Khi các phế quản bị vi khuẩn tấn công và kích ứng thì sẽ xảy ra tình trạng viêm. Có 2 dạng viêm phế quản đó là viêm phế quản cấp và mạn tính:
Viêm phế quản cấp tính: xảy ra khi niêm mạc phế quản viêm nhiễm cấp tính (do vi khuẩn, virus hoặc do cả hai) nhưng không có tổn thương ở đường dẫn khí trước đó. Tình trạng này có thể kéo dài trong 10 - 14 ngày, điều trị hiệu quả sẽ khỏi hoàn toàn, hiếm khi để lại di chứng;
Viêm phế quản mạn tính: bệnh làm tăng tiết dịch nhầy trong niêm mạc phế quản gây nên các biểu hiện như ho, ho có đờm, tái phát trong thời gian dài sau đó. Phần lớn các trường hợp bị viêm phế quản mạn tính là do nghiện thuốc lá lâu năm. Tình trạng này có thể tiến triển thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Đa phần những trường hợp bị viêm phế quản đều là do nhiễm virus
Phụ thuộc vào dạng viêm phế quản bạn mắc là thể cấp tính hay mạn tính mà sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Nếu bị viêm phế quản cấp thì sau khi nhiễm trùng thuyên giảm sẽ nhanh chóng đẩy lùi được triệu chứng bệnh. Trong trường hợp là viêm phế quản mạn tính thì rất khó để chữa dứt điểm. Bệnh nhân cần thay đổi lối sống kết hợp với điều trị suốt đời.
Virus là nguyên nhân chính dẫn tới viêm phế quản cấp trong phần lớn các trường hợp. Thậm chí người lớn khi bị viêm phế quản cấp có thể tự khỏi mà không cần dùng kháng sinh. Dưới đây là những cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh:
Thuốc giảm đau, hạ sốt: nhóm không kê đơn (acetaminophen, aspirin, ibuprofen) giúp giảm sốt, giảm đau nhức cơ và giảm đau đầu. Cần lưu ý: không dùng thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen và aspirin) cho bệnh nhân hen phế quản. Đặc biệt không cho trẻ dùng aspirin vì có nguy cơ xuất hiện hội chứng Reye (trừ trường hợp bác sĩ chỉ định);
Thuốc long đờm, giảm ho: giúp hạn chế tiết dịch nhầy và giảm thiểu phản xạ ho;
Thuốc giãn phế quản: áp dụng trong trường hợp xuất hiện phản ứng co thắt phế quản và thở khò khè (thuốc dạng khí dung, phun hít hay dạng uống).
Đây là phương pháp có độ lành tính, an toàn cao, ít tác dụng phụ. Sự kết hợp của các loại thảo dược giúp kiểm soát tốt các triệu chứng viêm phế quản bao gồm: xạ can, tạo giác, xạ đen, bán liên biên, nhũ hương,... Những thảo mộc này có tác dụng bổ phế, tiêu đờm, kháng viêm, giảm ho, tăng sức khỏe cho hệ hô hấp.
Chúng ta hoàn toàn có thể chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh
Tình trạng nhiễm trùng do viêm phế quản có thể khiến bệnh nhân bị sốt gây mất nước, chảy nhiều nước mũi, thở nhanh, tiêu chảy và nôn mửa. Triệu chứng mất nước có thể gây hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, lú lẫn, khó chịu vùng miệng và cổ họng. Do vậy khi điều trị viêm phế quản bệnh nhân cần bổ sung đủ nước cho cơ thể.
Thói quen hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề tại đường hô hấp, trong đó có viêm phế quản mạn tính. Trong thuốc lá có chứa rất nhiều hóa chất độc hại có thể gây tổn thương niêm mạc phế quản, giảm chức năng của hệ thống miễn dịch khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn. Vì thế bệnh nhân nên tránh xa khói thuốc lá càng sớm càng tốt.
Tác dụng của máy tạo ẩm là cung cấp hơi nước cho không khí trong phòng. Từ đó giúp hạn chế tình trạng khô đường hô hấp, giảm kích ứng niêm mạc mũi và cổ họng.
Không khí ấm và có đủ độ ẩm sẽ làm dịu cơn ho, loãng chất nhầy và giúp chúng dễ dàng được thoát ra khỏi đường thở. Tuy nhiên cần điều chỉnh máy tạo ẩm ở mức vừa phải vì nếu không khí quá ẩm cũng sẽ gây kích thích dẫn đến hiện tượng hen suyễn và dị ứng.
Chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị viêm phế quản. Bệnh nhân cần đảm bảo thực đơn ăn uống có đủ rau, trái cây, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt, cá, trứng, đậu, thịt gia cầm,... Đặc biệt nên hạn chế thực phẩm nhiều chất béo và cholesterol xấu hay muối, đường.
Có không ít bệnh nhân bị viêm phế quản nhưng không khỏi do sử dụng kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ. Thường thi khi chữa viêm phế quản, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng kháng sinh trong các trường hợp sau đây:
Ho, khạc nhiều đờm, mủ rõ;
Ho dai dẳng kéo dài trên 1 tuần;
Viêm phế quản xảy ra ở những bệnh nhân có bệnh mạn tính như ung thư, suy tim,...
Nếu bị ho dai dẳng trên 1 tuần thì người bệnh nên đi khám
Phụ thuộc vào loại vi khuẩn mà bệnh nhân mắc phải, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại kháng sinh phù hợp. Các thuốc kháng sinh phổ biến được dùng để chữa viêm phế quản hiện nay bao gồm:
Kháng sinh được sử dụng tùy thuộc vào mô hình vi khuẩn và tình hình kháng thuốc tại địa phương. Các loại kháng sinh thường dùng để điều trị viêm phế quản gồm:
Cefuroxim;
Ampicillin dùng đơn lẻ, hoặc phối hợp với Sulbactam;
Acid clavulanic dùng kết hợp cùng Amoxicillin;
Thuốc nhóm Macrolid: Erythromycin và Azithromycin. Lưu ý: không dùng các thuốc nhóm này chung với nhóm Xanthin (thuốc giãn phế quản) và các thuốc nhóm IMAO.
Nhìn chung khi bị viêm phế quản, các triệu chứng của bệnh thường sẽ biến mất trong vòng từ 1 - 2 tuần chưa cần sử dụng tới kháng sinh. Biểu hiện bệnh sẽ dần thuyên giảm sau một thời gian ngắn nhưng triệu chứng ho khan thì có thể kéo dài đến tận 1 tháng sau.
Bài viết trên đây đã cung cấp một số thông tin cần thiết về tình trạng viêm phế quản. Bạn có thể tham khảo cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh nêu trên và nếu bệnh không có dấu hiệu cải thiện sau khi đã áp dụng những biện pháp trên, bạn hãy đi khám để được tư vấn điều trị tốt nhất.
Chuyên khoa Hô hấp - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là nơi quy tụ đội ngũ các chuyên gia y tế đầu ngành, giàu kinh nghiệm. Ngoài ra cùng với đó là hệ thống máy móc hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP sẽ giúp bệnh nhân phát hiện sớm các bệnh lý tại hệ hô hấp, từ đó áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp. Hãy liên hệ qua tổng đài 1900 56 56 56 để được nhân viên y tế của MEDLATEC hỗ trợ giải đáp thắc mắc và đặt lịch khám cùng chuyên gia.
Link nội dung: https://unie.edu.vn/cch-cha-vim-ph-qun-khng-dng-khng-sinh-medlatec-a31371.html