Hệ vừa học vừa làm có được học thạc sĩ không là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều thí sinh khi có ý định tham gia học thạc sĩ. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp những thắc mắc xoay quanh việc học thạc sĩ tại các trường Đại học tại Việt Nam.
Câu trả lời là có. Bởi bằng liên thông hệ vừa làm vừa học có giá trị pháp lý tương đương với bằng Đại học chính quy. Theo TT05/2012/TT - BNV ngày 24/10/2012 quy định: “Các loại hình đào tạo đều có giá trị pháp lý như nhau”. Do đó sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng Đại học hệ vừa học vừa làm hoàn toàn được học thi lên thạc sĩ như bình thường.
Vậy nếu bạn còn đang phân vân liệu hệ vừa học vừa làm có được học thạc sĩ không thì bạn có thể học thạc sĩ bình thường. Tương tự với câu hỏi bằng tại chức có học thạc sĩ được không hay Văn bằng 2 có được học thạc sĩ không thì câu trả lời là có. Nếu bạn tốt nghiệp Đại học tại chức hay muốn học thạc sĩ với ngành thuộc văn bằng 2 của bạn thì vẫn được quyền học thạc sĩ không khác gì những người tốt nghiệp chính quy.
Theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh cần đáp ứng được hai yếu tố cơ bản dưới đây để tham gia thi đầu vào (hoặc xét tuyển đầu vào) thạc sĩ tại các trường Đại học tại Việt Nam
Yêu cầu về bằng Đại học
Thí sinh đã tốt nghiệp hoặc đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học ngành phù hợp với ngành học thạc sĩ là điều kiện bắt buộc và cũng là điều kiện quan trọng nhất.
Theo Bộ Giáo dục quy định, ngành phù hợp (hoặc trình độ tương đương) là ngành đào tạo ở đại học ở trình độ đại học trang bị cho người học các nền tảng kiến thức chuyên môn cần thiết để học tiếp chương trình đào tạo thạc sĩ của ngành tương ứng, được quy định cụ thể trong đầu vào trong chương trình đào tạo của ngành thạc sĩ; cơ sở đào tạo quy định những trường hợp phải hoàn thành yêu cầu học bổ sung trước khi tham gia dự tuyển.
Ngoài ngành phù hợp, có một số ngành gần cũng có thể được chấp nhận khi dự tuyển, tuy nhiên thí sinh phải học bổ sung một số môn học theo quy định.
Yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ
Bất cứ chương trình đào tạo thạc sĩ của trường nào thì cũng luôn đảm bảo quy định về ngoại ngữ khi tuyển sinh. Thí sinh phải có năng lực ngoại ngữ từ bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam Vstep
Một số trường hợp được miễn chứng chỉ ngoại ngữ Vstep bao gồm:
Trên thực tế, chứng chỉ bậc 3 Vstep được nhiều thí sinh thi thạc sĩ sử dụng trong hồ sơ bởi nó được Bộ Giáo dục quy định, mức độ đề thi cũng tương đối đơn giản hơn so với những chứng chỉ tiếng Anh tương đương
Hiện nay, Edulife là trung tâm tiên phong trong các khóa học ôn thi chứng chỉ tiếng Anh Vstep cấp tốc cho đối tượng học viên thạc sĩ - NCS Tiến sĩ hoàn thiện hồ sơ. Khóa học cấp tốc chỉ 20 giờ học tóm gọn đầy đủ kiến thức, giúp học viên tự tin đỗ chứng chỉ với tỷ lệ đỗ lần đầu hơn 98% - hơn 30% học viên đỗ vượt mục tiêu (ôn B1 đỗ B2). Đặc biệt, Edulife là một trong những đơn vị đầu tiên triển khai cam kết đầu ra với học viên. Học viên được đảm bảo quyền lợi học tập cho tới khi đỗ chứng chỉ như mong muốn:
Tham khảo thông tin các lớp học B1, B2 Vstep tại Edulife theo địa chỉ sau
1. Bằng trung bình có được học thạc sĩ không?
Có, thí sinh có kết quả học tập bậc Đại học xếp loại trung bình vẫn được tham dự thi tuyển hoặc xét tuyển học thạc sĩ hệ định hướng ứng dụng. Bạn có thể đọc tại Điều 5 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT. Tuy nhiên nếu muốn học thạc sĩ ở chương trình định hướng nghiên cứu thì cần có kết quả học tập đạt loại khá trở lên.
2. Nên học văn bằng 2 hay học thạc sĩ?
Nên học thạc sĩ hay văn bằng 2 là phân vân của nhiều người. Tùy theo định hướng tương lai là phát triển nghề nghiệp theo chiều dọc (chuyên sâu) hay chiều ngang (đa ngành nghề) mà bạn cân nhắc phương án phù hợp nhất. Tuy nhiên bạn có thể học thạc sĩ ngành gần hoặc ngành khác ngành học Đại học và chỉ cần bổ sung 3-6 môn học tùy theo quy định. Việc học thạc sĩ ngành gần/ ngành khác có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức học văn bằng 2; học vị thạc sĩ cũng cao hơn so với học vị cử nhân.
3. Nên học thạc sĩ ngành gì? Học 2 bằng thạc sĩ hoặc học thạc sĩ trái ngành có được không?
Không có giới hạn trong số lượng bằng thạc sĩ, do đó bạn có thể học 2 bằng thạc sĩ cho 2 ngành khác nhau. Việc học thạc sĩ trái ngành sẽ phụ thuộc vào quy định của từng ngành và mối liên quan giữa hai ngành đó. Hiện nay có nhiều trường chấp nhận thí sinh trái ngành với điều kiện học bổ sung từ 4-6 môn học (tương đương với 12-18 tín chỉ) và thi đầu vào để được xét duyệt hồ sơ. Do đó bạn nên tìm hiểu cụ thể quy định của từng trường, từng ngành cụ thể.
Tối ưu nhất là nên học thạc sĩ ngành mà bạn đã học ở Đại học, hoặc một số ngành gần với ngành đã học. Nên tham khảo danh sách ngành gần, ngành tương đương trực tiếp tại văn phòng khoa sau đại học của các trường để nộp hồ sơ cho phù hợp.
Link nội dung: https://unie.edu.vn/van-bang-2-co-duoc-hoc-thac-si-khong-a32663.html