa ngõ của hệ thống nghe và thăng bằng. Mũi là lối ra vào của đường hô hấp. Họng là cửa ngõ của đường ăn, đường thở. Thương tổn ở tai có thể ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, thương tổn ở mũi có thể ảnh hưởng đến hô hấp, thương tổn ở họng có thể ảnh hưởng đến tiêu hoá. Ngược lại, những bệnh lý ở thần kinh trung ương, ở đường hô hấp, ở đường tiêu hóa đều có thể gây ra đến tai, đến mũi, đến họng.

Nội khoa

Tai mũi họng có rất nhiều quan hệ qua lại mật thiết với nội khoa như:

Ngoại khoa

Chuyên khoa tai mũi họng giải quyết những bệnh ngoại khoa ở vùng cổ mặt như là ung thư thanh quản, ung thư hạ họng, ung thư sàng hàm, dò (rò) giáp lưỡi, dò (rò) khe mang, u thành bên họng, u cổ, bướu tuyến giáp, chấn thương cổ mặt...

Chuyên khoa tai mũi họng giúp phẫu thuật lồng ngực trong việc chẩn đoán bệnh ở phế quản và soi hút đờm nhớt trong phế quản.

Khoa Răng - Hàm - Mặt

Răng, hàm và mặt là các cơ quan gần kề với bộ phận Tai - Mũi - Họng nên chúng có liên quan mật thiết với nhau:

Sâu răng: Có thể gây ra viêm xoang hàm. Ngược lại viêm xoang cũng có thể làm cho bệnh nhân nhức răng, tuy rằng răng không bị sâu.

U nang chân răng và u nang răng sinh: Ở xương hàm trên có thể xâm nhập vào xoang hàm, gây bệnh cảnh viêm xoang.

Đau dây thần kinh tam thoa do viêm xoang có thể làm cho bệnh nhân nghĩ rằng đau do răng và muốn nhổ.

Răng mọc lạc chỗ ở mũi, ở xoang có thể gây trở ngại cho một vài thủ thuật tai mũi họng như chọc xoang hàm, mổ vách ngăn,...

Khoa Mắt

Mắt bị các xoang mặt bao vây ba phía: Phía dưới, phía trong và phía trên, do đó mắt rất dễ bị ảnh hưởng bởi bệnh của các xoang.

Viêm thần kinh thị giác hậu nhãn cầu: Viêm xoang thường hay làm giảm thị lực. Nếu không điều trị kịp thời mắt có thể bị mù nhưng soi đáy mắt không cho thấy gì lạ. Thương tổn chính là ở dây thần kinh số II đoạn sau nhãn cầu.

U nhầy xoang sàng: U này thường xuất hiện ở góc trong và trên ổ mắt và đẩy lồi nhãn cầu ra phía trước, ngoài và dưới làm cho người ta tưởng là bệnh lý của mắt.

Viêm ổ mắt và bộ phận phụ: Viêm xoang có thể gây ra viêm tấy ổ mắt và dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch xoang hang (sưng mí mắt phù nề kết mạc, giãn tĩnh mạch trán kiểu vòi bạch tuộc, mất thị lực, lồi nhãn cầu, mất vận động nhãn cầu), viêm màng não và tử vong.

Tai Mũi Họng liên quan với nhau như thế nào?

Hệ Thống Y Khoa Diamond tại TP. HCM là một trong những Phòng Khám không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và vô trùng tối đa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài (???) ?? ?? ?? ?? hoặc đặt lịch trực tiếp website trên toàn Hệ thống Y Khoa Diamond để được hỗ trợ.

Link nội dung: https://unie.edu.vn/tai-mui-hong-co-thong-nhau-khong-a32670.html